1

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

- Xét nghiệm APTT (Actived Partial Thromboplastin Time) giúp đánh giá các yếu tố tham gia đường đông máu nội sinh. Xét nghiệm APTT kéo dài có thể do 1 trong 2 nguyên nhân chính sau:

  •  Do thiếu một hoặc nhiều yếu tố tham gia đường đông máu nội sinh.
  •  Do có chất ức chế (phụ thuộc thời gian và nhiệt độ) một hoặc nhiều yếu tố tham gia đường đông máu nội sinh.

- Tiến hành xét nghiệm APTT với mẫu huyết tương trộn theo tỷ lệ 1:1 giữa huyết tương người bệnh và huyết tương bình thường (huyết tương “chứng”). Nếu:

  • APTT của mẫu huyết tương trộn điều chỉnh về bình thường nghĩa là APTT của người bệnh kéo dài do thiếu hụt một hoặc nhiều yếu tố đông máu.
  • APTT của mẫu trộn (sau khi ủ 37C trong 2h) không điều chỉnh về bình thường nghĩa là APTT của người bệnh kéo dài do có chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Là xét nghiệm cần tiến hành tiếp theo khi kết quả xét nghiệm APTT kéo dài.
  •  Theo dõi điều trị người bệnh có chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  • 1 kỹ thuật viên xét nghiệm;
  • 1 bác sĩ duyệt kết quả.

2. Phương tiện, hóa chất:

  •  Tủ lạnh;
  •  Máy ly tâm;
  •  Bình cách thủy 37C;
  •  Máy đông máu bán tự động/tự động;
  •  Đồng hồ bấm giây;
  •  Bơm tiêm nhựa lấy máu;
  •  Bông cồn sát trùng, dây garo;
  •  Ống nghiệm tan máu kích thước 75 x 9,5mm;
  •  Ống nghiệm plastic có chống đông citrat natri 3,2% hoặc 3,8%;
  •  Pipette 100 - 1000μl;
  •  Nước cất;
  •  Hóa chất xét nghiệm APTT (tùy theo loại máy xét nghiệm đông máu);
  •  Normal pool plasma.

3. Người bệnh

Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

4. Hồ sơ bệnh án

Chỉ định xét nghiệm được ghi trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, giường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Garo, sát trùng, lấy 2ml máu tĩnh mạch của người bệnh và 2ml máu tĩnh mạch của người làm chứng bình thường - huyết tương “chứng” (nếu không có mẫu chứng thương mại - Normal pool plasma);

- Trộn đều máu với chất chống đông citrate natri 3,2% hoặc 3,8% theo tỷ lệ 1 thể tích chống đông trộn với 9 thể tích máu;

- Ly tâm mạnh để thu huyết tương nghèo tiểu cầu của người bệnh và chứng;

- Tiến hành xét nghiệm APTT đồng thời với 3 mẫu huyết tương trong cùng điều kiện:

  • Mẫu 1: huyết tương “chứng”;
  • Mẫu 2: huyết tương bệnh;
  • Mẫu 3: huyết tương hỗn hợp “bệnh + chứng” (tỷ lệ 1:1).

- Ghi thời gian đông của cả 3 mẫu.

- Ủ cả 3 mẫu trên trong 2 giờ trong bình cách thủy 37C.

- Tiến hành xét nghiệm APTT đồng thời với cả 3 mẫu đã ủ trong cùng điều kiện:

  •  Mẫu 1: huyết tương “chứng”;
  •  Mẫu 2: huyết tương bệnh;
  •  Mẫu 3: huyết tương hỗn hợp “bệnh + chứng” (tỷ lệ 1:1).

- Ghi thời gian đông của 3 mẫu sau khi ủ.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  • APTT của hỗn hợp “bệnh + chứng” trước và sau ủ 37oC/2h có điều chỉnh về bình thường: kháng đông phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh âm tính.
  • APTT của hỗn hợp “bệnh + chứng” trước ủ 37oC/2h điều chỉnh về bình thường và sau ủ 37oC/2h không điều chỉnh về bình thường: kháng đông phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh dương tính.
  • Ghi kết quả vào giấy xét nghiệm;
  • Ghi ngày, tháng, năm tiến hành xét nghiệm.
  • Bác sỹ nhận định kết quả ký tên vào vị trí người duyệt kết quả xét nghiệm.

VII. NGUYÊN NHÂN SAI SÓT

  • Mẫu máu bị đông, để >4h từ khi lấy máu đến khi làm xét nghiệm.
  • Mẫu huyết tương “chứng” không đảm bảo chất lượng;
  • Mẫu huyết tương hỗn hợp “bệnh + chứng” không đảm bảo tỷ lệ.
  • Các mẫu huyết tương bệnh, chứng, hỗn hợp “bệnh + chứng” không được tiến hành xét nghiệm APTT cùng thời điểm, cùng hóa chất.
  • Thời gian ủ mẫu chưa đủ.
  • Nhiệt độ bình cách thủy không đủ 37oC.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phát hiện, đánh giá, xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đóng rò niệu đạo trực tràng bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Cắt tử cung qua đường âm đạo: Thời gian phục hồi, quy trình thực hiện và rủi ro
Cắt tử cung qua đường âm đạo: Thời gian phục hồi, quy trình thực hiện và rủi ro

Cắt tử cung qua đường âm đạo là phương pháp khá an toàn, ít rủi ro.

Nghiên cứu phát hiện thuốc kháng sinh có thể gây sỏi thận
Nghiên cứu phát hiện thuốc kháng sinh có thể gây sỏi thận

Ngày càng có nhiều người bị sỏi thận và theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do việc lạm dụng các loại thuốc kháng sinh đường uống trong vài năm trở lại đây.

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

15 cách kéo dài thời gian quan hệ hiệu quả dễ thực hiện
15 cách kéo dài thời gian quan hệ hiệu quả dễ thực hiện

Xuất tinh sớm là vấn đề mà chẳng nam giới nào muốn gặp phải. Có nhiều cách khác nhau để giúp trì hoãn thời gian xuất tinh, gồm có các bài tập, sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da hay liệu pháp phản hồi sinh học.

Xét nghiệm đường huyết giúp phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm đường huyết giúp phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm đường huyết được thực hiện để kiểm tra lượng glucose trong máu. Xét nghiệm giúp phát hiện bệnh tiểu đường hoặc giúp những người mắc bệnh tiểu đường biết được lượng đường trong máu và mức insulin.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Chọc ối có phát hiện được dị tật tim bẩm sinh không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

Bé có nguy cơ bị Hội chứng Down, em có làm chọc ối và cho ra kết quả tốt. Vào tuần thứ 22, em đi siêu âm lại thì phát hiện bé bị thông liên thất. Bác sĩ cho em hỏi chọc ối có phát hiện được dị tật tim bẩn sinh không ạ?

Dùng thuốc đặt viêm âm đạo trước khi phát hiện có bầu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1292 lượt xem

Em đi khám, được chuẩn đoán viêm âm đạo, bs cho em thuốc đặt Uptiv, 1 tuýp thuốc bôi bên ngoài âm đạo lúc ngứa và 1 viên con nhộng không rõ tên thuốc để uống. Dùng thuốc xong, em hết ngứa. Nhưng khoảng 1 tháng sau, em phát hiện mình có thai nên rất lo lắng. Hiện, thai em đã được 7 tuần. Không biết thuốc đặt và uống trên có ảnh hưởng tới em bé không ạ?

Thời gian đào thải sau khi dùng thuốc Haginat 500?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  634 lượt xem

Em được Bs chỉ định dùng kháng sinh Haginat 500 trong 7 ngày thì mất bao lâu cơ thể mới đào thải để việc có thai sau đó được an toàn ạ?

Hỏi về thời gian sử dụng thuốc obimin và ferup?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  361 lượt xem

Lần đầu đi khám thai, bs cho thuốc obimin. Lần thứ 2, tái khám, bs cho thuốc ferup. Xin hỏi bs, 2 thuốc này có thể uống song song, được không ạ?

Hở eo tử cung, không phát hiện sớm, có dễ sinh non?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  473 lượt xem

Em mang bầu 19 tuần thì bụng gò cứng từng cơn, rất khó chịu. Vào nhập viện 3 ngày, truyền dịch chống gò mà vẫn không giữ được, đành sinh non. Bs có nói do tử cung em yếu và có khả năng hở eo, nhưng khi đi khám thai không phát hiện nên sinh non. Vậy, lần mang bầu sau em cần khám thai và có biện pháp gì để tình trạng sinh non này không lặp lại ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây