1

Triệu chứng vận mạch của thời kỳ mãn kinh là gì?

Các triệu chứng vận mạch như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm là những triệu chứng phổ biến nhất trong thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng này xảy ra do sự dao động nội tiết tố ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát thân nhiệt.
Triệu chứng vận mạch của thời kỳ mãn kinh là gì? Triệu chứng vận mạch của thời kỳ mãn kinh là gì?

Phần lớn phụ nữ gặp các triệu chứng vận mạch từ vài năm trước khi mãn kinh (giai đoạn tiền mãn kinh). Các triệu chứng vận mạch nhiều người gặp phải nhất là bốc hỏa và đổ mồ hôi vào ban đêm.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng vận mạch ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Trong một số trường hợp, các triệu chứng vận mạch gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng vận mạch mà không cần dùng đến thuốc, nhưng nếu các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn nên đi khám để được kê thuốc điều trị.

Triệu chứng vận mạch là gì?

Các triệu chứng vận mạch là những triệu chứng điển hình của thời kỳ mãn kinh, gồm có bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.

Các triệu chứng vận mạch xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone gây ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát thân nhiệt. Vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác tại sao sự thay đổi hormone vào thời kỳ mãn kinh lại gây ra các triệu chứng vận mạch.

Cơn bốc hỏa xảy ra do dây thần kinh cảm giác truyền tín hiệu quá mức đến não bộ, sau đó các mạch máu giãn ra và cơ thể đổ mồ hôi để hạ nhiệt.

Các triệu chứng đi kèm cơn bốc hỏa

Khi xảy ra cơn bốc hỏa, bạn sẽ có cảm giác nóng đột ngột ở bên trong cơ thể, thường bắt đầu ở vùng mặt, cổ, phần trên ngực và sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Mặt và cổ thường sẽ bị đỏ lên. Bạn sẽ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là ở phần thân trên. Các ngón tay có thể có cảm giác châm chích và tim đập nhanh hơn bình thường.

Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 10 phút. Cơn bốc hỏa có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả ban đêm khi ngủ, dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi ban đêm.

Khi nào các triệu chứng vận mạch bắt đầu và kết thúc?

Các triệu chứng vận mạch thường bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn tiền mãn kinh – giai đoạn chuyển tiếp trước khi phụ nữ chính thức mãn kinh. Giai đoạn mãn kinh có thể kéo dài vài tháng đến vài năm.

Mãn kinh được xác định khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục. Hầu hết phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh ở độ tuổi từ 45 – 49 nhưng giai đoạn này cũng có thể bắt đầu ở đầu độ tuổi 40 hoặc cuối độ tuổi 30.

Tình trạng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm kéo dài trung bình khoảng 7 năm nhưng cũng có những trường hợp tình trạng này kéo dài đến hơn 14 năm.

Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá và thừa cân hoặc béo phì có thể khiến phụ nữ bị bốc hỏa trong thời gian dài. Một số chủng tộc, ví dụ như người da đen, gặp phải các triệu chứng vận mạch thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Tần suất xảy ra triệu chứng vận mạch

Tần suất xảy ra các triệu chứng vận mạch như bốc hỏa ở mỗi phụ nữ là khác nhau và có thể thay đổi từng ngày. Một số phụ nữ gặp phải các triệu chứng vận mạch vài lần một ngày trong khi một số người chỉ gặp vài lần một tuần.

Tần suất xuất hiện các triệu chứng vận mạch có thể thay đổi khi gần đến giai đoạn mãn kinh. Cơn bốc hỏa thường xảy ra thường xuyên hơn trong khoảng một năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn và trong một năm sau đó.

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng vận mạch

Các triệu chứng vận mạch xảy ra do sự thay đổi trong cách cơ thể kiểm soát thân nhiệt. Bất cứ thứ gì làm tăng nhiệt độ cơ thể đều có thể gây ra cơn bốc hỏa.

Một số tác nhân kích hoạt triệu chứng vận mạch phổ biến gồm có:

  • Đồ ăn cay
  • Đồ uống nóng
  • Cà phê
  • Rượu bia
  • Stress
  • Thời tiết nóng

Ngăn ngừa triệu chứng vận mạch

Rất khó ngăn ngừa các triệu chứng vận mạch một cách tuyệt đối nhưng tránh các tác nhân kích hoạt, ví dụ như rượu bia và đồ ăn cay, có thể giúp giảm tần suất gặp phải các triệu chứng này.

Thừa cân, béo phì và hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gặp các triệu chứng vận mạch. Do đó, bạn nên giảm cân nếu đang bị thừa cân và bỏ thuốc lá nếu hút để giảm nguy cơ xảy ra triệu chứng vận mạch.

Nghiên cứu cho thấy dùng thuốc tránh thai kết hợp cũng có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng vận mạch trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Triệu chứng vận mạch có phổ biến không?

Hầu hết phụ nữ đều gặp các triệu chứng vận mạch trong thời kỳ mãn kinh. Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ, cứ bốn phụ nữ ở Bắc Mỹ (the North American Menopause Society), cứ 4 người thì có 3 người bị bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Theo Nghiên cứu về Sức khỏe phụ nữ toàn quốc (SWAN), tỷ lệ gặp các triệu chứng vận mạch ở các chủng tộc là khác nhau. SWAN là một nghiên cứu kéo dài 25 năm được thực hiện tại Hoa Kỳ với hơn 3.000 phụ nữ thuộc các chủng tộc khác nhau.

Các nhà nghiên cứu của SWAN phát hiện ra rằng phụ nữ gốc Phi có tỷ lệ gặp triệu chứng vận mạch cao nhất và phụ nữ châu Á có tỷ lệ gặp triệu chứng vận mạch thấp nhất. (1)

Điều trị triệu chứng vận mạch

Việc điều trị triệu chứng vận mạch phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu chỉ các triệu chứng nhẹ thì có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, ví dụ như tránh các tác nhân kích hoạt, mặc quần áo thoáng mát, giữ cho phòng ngủ mát mẻ vào ban đêm và hạn chế ra ngoài trời nóng.

Nếu có các triệu chứng vận mạch nghiêm trọng hoặc xảy ra thường xuyên thì bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế vì liệu pháp này đi kèm nhiều tác dụng phụ, gồm có tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư vú và sa sút trí tuệ.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm liều thấp, chẳng hạn như paroxetine cũng là một phương pháp điều trị triệu chứng vận mạch vào thời kỳ mãn kinh. (2)

Các biện pháp kiểm soát triệu chứng vận mạch không cần dùng thuốc

Một số biện pháp giúp kiểm soát triệu chứng vận mạch mà không cần dùng thuốc gồm có:

  • Mặc đồ nhiều lớp để dễ dàng cởi ra khi cảm thấy nóng
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
  • Uống nước mát thường xuyên
  • Tắm nước mát trước khi đi ngủ
  • Bật điều hòa hoặc quạt để giữ cho phòng ngủ mát mẻ
  • Tránh các tác nhân kích hoạt cơn bốc hỏa, ví dụ như thức ăn cay, rượu bia và caffeine
  • Không vận động mạnh sát giờ đi ngủ
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Không hút thuốc lá

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng chế độ ăn dựa trên thực vật có nhiều đậu nành có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bốc hỏa. (3)

Các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng vận mạch

Mãn kinh không phải nguyên nhân duy nhất gây ra các triệu chứng vận mạch. Các nguyên nhân khác cũng có thể gây ra triệu chứng vận mạch gồm có:

  • Bệnh tuyến giáp
  • Một số loại ung thư, chẳng hạn như hội chứng carcinoid
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như liệu pháp hormone dùng để điều trị ung thư vú

Tóm tắt bài viết

Triệu chứng vận mạch là các triệu chứng phổ biến vào thời kỳ mãn kinh. Các triệu chứng này thường bắt đầu xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng vận mạch ở mỗi người là khác nhau. Ở một số phụ nữ, các triệu chứng vận mạch chỉ hơi gây khó chịu trong khi ở một số người, các triệu chứng này lại gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Rất khó ngăn ngừa hoàn toàn các triệu chứng vận mạch nhưng tránh các tác nhân kích hoạt và thực hiện một số thay đổi về lối sống có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng thì có thể cần phải điều trị bằng thuốc, ví dụ như liệu pháp hormone thay thế.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh
Các dấu hiệu và triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là khi buồng trứng ngừng sản xuất hormone estrogen và progesterone, dẫn đến chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Hầu hết các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh bắt đầu xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh - khoảng thời gian trước khi chu kỳ kinh nguyệt ngừng hoàn toàn. Một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh mà không gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu trong khi một số người lại gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Các triệu chứng này có thể bắt đầu ngay từ giai đoạn tiền mãn kinh và kéo dài trong nhiều năm.

Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Teo Âm Đạo Sau Mãn Kinh: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Teo âm đạo sau mãn kinh có những triệu chứng như thế nào ở chị em. Cách điều trị vấn đề này ra sao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Mãn kinh có những triệu chứng nào?
Mãn kinh có những triệu chứng nào?

Một số ít phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh mà không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, nhưng đa số đều phải trải qua những vấn đề gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Ở mỗi phụ nữ, các triệu chứng tiền mãn kinh sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nhưng thường tồn tại trong suốt giai đoạn tiền mãn kinh và có thể kéo dài lên đến 7 năm sau mãn kinh.

Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?
Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến các triệu chứng tiền mãn kinh?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn đến các triệu chứng tiền mãn kinh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây