1

Nhổ răng khôn ở người lớn

Sau khi nhổ răng khôn (răng số 8), bạn sẽ chỉ mất vài ngày để hồi phục và cảm thấy bình thường trở lại.
Nhổ răng khôn ở người lớn Nhổ răng khôn ở người lớn

Tại sao phải nhổ răng số 8?

Răng khôn (răng số 8) là răng hàm thứ ba, thường mọc lên sau cùng. Răng khôn thường mọc trong khoảng từ 17 – 25 tuổi và được phát hiện bằng tia X-quang. Đa số mọi người đều cần nhổ răng khôn vì một trong các lí do sau:

  • Vì răng khôn thường mọc ở sâu bên trong hàm nên sẽ không mọc lên một cách bình thường. Chúng thường bị kẹt lại ở xương hàm hoặc lợi, gây đau đớn.
  • Răng khôn thường mọc lệch, tạo áp lực lên các răng khác.
  • Miệng không đủ lớn. Hàm không có đủ chỗ để cho răng khôn mọc lên.
  • Bị sâu răng hoặc các bệnh về lợi. Bạn sẽ không thể vệ sinh cho răng khôn bằng bàn chải hay chỉ nha khoa.

Trước khi phẫu thuật

Bạn sẽ gặp bác sĩ nha khoa để nói về quá trình nhổ răng. Tại buổi gặp này, bạn cần:

  • Nói về mọi vấn đề về sức khỏe mà bạn đang mắc phải.
  • Liệt kê đầy đủ các loại thuốc mà bạn đang phải uống thường xuyên.
  • Nếu ra bất kì vấn đề nào mà bạn đang thắc mặc về việc nhổ răng.
  • Hỏi xem bác sĩ sẽ dùng biện pháp gây tê nào. Bạn có thể sẽ chỉ cần gây tê hoặc cũng có thể yêu cầu gây mê trong quá trình nhổ răng.
  • Lên kế hoạch nghỉ làm hoặc nghỉ học sau khi nhổ răng.

Trong khi phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật sẽ kéo dài khoảng 45 phút hoặc ít hơn.

Bạn sẽ được gây tê hoặc gây mê nên sẽ không hề thấy đau khi phẫu thuật.

  • Gây tê tại chỗ: bác sĩ sẽ gây tê miệng bằng một mũi tiêm Novocaine vào lợi. Bạn có thể sẽ được cho hít khí nitrous oxide hoặc khí cười để thư giãn hoặc ngủ trong khi phẫu thuật. Bạn sẽ tỉnh táo trở lại trong một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật.
  • Gây mê tĩnh mạch: bác sĩ sẽ làm tê miệng, kết hợp tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch ở cánh tay để khiến bạn buồn ngủ. Bạn sẽ ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Gây mê toàn thân: Bạn sẽ được tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch hoặc hít khí gây mê từ mặc nạ. Bạn sẽ ngủ suốt quá trình nhổ răng và trong khoảng 1 tiếng sau khi phẫu thuật.
  • Bác sĩ có thể sẽ cần cắt lợi hoặc xương để lấy răng khôn ra.Nếu cần làm vậy, bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại để vết cắt liền nhanh hơn.Chỉ khâu thường tự tiêu sau khoảng vài ngày.Ngoài ra, bác sĩ có thể cần dùng bông đặt lên vết cắt để thấm máu.

Sau khi phẫu thuật

Mỗi người lại có phản ứng khácnhau với việc gây tê/ gây mê. Nếu bạn được gây tê tại chỗ và hoàn toàn tỉnh táo thì bạn có thể trở về nhà sau khi nhổ răng xong. Bạn thậm chí còn có thể đi làm trở lại và hoạt động như bình thường. Nếu bạn được gây mê toàn thân hoặc vẫn cảm thấy buồn ngủ thì bạn sẽ cần có người chở bạn về.

Đa số mọi người đều chỉ cảm thấy hơi đau hoặc không hề đau sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ gặp hiện tượng sưng và hơi khó chịu trong 3 ngày sau đó. Miệng của bạn sẽ cần một vài tuần để lành lại hoàn toàn.

Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số mẹo dành cho 3 ngày sau khi phẫu thuật:

Những điều nên làm

  • Dùng túi chườm đá cho mặc để làm giảm sưng hoặc đỏ da.
  • Dùng túi chườm nóng ẩm nếu hàm bị đau.
  • Đóng, mở miệng nhẹ nhàng để tập cho hàm linh hoạt
  • Ăn đồ mềm
  • Uống nhiều nước.
  • đánh răng trở lại vào ngày thứ hai. Không đánh vào những vùng bị tụ máu.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt hay nếu cơn đau và sưng không có dấu hiệu đỡ hơn.

Những điều không nên làm

  • Không uống nước bằng ống hút. Việc hút có thể làm loãng các cục máu đông, khiến cho vết cắt lâu lành.
  • Không xúc miệng quá mạnh. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn xúc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối.
  • Không ăn đồ cứng, giòn hay đồ dẻo để tránh cọ xát vào vết thương.
  • Không hút thuốc vì hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Răng bị thủng lỗ
Răng bị thủng lỗ

Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây