Phẫu thuật rò, nang ống rốn trang, niệu rốn (phẫu thuật nang niệu rốn) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Trong thời kỳ bào thai, ống Rốn - Niệu (dài 3–10 cm , đường kính: 8-10 mm) là ống nối liền giữa bàng quang và rốn. Sau sinh, ống này tự động đóng lại và trở thành dây chằng rốn. Trong một số trường hợp cá biệt, ống này không đóng lại và trẻ sơ sinh bị chứng bệnh tồn tại ống rốn niệu.
II. CHỈ ĐỊNH
- Nang niệu rốn có và không có biến chứng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh già yếu, suy kiệt, chống chỉ định phẫu thuật.
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Kíp phẫu thuật viên tiêu hóa và kíp bác sỹ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên có kinh nghiệm.
2. Phương tiện: Bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa, chỉ khâu,...
3. Người bệnh:
- Các xét nghiệm cơ bản chẩn đoán.
- Siêu âm bụng hoặc CT bụng trong những trường hợp khó.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: thủ tục hành chính, chuyên môn,...
2. Kiểm tra người bệnh: tên, tuổi, bệnh, phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê,...
3. Thực hiện kỹ thuật: dự kiến khoảng 30 phút
3.1. Tư thế: nằm ngửa dạng hai chân, đặt sonde bàng quang.
Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, hai người phụ đứng bên đối diện
3.2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.
3.3. Kĩ thuật:
- Rạch bụng đường trắng giữa trên dưới rốn 3 cm
- Cắt và khoét bỏ nang niệu rốn
- Khâu buộc đường rò (dây chằng rốn)
- Kiểm tra cầm máu
- Đóng bụng.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1.1. Theo dõi: Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.
1.2. Tai biến và xử trí
- Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng, cần theo dõi sát, cần thiết phải phẫu thuật lại ngay.
- Tắc ruột sau mổ: kiểm tra xem do dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học phải mổ kiểm tra và xử lý nguyên nhân.
- Áp xe hoặc viêm phúc mạc do rò, bục miệng nối: điều trị nội hoặc phẫu thuật lại tùy thuộc mức độ của biến chứng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Những điều mà nam giới cần biết về khả năng sản xuất tinh trùng và khả năng sinh sản sau phẫu thuật tuyến tiền liệt.
Mở thông niệu quản ra da được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc khi bàng quang không còn hoạt động. Trong ca phẫu thuật mở thông niệu quản ra da, bác sĩ tạo ra một lỗ trên bụng của bệnh nhân, sau đó sử dụng một đoạn ruột để dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể qua lỗ này.
Trào ngược bàng quang - niệu quản (vesicoureteral reflux) là tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản thay vì chảy từ bàng quang xuống niệu đạo rồi ra ngoài. Mặc dù tình trạng này có thể tự cải thiện theo thời gian nhưng đôi khi cần can thiệp điều trị bằng phẫu thuật.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
- 0 trả lời
- 371 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 816 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 747 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 744 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 1 trả lời
- 799 lượt xem
Bé nhà em đang 7 tháng tuổi. Em sinh bé lúc 38 tuần 1 ngày, bé nặng 3kg. Những tháng đầu bé đều tăng cân, tuy nhiên hơn 1 tháng nay bé không lên cân nữa và hiện tại 7 tháng, bé nặng 7,5kg. Em cho bé bú sữa ngoài hoàn toàn từ tháng thứ 5. Em dùng sữa công thức NAN 2 và ăn bột Dielac (bột mặn). Hiện tại bé bú ít và cũng biếng ăn bột. Mỗi lần cho bình sữa vào là bé khóc. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé có ổn không và em có phải sửa đổi gì trong chế độ ăn, bú sữa của bé không ạ? Ngoài ra, bé nhà em bị tình trạng không có nước mắt. Khi được 3 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị tắc tuyến lệ và hướng dẫn cách matxa. Đến nay, mắt trái của bé đã có ít nước mắt nhưng lại hay đổ ghèn. Em cho bé đi tái khám lại nhưng bé lại bị viêm phế quản và mới đi chích ngừa IPV nên bác sĩ nói chỉ làm được khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và sau khi chích ngừa 15 ngày. Bác sĩ cho em hỏi, bé bị như vậy thì thị giác của bé có bị làm sao không ạ? Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ ạ!