1

Phẫu thuật đóng rò niệu đạo trực tràng bẩm sinh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG 

Rò niệu đạo trực tràng bẩm sinh là một bất thường hiếm gặp, chiếm dưới 1% trong số các di tật hậu môn trực tràng. Trong phẫu thuật nhi khoa, Pena và Vries đã tinh giản đường vào qua xương cùng mà Stephens đã mô tả từ năm 1953, và đến nay đường vào qua xương cùng này đã trở thành đường tiếp cận hàng đầu trong việc điều trị các dị tật hậu môn-trực tràng.

II. CHỈ ĐỊNH

Rò niệu đạo trực tràng không kèm hẹp niệu đạo

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Khi có tắc nghẽn cổ bàng quang, hẹp niệu đạo

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: một phẫu thuật viên chính, hai bác sỹ phụ mổ.

2. Người bệnh: được chuẩn bị như mổ phiên thông thường. Cần chuẩn bị ruột như mổ đại tràng. Giải thích cho người bệnh và người nhà cách thức mổ, tác dụng chữa bệnh của phẫu thuật, những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra

3. Phương tiện: bộ phẫu thuật đại phẫu.

4. Thời gian phẫu thuật: 120-150 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh đặt ở tư thế nằm sấp kiểu dao díp. Hai chân của Người bệnh dạng rộng để bộc lộ bộ phận sinh dục, nhằm cho phép phẫu thuật viên thực hiện các động tác phẫu thuật một cách thoải mái ở giữa hai chân của Người bệnh.

2. Vô cảm: gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống

3. Kỹ thuật

  • Bước 1. Rạch da: đường rạch được bắt đầu từ chỗ tiếp nối cùng cụt và tận hết ở lỗ hậu môn. Cần phải nhấn mạnh rằng, đường rạch luôn luôn phải giữ đúng ở trên đường giữa, để tránh không làm thương tổn tới cơ thắt hậu môn. Đường rạch gian cơ mông này được rạch sâu xuống, qua lớp mỡ dưới da, tới tận khi nào chạm xương cụt.
  • Bước 2. Cắt bỏ xương cụt. Ở người bệnh trẻ tuổi, thường có thể giữ lại được lớp ngoại cốt (màng ngoài xương) của xương cụt bằng cách rạch lớp này theo chiều dọc.
  • Bước 3. Mở hậu môn ở phía sau cùng với cơ thắt ở đúng trên đường giữa.
  • Bước 4. Đặt các mũi khâu riêng bằng chỉ tơ, ở các bờ vết cắt của thành sau của trực tràng sẽ giúp phẫu thuật viên kéo các bờ này ra phía da ở các bước tiếp sau. Đến đây, phẫu trường đã sẵn sàng cho việc chỉnh sửa tổn thương rò niệu đạo-trực tràng.
  • Bước 5. Sau khi nhìn thấy lỗ mở của rò niệu đạo-trực tràng ở thành trước của trực tràng, phẫu thuật viên có thể phẫu tích đường hầm của rò niệu đạo-trực tràng một cách chính xác tới tận vị trí bị thủng ở niệu đạo.
  • Bước 6. Cắt bỏ đường hầm, và khâu đóng lỗ thủng ở niệu đạo theo chiều ngang của nó;
  • Bước 7. Thành sau trực tràng thì được đóng lại bằng khâu hai lớp hoặc ba lớp.
  • Bước 8. Tiếp sau là phần trước của cơ thắt hậu môn được khâu nối lại với nhau một cách cẩn thận bằng các mũi khâu riêng.
  • Bước 9. Sau khi khâu đóng lớp mô dưới da thì khâu đóng lớp da.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Chăm sóc sau mổ:

Vết mổ được rửa với nước muối và bôi thuốc mỡ kháng sinh trong vòng khoảng 7 ngày. Để lưu các catheter trên xương mu và xông niệu đạo Foley trong khoảng 3 tuần. Trong thời gian người bệnh còn nằm viện thì, rửa bàng quang cho người bệnh với nước
muối. Người bệnh nhịn ăn trong vòng từ 2 đến 3 tuần.

2. Theo dõi:

  •  Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ tấy đỏ, có mưng mủ, tụ máu tầng sinh môn.
  •  Đái khó sau mổ: sau rút sonde tiểu người bệnh đái khó hoặc không đái được.

3. Xử trí tai biến:

  •  Nhiễm trùng: thay băng, đặt gạc tẩm bétadine âm đạo
  •  Đái khó, bí đái: đặt lại ống thông niệu đạo, lưu ống thông 3 ngày.
  •  Rò lại do vết thương nhiễm trùng, không liền thành trực tràng và niệu đạo: cần phải dẫn lưu lại bàng quang và làm hậu môn nhân tạo. Xét mổ lại sau 3 tháng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật bàng quang lộ ngoài bằng nối bàng quang với trực tràng theo kiểu Duhamel - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật vết thương động mạch mạc treo tràng trên - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị táo bón do rối loạn co thắt cơ mu - trực tràng (Anismus) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật rò, nang ống rốn trang, niệu rốn (phẫu thuật nang niệu rốn) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da
Những điều cần biết về phẫu thuật mở thông niệu quản ra da

Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.

Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản
Những loại phẫu thuật điều trị trào ngược bàng quang - niệu quản

Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.

Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng

Ung thư bắt đầu ở đại tràng được gọi là ung thư đại tràng và ung thư bắt đầu ở trực tràng được gọi là ung thư trực tràng. Ung thư ảnh hưởng đến một trong những cơ quan này cũng có thể được gọi là ung thư đại trực tràng.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  763 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Tình trạng đi cầu nhiều lần của trẻ sơ sinh gần 1,5 tháng
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  708 lượt xem

Hiện tại bé nhà em được gần 1,5 tháng ạ. Khi sinh được 12 ngày thì bé có hiện tượng đi cầu rất nhiều lần. Có khi ngày đi từ 15 đến 20 lần. Nhưng mỗi lần đi lại rất ít, chỉ một chút xíu. Mỗi lần bé xì hơi, vặn người hay chỉ cần khóc to lên cũng bị mót phân ra. Tình trạng của bé như vậy có sao không và sẽ kéo dài bao lâu ạ?

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  850 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây