NHỮNG YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC ĐẺ
1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Tiên lượng một cuộc đẻ là gì?
- Tiên lượng một cuộc để là sự đánh giá của người thầy thuốc sau khi đã thăm khám một sản phụ để dự đoán cuộc để sắp tới sẽ diễn ra bình thường hay khó khăn, có phải can thiệp không và can thiệp bằng cách nào là tối ưu để bảo đảm an toàn cho mẹ và con, phòng ngừa những tại tiến có thể xảy ra trước, trong và sau khi đẻ.
- Tiên lượng một cuộc để không phải là dễ, đòi hỏi người thầy thuốc phải có kiến thức, có kinh nghiệm và quan trọng hơn cả là thái độ nghiêm túc trong thăm khám và theo dõi sản phụ mới có thể tiên lượng được tốt, không để xảy ra tai biến.
1.2. Quan niệm về một cuộc đẻ bình thường
- Quan niệm về một cuộc đẻ bình thường bao gồm nhiều yếu tố:
- Sản phụ đẻ được tự nhiên theo đường dưới sau một cuộc chuyển dạ xảy ra bình thường.
- Trong chuyển dạ cũng như khi để không phải can thiệp bất cứ thuốc men gì hoặc thủ thuật, phẫu thuật nào.
- Không có biến cố nào xảy ra cho mẹ và con khi chuyển dạ, khi để và sau đẻ (trong suốt thời kỳ hậu sản). Một số chỉ tiêu cụ thể đã được nêu ra để đánh giá một cuộc để bình thường:
- Mẹ khoẻ mạnh: không có bệnh (cấp, mạn tính), không có dị tật và di chứng bệnh (toàn thân, sinh dục) không có tiền sử đẻ khó, băng huyết...
- Không có biến có trong khi có thai lần này.
- Tuổi thai: 38-42 tuần.
- Thai một - ngôi chỏm.
- Chuyển dạ tự nhiên.
- Cơn co tử cung bình thường theo sự tiến triển của cuộc chuyển dạ.
- Nhịp tim thai ổn định trong suốt thời kỳ chuyển dạ.
- Tình trạng ổi bình thường (không đa ổ, không thiểu ôi, nước ổn không có phân xu, không vỡ ối non và sớm).
- Thời gian chuyển dạ bình thường trung bình 16-18 giờ.
- Thời gian rặn đẻ bình thường (dưới 60 phút).
- Thai số tự nhiên không cần can thiệp (trừ cắt tầng sinh môn).
- Không phải dùng bất cứ thuốc gì, kể cả việc cho thở oxy.
- Thai để ra cân nặng trên 2500g, Apgar sau 1 phút đầu phải từ 8 điểm trở lên.
- Không có tai biến gì xảy ra cho mẹ và con trong suốt thời kỳ hậu sản.
1.3. Thế nào là yếu tố tiên lượng
- Yếu tố tiên lượng là các dữ kiện được phát hiện khi hỏi sản phụ, khi thăm khám và trong quá trình theo dõi giúp cho người thầy thuốc đánh giá, dự đoán về diễn biến của cuộc chuyển dạ và quá trình đẻ. Các dữ kiện đó nếu trong phạm vi bình thường thì đó là yếu tố tiên lượng tốt.
- Ngược lại, nếu trong các dữ kiện thu thập được, có những dấu hiệu, những chỉ số không bình thường thì cuộc để có thể gặp khó khăn, tai biến cổ thể xảy ra. Trong trường hợp đó tiên lượng cuộc đẻ là dè dặt, là xấu và các yếu tố tiên lượng lúc đó là các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ và tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Ví dụ mẹ lùn, thấp (thường có khung chậu hẹp) thai to, u tiền đạo, đẻ nhiều lần, ngôi bất thường, sẹo mổ ở tử cung, nạo thai nhiều lần, rối loạn cơn co tử cung. chuyển dạ lâu...
2. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG MỘT CUỘC ĐỂ
Các yếu tố tiên lượng cho một cuộc đẻ có thể xếp thành hai loại:
2.1. Yếu tố tiên lượng có sẵn từ trước
Là những dấu hiệu đã có sẵn ở người thai phụ. Đó là những yếu tố tiên lượng không thể thay đổi được, hầu như đó là những yếu tố nguy cơ cao trong thai nghén.
2.1.1. Yếu tố tiên lượng xấu từ người mẹ
- Tình trạng bệnh lý của mẹ có từ trước lúc có thai: các bệnh tim, bệnh phổi. bệnh gan, bệnh thận, bệnh cao huyết áp, thiếu máu, sốt rét, suy dinh dưỡng và cả các bệnh phụ khoa: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, sa sinh dục, rò tiết niệu - sinh dục.
