1

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhi khoa - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG 

1.1 Định nghĩa:

Kháng sinh là những chất do vi sinh vật tiết ra, những hoạt chất hóa học bán tổng hợp hoặc tổng hợp có khả năng đặc hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt được các vi sinh vật khác với nồng độ rất thấp

1.2. Các loại kháng sinh

- Với định nghĩa trên, ngày nay kháng sinh được sắp xếp theo các nhóm sau:

  •  Kháng sinh kháng vi khuẩn
  •  Kháng sinh kháng vi rút
  •  Kháng sinh kháng nấm
  •  Kháng sinh kháng Mycobacteria
  •  Kháng sinh kháng ký sinh trùng
  •  Các loại thuốc khác được coi như kháng sinh

- Các sản phẩm sinh học có đặc tính miễn dịch như: globulin miễn dịch chống virus viêm gan B (Hep B-Hyper immuneglobulin); Chống virus dại (Intravenous immune globulinPalivizumabRabies); Chống độc tố uốn ván (Hyper immune globulinTetanus) v.v.

- Bài viết này sẽ trình bày riêng về nguyên tắc sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn trong lĩnh vực Nhi khoa

- Dược động học, dược lực học của các loại kháng sinh đọc “Dược lý học”

2. CÁC LOẠI KHÁNG SINH KHÁNG VI KHUẨN

2.1. Nhóm Beta-Lactams

Đặc điểm phân tử cơ bản là có vòng Beta-lactam hoạt hoá tác động lên thành tế bào

Bao gồm:

  •  Penicillins
  •  Cephaloprins (4 thế hệ)

Chú ý: là nhóm kháng sinh chủ chốt, nhiều loại có phổ rộng, được dùng khá rộng rãi – nhưng` cần chú trọng tới phản ứng sốc phản vệ.

Dựa theo phổ tác dụng, các cephalosporin đến nay được chia thành 4 thế hệ sau:

- Thế hệ 1:

  •  Đường uống (PO): Cephalexin, cephadroxil, cephradin...
  •  Đường tiêm bắp và tĩnh mạch (IM, IV): Cefazolin, cephalotin, cephapirin...

- Thế hệ 2:

  •  Đường uống: Cefaclor; Cefprozil 250-500mg ; Cefpodoxime ; Loracarbef ...
  •  Đường tiêm: Cefamandole (IV/IM); Cefuroxime (IV/IM); Cefoxitin (IV/IM); Cefotetan (IV/IM); Cefmetazole (IV)...

- Thế hệ 3:

  •  Đường tiêm – bắp và tĩnh mạch: Cefotaxime1-2gm; Ceftriaxone; Ceftizoxime; Ceftazidime; Cefoperazone.
  •  Đường uống: Cefixime.

- Thế hệ 4 – cả tiêm và uống: Cefipime.

  •  Dược động học (Pharmacokinetics) của các Cephalosporines:
  •  Thường phân bổ tốt tới tổ chức phổi, thận, đường tiết niệu, các bao hoạt dịch, màng phổi, màng tim...
  •  Một số Cephalosporin thế hệ 3 ngấm tốt vào dịch não tủy đủ yêu cầu cho điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn là: cefotaxime, ceftriaxone, và ceftazidime.
  •  Thải trừ chủ yếu qua thận; ngoại trừ một số ít còn thải trừ qua đường mật như cefoperazone và ceftriaxone.

Chỉ định điều trị cơ bản (general clinic uses):

- Các Cephalosporin thế hệ 1 và 2 chủ yếu sử dụng điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải tại cộng đồng.

- Những Cephalosporin thế hệ sau (3 và 4) với phổ tác dụng chống vi khuẩn gram âm tốt hơn thường được dùng cho các nhiễm trùng mắc phải tại bệnh viện hoặc các nhiễm trùng tại cộng đồng nặng hoặc phức tạp.

- Các chú ý về tác dụng phụ của nhóm Cephalosporin: các phản ứng dị ứng biểu hiện bằng các sẩn ngứa, sốt, tăng bạch cầu a xít (có thể gặp tới 1-3%); đôi khi viêm thận kẽ (interstitial nephritis).

- Cần chú ý là 1-7% bệnh nhân dị ứng với penicillin sẽ có phản ứng với các cephalosporin. Bởi vậy, các Cephalosporins phải chống chỉ định với bệnh nhân có phản ứng dị ứng tức thời với penicillins (như: sốc phản vệ, co thắt phế quản, hạ huyết áp.v.v.).

- Tuy nhiên, nhóm Cephalosporins có thể sử dụng một cách thận trọng với những bệnh nhân chỉ có phản ứng chậm và nhẹ với penicillin.

+ Viêm tắc mạch (Thrombophlebitis – có thể gặp từ 1-5%).

Các KS nhóm Carbapenem (Cơ chế tác dụng cũng ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn)

  • Nhóm 1: bao gồm các Carbapenems phổ rộng nhưng chỉ có tác dụng hạn chế với các trực khuẩn gram âm không lên men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại cộng đồng (đại diện là ertapenem).
  • Nhóm 2: bao gồm các Carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh mẽ với các trực khuẩn gram âm không lên men, thích hợp với các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện (đại diện là imipenem và meropenem).
  • Nhóm 3: bao gồm các Carbapenems phổ rộng có tác dụng mạnh tới tụ cầu vàng kháng Methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus).

- Trên thực tế, các sản phẩm hay dùng nhất của nhóm nay là: Meropenem, Imipenem + Cilastin (Tienam)

- Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm kháng sinh đặc biệt này cần hết sức chú ý:

- Sử dụng hợp lý (Appropriate use) - Chỉ định Meropenem, Imipenem + cilastin khi:

  •  Điều trị các nhiễm trùng bệnh viện trên các bệnh nhân đặc biệt nặng hoặc nằm tại khoa điều trị tích cực.
  •  Khi thất bại với các kháng sinh đầu tiên chống nhiễm trùng do vi khuẩn gram âm (Gram-negative bacterial - GNB).
  •  Sử dụng ngay từ đầu chỉ khi kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ chỉ nhạy cảm với chúng.
  •  Điều trị các nhiễm trùng kéo dài do trực khuẩn mủ xanh đa kháng kháng sinh (chronic multiresistant pseudomonal infections).
  •  Trong những trường hợp nhiễm trùng bệnh viện nặng, nhiễm trùng khoang phúc mạc, viêm màng não có giảm bạch cầu hạt.

2.2. Aminoglucosides

- Là nhóm kháng sinh tác động lên sự tổng hợp Protein của vi khuẩn

- Tác dụng chủ yếu lên các trực khuẩn Gr(-)

- Ít khi dùng đơn độc; thường phối hợp với nhóm Beta-lactam như Penicillin và Ampicillin, các thuốc kháng lao...

- Cần chú ý tới độc tính lên thính giác và thận

- Cơ chế tác dụ ng: Ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn

- Bao gồm:

  •  Streptomycin
  •  Gentamycin
  •  Kanamycin
  •  Amykacin
  •  Neomycin
  •  Neltimycin
  •  Tobramycin
  •  Spectinomycin
  •  Flamycetin

2.3. Macrolides

  •  Cơ chế tác dụng: Gắn vào tiểu phần 50s của nhóm Ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid (ngăn cản chuyển vị của ARN) của vi khuẩn.
  •  Erythromycin: Thường dùng điều trị các nhiễm trùng do Campylobacter, Mycoplasma pneumonia, ho gà, clamydia...
  •  Clarithromycin: Tác dụng tốt hơn, hấp thu qua đường tiêu hoá tốt hơn Erythromycin. Ngoài ra còn có tác dụng tốt với Mycobacterium Avium, H.pylori, H. Influenza.
  •  Azithromycin: Đặc biệt tác dụng tốt hơn với H. Influenza, có thể dùng 1lần/ ngày với liều ngắn ngày
  •  Roxithromycin: Tương tự Azithromycin

2.4. Chloramphenicol

  •  Cơ chế tác dụ ng: Ức chế tổng hợp Protein của VK
  •  Tác dụng với VK Gr(-), VK yếm khí
  •  Hấp thu tốt theo đường tiêu hóa
  •  Ngấm tốt vào màng não. Chú ý độc tính với tủy xương

2.5. Tetracyclines

- Cơ chế tác dụ ng: Ức chế tổng hợp Protein của VK . Tác dụng tốt lên các loại cầu khuẩn , Ricketsia, Mycoplasma, Spirochaetes (Treponema Pallidum), Chlamydia...

- Độc với gan, thận, men răng trẻ nhỏ <8 tuổi

- Các sản phẩm chính:

  •  Tetracycline
  •  Doxycycline
  •  Minocycline

2.6. Glucopeptides

- Cơ chế tác dụ ng: Tác động lên vách vi khuẩn.

- Tác dụng tốt với các vi khuẩn Gr(+), đặc biệt cầu khuẩn kháng Methicillin (Oxa. Cloxacillin)

- Độc với thận, dị ứng da...

- Sản phẩm chính:

  • Vancomycin
  • Teicoplanin

2.7. Quinolones

  •  Cơ chế tác dụng : Ức chế SX DNA và cả RNA (gián tiếp tới tổng hợp Protein của vi khuẩn)
  •  Tác dụng tốt với nhiều loại vi khu ẩn – kể cả vi khu ẩn yếm khí – trừ TT mủ xanh
  •  Có 4 thế hệ Quinolones, những thế hệ sau phổ kháng khuẩn rộ ng hơn.

2.8. Các kháng sinh khác

  •  Clindamycin
  •  Cotrimoxazole (Trimethoprim + Sulphamethoxazole)
  •  Methronidazole
  •  Nitrofurantoin
  •  Rifampicine
  •  Fosfomycin
  •  Fusidic Aci

3.CHỈ ĐỊNH – CÁCH LỰA CHỌN LOẠI KHÁNG SINH – LIỀU LƯỢNG – ĐƯỜNG DÙNG KHÁNG SINH Ở TRẺ EM:

3.1. Chỉ định dùng kháng sinh

- Phải có bằng chứng của nhiễm khuẩn:

- Biểu hiện lâm sàng:

  •  Sốt, các dấu hiệu nhiễm khuẩn toàn thân...
  •  Các dấu hiệu khu trú tại cơ quan bị nhiễm khuẩn

- Dịch tễ

- Các xét nghiệm:

  •  Công thức bạch cầu
  •  PCR
  •  Soi, cấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn
  •  Lấy xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụ ng kháng sinh
  •  Một số ngoại lệ: Phòng bệnh/phơi nhiễm...

3.2. Cách lựa chọn kháng sinh

  •  Theo loại vi khuẩn và kháng sinh đồ
  •  Theo bệnh, theo cơ quan bị nhiễm khuẩn, theo tình trạng nặng của nhiễm khuẩn .
  •  Theo các kết quả nghiên cứu (MetaAnalisis).
  •  Theo kinh nghiệm (expertise).

3.3. Cách tính liều lượng:

  •  Theo tuổi
  •  Theo cân nặng
  •  Theo diện tích da

- Chú ý:

  •  Các yếu tố khác: Chức năng thận, chức năng gan...
  •  Tiền sử dị ứng
  •  Tương tác, phối hợp thuốc
  •  Theo đường dùng
  •  Theo mức độ nặng...
  •  Cần xem kỹ đơn hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

- Một số lưu ý: Cần cân nhắc có cần sử dụng kháng sinh không với các chú ý sau:

  •  Phải có bằng chứng của nhiễm khuẩn
  •  Lấy xét nghiệm vi sinh trước khi sử dụ ng kháng sinh
  •  Lựa chọ n kháng sinh theo chứng cứ khoa học (Evident base)
  •  Dùng đúng liều lượng và thời gian, đường dùng
  •  Phối hợp kháng sinh đúng
  •  Theo dõi đáp ứng, độ c tính...
  • Đặc biệt với trẻ em cần chú ý hơn để chọn thuốc thích hợp, khả năng chấp nhận thuốc,tính đúng liều lượng thuốc, số lần dùng, đường dùng ...

- Ví dụ minh họa:

+ Lựa chọn kháng sinh điều trị viêm màng não trẻ sơ sinh (chưa hoặc không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh):

+ Căn nguyên lứa tuổi này thường do các vi khuẩn sau:

  •  Liên cầu nhóm B (Group B streptococci), các vi khuẩn đường ruột. (Enterobactericeae) hoặc Listeria monocytogenes,), hiếm hơn là do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae ...
  • Cần chú ý : Cephalosporins không nhạy cảm với Listeria monocytogenes. Vì vậy ampicillin là kháng sinh cần được lựa chọn phối hợp, cụ thể phác đồ kháng sinh là:
  1.  Cefotaxime 100 - 200 mg/kg/ngày IV chia 2 lần (12h/lần) / Hoặc Ceftriaxone 100 mg/kg/ngày.
  2.  Phối hợp với Ampicillin 100 - 200 mg/kg/ngày IV (chia 2-4 lần)
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tiếp cận chẩn đoán và nguyên tắc điều trị cấp cứu các rối loạn chuyển hóa bẩm sinh - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015 

Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 trong một số bệnh dị ứng - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Xác định kháng nguyên nhóm máu (kỹ thuật sinh học phân tử) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Sử dụng laser trong nha khoa
Sử dụng laser trong nha khoa

Tia laser đã được sử dụng trong nha khoa từ năm 1994 để điều trị nhiều vấn đề về răng miệng.

Tại sao lại bị nhiễm nấm âm đạo khi dùng kháng sinh?
Tại sao lại bị nhiễm nấm âm đạo khi dùng kháng sinh?

Thuốc kháng sinh phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật trong âm đạo, tạo môi trường thuận lợi cho nấm men phát triển.

8 cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc kháng sinh
8 cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm đường tiết niệu) gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tình trạng này thường phải điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng bạn cũng có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà sau đây để kiểm soát các triệu chứng.

Dùng kháng sinh có thể gây viêm khớp dạng thấp?
Dùng kháng sinh có thể gây viêm khớp dạng thấp?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc quan trọng được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra vấn đề với các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1344 lượt xem

- Bác sĩ ơi, khi mang thai tôi rất sợ mình bị ốm. Vì lúc đó sẽ phải dùng kháng sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi dùng thuốc kháng sinh khi mang thai có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Dùng thuốc kháng sinh sau bao lâu thì mới nên có thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  577 lượt xem

Em bị u nang tuyến vú (lành tính) và viêm xoang nên buộc phải dùng: 3 loại thuốc Ardineclav, Alphadeka DK 8.4mg, Loxcip 180mg (uống trong 10 ngày) và 2 loại Seromin và Bsone (uống trong 30 ngày). Sau khi ngưng các loại thuốc này bao lâu thì em có thể mang thai được ạ?

Kháng sinh dùng sau mổ ruột thừa, liệu có an toàn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  629 lượt xem

Vợ chồng em cưới nhau được gần 10 năm, giờ mới có thai nhờ thụ tinh ống nghiệm (song thai). Đến tuần thứ 10, em bị viêm ruột thừa cấp phải mổ nội soi, đã xuất viện và ăn uống bình thường. Trước lúc xuất viện, bs siêu âm bảo thai bình thường. Nhưng 2 ngày nay, em thấy đau phía trong vết mổ và tức bụng dưới, rất khó chịu. Không biết dùng kháng sinh sau khi mổ có ảnh hưởng đến thai không? Và tình trạng căng tức bụng là triệu chứng gì, vì siêu âm nhiều, em sợ ảnh hưởng đến bé, phải không ạ?

Dừng uống kháng sinh bao lâu có bầu được?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  441 lượt xem

Đang điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ, bs chỉ định em uống thuốc trong 10 ngày như sau: Amoxicillin(moxacin 500mg), methyl prednisolon(merol tab 16mg), loratadin(oratadine spm 5mg). Hiện tại 2 vợ chồng em rất muốn có con trong đầu năm tới. Vậy giờ em ngừng thuốc và quan hệ để mang thai luôn, có được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây