Phẫu thuật điều trị khuyết hổng xương hàm trên bằng vạt xương mào chậu - Bộ y tế 2020
I.ĐẠI CƯƠNG.
Là kỹ thuật điều trị khuyết hổng xương hàm trên bằng ghép vạt xương lấy từ xương mào chậu có nối mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu.
II.CHỈ ĐỊNH.
- Khuyết hổng xương hàm trên sau phẫu thuật do bệnh lý.
- Khuyết hổng xương hàm trên do chấn thương.
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
- Tình trạng toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.
IV.CHUẨN BỊ.
1. Cán bộ thực hiện quy trình:
- Phẫu thuật viên: Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt và tạo hình.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
2. Phương tiện:
2.1. Phương tiện và dụng cụ.
- Bộ phẫu thuật phần mềm
- Bộ phẫu thuật vi phẫu
- Kính hiển vi phẫu thuật
- Máy dò mạch.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Chỉ tự tiêu các số
- Chỉ không tiêu các số.
3. Người bệnh:
- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước kỹ thuật
3.1. Sát khuẩn.
3.2. Vô cảm
- Gây mê toàn thân.
3.3. Sửa soạn vùng nhận:
- Dùng bút chuyên dụng vẽ thiết kế đường rạch vùng nhận.
- Dùng dao sửa soạn các mép khuyết hổng sao cho diện ghép đến vùng mô lành.
- Bộc lộ động mạch nuôi.
- Bộc lộ tĩnh mạch.
- Dùng kẹp kẹp mạch máu chờ.
- Cầm máu, chờ vạt da ghép.
- Che phủ tạm thời vùng nhận bằng gạc tẩm nước muối sinh lý.
3.4. Phẫu thuật lấy vạt xương mào chậu
- Dùng bút chuyên dụng vẽ đường rạch trên da vùng cho vạt có kích thước và hình dạng phù hợp với khuyết hổng.
- Rạch da và mô dưới da theo đường vẽ thiết kế.
- Bóc tách bộc lộ cuống mạch nuôi.
- Dùng chỉ buộc đầu mạch nuôi.
- Bóc tách, bộc lộ xương mào chậu.
- Đánh dấu lấy xương mào chậu
- Cắt xương mào chậu theo đường đánh dấu và cần đảm bảo có hình dạng kích thước phù hợp với khuyết hổng xương, lưu ý vạt phải có cuống mạch nuôi.
- Cầm máu.
- Khâu đóng vùng cho vạt theo các lớp giải phẫu.
3.5. Tạo hình đóng khuyết hổng:
- Đặt vạt và điều chỉnh cho phù hợp với vùng nhận.
- Nối mạch bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Cố định vạt xương ghép bằng nẹp vít
- Cầm máu.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu phục hồi theo lớp giải phẫu.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN.
1. Trong phẫu thuật:
- Chảy máu: cầm máu.
2. Sau phẫu thuật:
- Chảy máu: cầm máu.
- Tắc mạch: kịp thời thông mạch.
- Hoại tử vạt: lấy bỏ vạt hoại tử.
- Nhiễm khuẩn: kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
- 1 trả lời
- 1028 lượt xem
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1735 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?
- 1 trả lời
- 756 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho tôi biết khi nào em bé trong bụng sẽ tụt xuống được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 764 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!