- Các bệnh cấp tính hoặc mạn tính mắc phải trong lúc đang có thai lần này và cả các bệnh do thai nghén mà có: nhiễm độc thai nghén, sốt, viêm ruột thừa và thai nghén, xoắn ruột....
- Các dị tật hoặc di chứng bệnh từ khi còn bé: các dị dạng sinh dục (tử cung nhỏ tính, vách ngăn ẩm đạo, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn...). Khung xương chậu hẹp, khung chậu lệch do còi cương, lao, chấn thương (gẫy xương, trật khớp), di chứng bại liệt..
- Tuổi mẹ quá trẻ (dưới 18 tuổi), lớn hơn (trên 35 tuổi).
- Mẹ đã đẻ nhiều lần (4 lần trở lên), mẹ có tiền sử nặng nề về thai nghén và sinh đẻ: điều trị vô sinh, sảy thai liên tiếp, để non, thai chết lưu, con chết ngọt, đã phải để can thiệp (giác hút, forceps, mổ để...) đã có lần bị băng huyết nặng khi đẻ.
- Có yếu tố di truyền ở người mẹ hay người bố. Hoàn cảnh bố mẹ nghèo nàn, thất học, lạc hậu về nhận thức...
2.1.2. Yếu tố tiên lượng xuất từ phía thai
- Đa thai: sinh đôi, sinh ba.
- Ngôi thai bất thường: ngôi mặt, ngôi trán, ngôi ngang, ngôi ngược.
- Thai to: thai to bình thưởng, thai to bệnh lý, thai dị dạng.
- Thai non tháng, thai suy dinh dưỡng, suy thai mạn tính, thai già tháng.
- Các bệnh lý bẩm sinh khác của thai khi còn trong bụng mẹ.
2.1.3. Yếu tố tiên lượng xấu từ phần phụ của thai
- a. Bánh rau: rau bám thấp, rau tiền đạo, rau bong non, suy rau, bánh rau phụ...
- b. Về dây rốn: sa dây rau trong bọc ổi, sa bên ngôi, hoặc sa hẳn ra ngoài. Dây rau thắt nút, dây rau quấn cổ, quấn thân...
2.2. Yếu tố tiên lượng phát sinh trong chuyển dạ
Đó là những dấu hiệu, những triệu chứng chưa có hoặc chưa phát hiện được lúc ban đầu của thời kỳ chuyển dạ mà chỉ mới xuất hiện trong quá trình diễn biến của chuyển dạ.
2.2.1. Toàn thân của mẹ
- Các cơn đau do co bóp tử cung khiến bà mẹ lo lắng, sợ hãi, kêu la ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển dạ.
- Cuộc chuyển dạ kéo dài làm sản phụ mệt mỏi, đói lả, kiệt sức vì không ăn được.
- Những thay đổi về mạch, huyết áp, nhiệt độ do nguyên nhân tâm lý sợ hãi do bội nhiễm.
2.2.2. Diễn biến của cơn co tử cung
a. Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ. Bình thường cơn co tử cung xuất phát từ một điểm hay gặp là từ sừng trái tử cung, lan ra theo quy luật 3 tháng
- Từ trên xuống dưới.
- Cường độ giảm dần.
- Thời gian có giảm dần.
Về mặt lâm sàng: các cơn co ban đầu: yếu, ngắn, thưa; càng về sau: mạnh, dài, mau.
b. Các rối loạn cơn co tử cung có thể gặp trong chuyển dạ.
– Rối loạn tăng co bóp:
- Tăng cường độ (cơn co mạnh).
- Tăng tần số (cơn co mau)
- +Tăng cả hai (cơn co mạnh và mau).
– Tăng trương lực cơ bản:
- Do co thắt (trong hội chứng rau bong non).
- Do dãn căng (trong đa ổi, sinh đôi).
- Do co bóp tăng kéo dài (lạm dụng oxytocin chẳng hạn).
– Rối loạn giảm co bóp:
- Giảm cường độ (cơn co yếu).
- Giảm tần số (cơn có thừa).
- Giảm cơn co toàn bộ (cơn co yếu và thưa).
Tình trạng rối loạn tăng có trong chuyển dạ thường có nguyên nhân thực thể, thường là do thai bị cắn trở, không tiến triển được thuận lợi (lọt, xuống, quay, sổ, thai to, ngôi cái không tốt, khung chậu hẹp).... Mà khi thăm khám trước đó chưa phát hiện được. Đó là những để khó "cơ học" cần khám xét kỹ để tìm nguyên nhân. Nếu không thấy nguyên nhân nào thực thể thì tạm coi như rối loạn “cơ năng” gây để khô do "động lực" và có thể dùng thuốc giảm co bóp để điều trị. Nếu không có kết quả vẫn phải mổ lấy thai.
2.2.3. Xóa mở cổ tử cung
a. Bình thường trong quá trình chuyển dạ cổ tử cung sẽ xóa mở dần từ lem đến 10cm. Các yếu tố thuận lợi về tiên lượng có thể là:
– Về vị trí: cổ tử cung phải ở chính giữa tiểu khung.
– Về mặt độ: cổ tử cung phải mềm, xóa hết thì mỏng, và ôm lấy đầu ổi hoặc ngôi thai (nếu ổi đã vỡ, không cứng rắn, không phù nữ).
– Về tốc độ mở:
- Ở người con so, từ 1cm đến 3cm trung bình 8 giờ,
- Từ 3cm đến 10cm thời gian trung bình 7 giờ.
b. Các yếu tố tiên lượng không tốt, có thể gặp:
- Khi thăm khám cổ tử cung dày, cứng, phù nề, lỗ trong co thắt. Đặc biệt ở những thai phụ đã có tiền sử điều trị đốt nhiệt, đốt điện, đốt hóa chất, khoét chóp. cắt đoạn cổ tử cung... thì tiên lượng xóa mở rất xấu.
- Khi theo dõi tiến triển cổ tử cung mở chậm hoặc không mở thêm sau mỗi lần thăm khám.
2.2.4. Đầu ổi
- Tiên lượng tốt khi đầu ổi dẹt, màng ổn không quá dày, ôn vỡ đúng lúc (khi cổ tử cung mở hết) không có tình trạng da ổi hay thiểu ối, nước ối bình thường không có lẫn phản xu.
- Tiên lượng không tốt khi dầu ối phồng hay hình quả lê, màng ối dày, là vô non, ối vỡ sớm sẽ kéo theo nhiều nguy cơ khác sa dây rau, sa chỉ, nhiễm khuẩn... Nước ổi có phân xu biểu hiện sự suy thai. Nước ối có máu trong rau bong non, chảy máu ở các mạch máu bánh rau.
2.2.5. Tim thai
- Trong chuyển dạ tùy theo tình trạng thai nhi mà cho phép chúng ta tiếp tục theo dõi chuyển dạ hoặc ngừng cuộc chuyển dạ. Suy thai là hậu quả của nhiều nguyên nhân.
- Tình trạng thai nhi trong tử cung sẽ quyết định cách xử trí. Thai sống tốt là dấu hiệu tốt. Thai đã suy phải xử trí ngay. Thai chết thì không đặt vấn đề cấp cứu nữa. Vì vậy tim thai phải được theo dõi sắt sao liên tục là rất quan trọng.
2.2.6. Độ lọt của ngôi thai
a. Ngôi tiến triển thuận lợi cùng với sự tiến triển của quá trình chuyển dạ, tiên lượng sẽ tốt khi ngôi thai cử di chuyển dần dần từ cao xuống thấp. Cổ điển cho rằng ở người con so khi bước vào chuyển dạ ngôi thai đã phải lọt từ trước rồi (hiện tượng sụt bụng vào những tuần lễ cuối của thai nghén). Còn ở người con ra chỉ trong khi chuyển dạ ngôi thai mới lọt. Thực ra trên thực tế ít khi gặp ngôi thai đã lọt khi mới bắt đầu chuyển dạ ở người con so. Trên biểu đổ chuyển dạ mức độ tiến triển của ngôi ta sẽ thấy hướng của đường biểu diễn sự tiến triển của ngôi đi ngược với hướng đường biểu diễn độ mở của cổ tử cung (hình 57).
b. Tiên lượng không tốt trong tiến triển của ngôi thai.
+ Đầu luôn luôn chờm vệ (dấu hiệu vastin + hình 58).
+ Ngôi thai không tiến triển hoặc tiến triển đến mức độ nào đó thì dừng lại ngừng tiến triển (đầu không lọt) mặc dù cơn co tử cung tốt, thậm chí còn tăng ca bốp. Thăm trong thưởng thấy các xương sọ của thai chồng khớp nhiều hoặc ít. Khi đánh giá mức độ tiến triển của ngôi thai cần hết sức chú ý đến những trường hợp lọt giả (hình 60) nếu nhằm lẫn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi quyết định xử trí.
+ Độ lọt bị ngừng trệ nếu:
- Cơn co chưa đủ mạnh, không đều.
- Ối vỡ sớm làm ngôi bình chỉnh không tốt.
- Cổ tử cung không mở.
- Ngôi thể không thuận lợi, do đầu cái không tốt.
- Các yếu tố kín đáo dây rau ngắn, dây rau quấn cổ, rau bám thấp.
2.2.7. Các tai biến trong khi chuyển dạ.
a. Rau tiền đạo
-Việc tiên lượng trước hết là phải đánh giá được khối lượng máu chảy từ trước khi vào bệnh viện. Nếu chảy máu đã nhiều có hiện tượng suy thai và đe doạ tính mạng của người mẹ thì phải xử trí ngay. Tiên lượng còn phụ thuộc vào yếu tố phân loại rau tiền đạo.
- Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn phải mổ dù con sống hay chết.
- Rau tiền đạo bán trung tâm hầu hết là phải mổ trừ trường hợp thai quá nhỏ và chảy máu ít.
- Rau bám mép, bám bên phải bấm ổi để cầm máu. Tiên lượng đẻ đường dưới nếu sau bấm ối cầm máu được nhưng vẫn phải kiểm tra các yếu tố để khó khác.
b. Rau bong non
- Tiên lượng cuộc đẻ đối với rau bong non không có gì khó, thường là thai dễ sổ vì cơn co tử cung rất tốt. Nhưng điều quan trọng là phải xử trí an toàn cho mẹ và có thể cho con. Chỉ trong trường hợp huyết tụ sau rau thể nhẹ, tim thai còn tốt, thai phụ không bị choáng thì bấm ối để đẻ đường dưới.
- Khi đã có dấu hiệu choảng, trương lực cơ tử cung bắt đầu tăng, tử cung có xu hướng cứng liên tục thì vấn đề xử trí để cứu mẹ là chính. Hồi sức chống choảng, chống chảy máu, do rối loạn đông máu, mổ cắt tử cung, nếu bảo tồn tử cung thì thật rất cần thiết và có điều kiện.
c. Doạ vỡ tử cung
- Loại trừ nguyên nhân do dùng oxytocin quá liều, phải cho thuốc giảm cơn co. Chỉ định mổ, hoặc Forceps khi đã đủ điều kiện.
d. Vở tử cung
- Mổ, hồi sức, chống nhiễm khuẩn và rối loạn đông máu. Bảo tồn tử cung khi thật rất cần thiết và có điều kiện.
e. Sa dây rau
- Sa dây rau là cấp cứu đối với thai nhi. Nếu thai còn sống, dây rau còn đập thì phải mổ lấy thai cấp cứu. Nếu thai đã chết không đặt vấn đề cấp cứu nữa.
g. Sa chỉ: thử đẩy chỉ lên, nếu có thêm yếu tố đẻ khó khác cần mổ lấy thai.
3. KẾT LUẬN
- Tiên lượng một cuộc đẻ cho chính xác là điều khó nhưng lại là điều bắt buộc người thầy thuốc sản khoa nào cũng phải thực hiện để tránh các tai biến có thể xảy ra đối với cả hai mạng mẹ và con.
- Công việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trong nhân dân, nhất là với giới phụ nữ, việc xây dựng một màng lưới y tế cộng đồng để làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, thực hiện tốt công tác đăng ký quản lý thai, khám thai định kỳ để phát hiện những nguy cơ, lựa chọn nơi để an toàn nhất cho sản phụ là những công việc thiết thực góp phần hạ thấp tỉ lệ tai biến khi thai nghén và sinh đẻ. Đó cũng là giúp cho các thầy thuốc ở cơ sở điều trị làm tốt công việc tiên lượng cho một cuộc đẻ.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Để con có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời, bạn nên chuẩn bị để có sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.
Ai sẽ làm gì? Và ai sẽ làm nhiều hơn? Đây là một chủ đề tranh luận lớn cho nhiều cặp vợ chồng. Và trong thời kỳ mang thai những lập luận này lại càng trở nên nóng hơn bởi vì có rất nhiều việc phải làm để chuẩn bị cho con của bạn
Di căn là giai đoạn mà ung thư đã lan ra ngoài mô vú sang các khu vực khác của cơ thể. Vậy tiên lượng vào giai đoạn này ra sao?
Bất chấp các triệu chứng khó chịu do viêm da cơ địa gây ra, một người mắc bệnh này vẫn có thể duy trì được cuộc sống chất lượng cao.
Nếu bạn chưa từng bị viêm da cơ địa (chàm), bạn có thể không nhận thức được tác động tiêu cực mà nó có thể có đối với chất lượng cuộc sống
- 1 trả lời
- 1290 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 940 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1168 lượt xem
Thưa bác sĩ, đối với nam giới đang muốn sinh con, liệu thuốc lá có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 913 lượt xem
-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 903 lượt xem
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!