1

Nghiệm pháp đánh giá mức độ són tiểu 1 giờ (pads test) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Són tiểu là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng hay gặp nhất ở phụ nữ mọi lứa tuổi nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam, người bệnh thường âm thầm chấp nhận tình trạng trên do ngại đi khám. Ước tính khoảng 25 - 45% phụ nữ ở các lứa tuổi khác nhau có hiện tượng són tiểu không kiểm soát, và đặc biệt có tới 9 - 39% phụ nữ trên 60 tuổi được ghi nhận bị són tiểu hàng ngày. Loại són tiểu hay gặp nhất ở nữ giới là són tiểu gắng sức, được định nghĩa là tình trạng són tiểu khi gắng sức, làm nặng, ho hay hắt xì... Gần đây có nhiều người bệnh nam giới bị són tiểu sau điều trị, phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến.

Để đánh giá mức độ són tiểu, pads test là một nghiệm pháp đánh giá có giá trị giúp cho người thầy thuốc có thể lượng hóa được tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Pads test có thể chia nhiều thời điểm khác nhau: pads test 1 giờ, pads test 24 giờ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Són tiểu gắng sức.
  •  Són tiểu sau phẫu thuật tiền liệt tuyến, xạ trị vùng tiểu khung.
  •  Các són tiểu do các nguyên nhân khác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Nhiễm khuẩn tiết niệu.
  •  Đang có kinh nguyệt.
  •  Viêm da nặng vùng sinh dục.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ PHCN, điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên PHCN được đào tạo kỹ thuật.

2. Phương tiện

  • Cân chuyên dụng, phòng thủ thuật, bỉm.

3. Người bệnh

  • Giải thích cho người bệnh hiểu và làm đúng theo quy trình.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh

- Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.

- Thực hiện kỹ thuật

Pads test 1 giờ

  • Bước 1: cân bỉm khô trước khi cho người bệnh mặc sau đó cho người bệnh uống 500 ml nước lọc.
  • Bước 2: cho người bệnh đi lại trên nhiều địa hình, ngồi xuống đứng lên, ho (10 lần).
  • Bước 3: sau 1 giờ lấy bỉm ra và cân lại bỉm để tích lượng nước tiểu són ra và cho người bệnh đi tiểu đo lượng nước tiểu người bệnh tự đi được.
  • Bước 4: ghi chép các thông số cần thiết vào phiếu trả lời kết quả và thu dọn dụng cụ.

- Đánh giá kết quả: cân nặng trước và sau nghiệm pháp. Tăng > 1gram được coi là són tiểu có ý nghĩa. Sau khi làm nghiệm pháp, cân nặng bỉm càng tăng tương ứngvới mức độ són tiểu càng nặng.

- Thời gian 15 phút.

- Những điểm lưu ý:

  • Yêu cầu cho người bệnh thực hiện đúng các hoạt động trong khi làm nghiệm pháp để phản ánh đúng tình trạng són tiểu của người bệnh.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm hướng dẫn.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Không có.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nghiệm pháp đánh giá mức độ són tiểu 24 giờ (PADS test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp và gián tiếp bằng kỹ thuật flow cytometry - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm kháng thể kháng Dengue IgG và IgM (phương pháp thấm miễn dịch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật FISH với tiêu bản Parafin - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Nghiệm pháp vận động toàn bộ Rickili - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tiền mãn kinh

Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.

Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV
Độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm HIV

Với các phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay thì việc chẩn đoán sai là điều rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?
Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu được thực hiện nhằm mục đích gì? Kết quả thế nào là bình thường và thế nào là bất thường?

Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường
Xét nghiệm máu lúc đói có thể nguy hiểm cho những người bị tiểu đường

Các chuyên gia cho biết có một số điều mà người bị tiểu đường nên thực hiện trước những xét nghiệm này, gồm có điều chỉnh thuốc và ăn nhẹ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1568 lượt xem

Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường

Bé có sao không, khi xét nghiệm double test cho kết quả thế này?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Em năm nay 30 tuổi, đang mang thai bé 13 tuần. Em vừa đi làm xét nghiệm Double test, kết quả là: fb hCG 202 ng/ml, MoM 5.03; PAPP-A 3.25 mIU/ml, MoM 0.78. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG + PAPP-A + NT-tuổi) là 1:604. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG - PAPP-A-tuổi) là 1:99. Nguy cơ hội chứng Down (theo tuổi) là 1:912. Trisomy 13/18 + NT là <1:10000. Nguy cơ hội chứng Edward (T13/18) là <1:10000. Kết quả siêu âm bé lúc 13 tuần là: CRL 60 mm, NT 1.3 mm, MOM 1.02. Với 2 kết quả trên, bé của em có phát triển bình thường không ạ?

Nhờ bs tư vấn về kết quả xét nghiệm Double test
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem

Mang thai 14 tuần, em đi khám, siêu âm độ mờ da gáy là 1.2mm và làm xét nghiệm Double test, kết quả như sau: Ngưỡng nguy cơ 1:250. Nguy cơ theo tuổi mẹ 1:800. Nguy cơ theo xét nghiệm 1:71. Nguy cơ kết hợp với NT 1:465 - Kết quả: nguy cơ thấp. Nhờ bs tư vấn cho em rõ hơn với ạ?

Mang thai gần 15 tuần, quên chưa làm xét nghiệm Double test?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  658 lượt xem

Em mang thai được gần 15 tuần mà quên chưa làm xét nghiệm Double Test. Vậy, giờ em làm còn kịp không hay là đợi tuần tới làm xét nghiệm Tripple test luôn ạ?

Xét nghiệm double test 2 nơi, cho 2 kết quả khác nhau?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  815 lượt xem

Bé đầu em sinh thường, khỏe mạnh. Mang thai bé thứ 2 được 11 tuần, em đi xét nghiệm double test ở Bv tỉnh thì có kết quả: trisomy 18 cao, tỉ lệ là 1:86. Bác sĩ tư vấn em nên đi xét nghiệm chọc ối, lúc thai 16 tuần ở Bv Phụ sản TW (Hà Nội). Lúc thai 12 tuần, đi xét nghiệm lần nữa ở phòng khám khác gần nhà thì cho kết quả bình thường. 2 kết quả xn lại khác nhau thế, không biết kết quả nào đúng ạ? Và giờ, em có nên đi xét nghiệm chọc ối ở tuần thứ 16 không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây