1

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu được thực hiện nhằm mục đích gì? Kết quả thế nào là bình thường và thế nào là bất thường?
Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào? Xét nghiệm canxi trong nước tiểu có thể phát hiện những vấn đề nào?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu là gì?

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu được thực hiện để đo lượng canxi được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm này còn được gọi là định lượng canxi niệu hay xét nghiệm Ca+2 niệu.

Canxi là một trong những khoáng chất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ thể. Tất cả tế bào toàn cơ thể đều cần canxi cho nhiều chức năng khác nhau. Cơ thể sử dụng canxi để hình thành và phục hồi xương và răng. Canxi còn có chức năng giúp các dây thần kinh, tim và cơ hoạt động bình thường. Khoáng chất này cũng tham gia vào quá trình đông máu.

Phần lớn lượng canxi trong cơ thể được tích trữ trong xương. Phần còn lại lưu thông trong máu.

Khi nồng độ canxi trong máu quá thấp, xương sẽ giải phóng canxi để đưa nồng độ trong máu trở về mức bình thường. Khi nồng độ canxi trong máu quá cao, lượng canxi thừa sẽ được dự trữ trong xương hoặc bị đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu hoặc phân.

Lượng canxi trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lượng canxi hấp thụ từ thức ăn
  • Lượng canxi và vitamin D được hấp thụ qua ruột
  • Lượng phốt phát trong cơ thể
  • Nồng độ một số hormone như estrogen, calcitonin và hormone tuyến cận giáp (PTH)

Thông thường, nồng độ canxi cao hoặc thấp đều không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt là khi nồng độ canxi thay đổi chậm. Chỉ khi nồng độ canxi ở mức quá cao hoặc quá thấp hoặc thay đổi nhanh chóng thì mới biểu hiện triệu chứng.

Khi nào cần xét nghiệm canxi trong nước tiểu?

Các lý do cần thực hiện xét nghiệm canxi trong nước tiểu gồm có:

  • Kiểm tra xem nồng độ canxi cao trong nước tiểu có gây hình thành sỏi thận hay không
  • Đánh giá lượng canxi trong chế độ ăn uống có đủ hay không
  • Đánh giá khả năng hấp thụ canxi của đường ruột
  • Phát hiện các vấn đề khiến xương giải phóng canxi
  • Đánh giá chức năng tái hấp thu canxi của thận
  • Phát hiện vấn đề ở tuyến cận giáp

Xét nghiệm canxi trong máu thường cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm canxi trong nước tiểu trong việc chẩn đoán một số bệnh lý như bệnh xương, viêm tụy và cường tuyến cận giáp.

Cần chuẩn bị gì trước xét nghiệm?

Nếu đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thì sẽ phải tạm ngừng một thời gian trước khi tiến hành xét nghiệm canxi trong nước tiểu. Ngoài ra, có thể sẽ cần điều chỉnh lượng canxi trong chế độ ăn trong vòng vài ngày trước khi xét nghiệm.

Nếu cần xét nghiệm canxi trong nước tiểu của trẻ sơ sinh thì nhân viên y tế sẽ phát dụng cụ lấy mẫu nước tiểu đặc biệt và hướng dẫn cách thức lấy mẫu.

Quy trình thực hiện

Xét nghiệm canxi trong nước tiểu đo lượng canxi trong mẫu nước tiểu được gom từ nhiều lần đi tiểu trong vòng 24 giờ. Người bệnh cần bắt đầu lấy mẫu từ một mốc thời gian nhất định vào ngày hôm trước cho đến đúng mốc thời gian đó vào ngày hôm sau mà thông thường là vào buổi sáng.

Các bước lấy mẫu nước tiểu:

  • Vào ngày đầu tiên, đi tiểu bình thường sau khi ngủ dậy và chưa cần lấy mẫu.
  • Sau đó lấy mẫu nước tiểu của tất cả các lần đi tiểu trong 24 giờ tiếp theo vào bình đựng được phát.
  • Bảo quản bình đựng trong tủ lạnh sau mỗi lần lấy mẫu.
  • Ghi đầy đủ những thông tin được yêu cầu, gồm có họ tên và ngày giờ lấy mẫu lên bình.
  • Vào ngày thứ hai, lấy mẫu lần cuối sau khi thức dậy.
  • Đến bệnh viện nộp mẫu theo hướng dẫn.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả bình thường

Nồng độ canxi trong nước tiểu của một người có chế độ ăn bình thường là từ 100 đến 300 miligam mỗi ngày (mg/ngày). Nếu chế độ ăn ít canxi thì nồng độ canxi trong nước tiểu dao động trong khoảng 50 đến 150 mg/ngày.

Kết quả bất thường

Nồng độ canxi trong nước tiểu cao bất thường có thể là do các nguyên nhân như:

  • Cường tuyến cận giáp: Tình trạng tuyến cận giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp (PTH). Bệnh này có các triệu chứng như mệt mỏi, đau lưng và đau nhức xương.
  • Hội chứng sữa - kiềm: Tình trạng xảy ra do bổ sung quá nhiều canxi, thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi uống canxi để ngăn ngừa loãng xương.
  • Tăng canxi niệu vô căn: Nồng độ canxi trong nước tiểu quá cao mà không rõ nguyên nhân.
  • U hạt (sarcoidosis): Một bệnh lý mà các hạch bạch huyết, phổi, gan, mắt, da hoặc các mô khác trong cơ thể bị viêm
  • Nhiễm toan ống thận: Nồng độ axit trong máu tăng cao do chức năng lọc axit từ máu vào nước tiểu của thận bị suy giảm
  • Ngộ độc vitamin D: Cơ thể có quá nhiều vitamin D
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu quai: Một loại thuốc lợi tiểu có cơ chế là tác động đến quai Henle và làm tăng sự đào thải nước qua thận
  • Suy thận

Mặt khác, nồng độ canxi trong nước tiểu thấp bất thường có thể là do:

  • Hấp thụ kém, chẳng hạn như nôn mửa hoặc tiêu chảy, xảy ra do các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không được tiêu hóa bình thường
  • Thiếu vitamin D
  • Suy tuyến cận giáp: Tình trạng tuyến cận giáp không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp (PTH) để duy trì nồng độ canxi và phốt pho ở mức bình thường
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu thiazide

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tại sao nước tiểu có mùi cà phê?
Tại sao nước tiểu có mùi cà phê?

Một số người nhận thấy nước tiểu có mùi như cà phê sau khi uống loại đồ uống này. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy, có bình thường không và làm thế nào để khắc phục trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D
Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt nhất để kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu là một chỉ số cho biết cơ thể đang có bao nhiêu vitamin D, từ đó biết được một người đang bị thừa, thiếu hay đủ vitamin D.

Những thực phẩm nào chứa nhiều canxi?
Những thực phẩm nào chứa nhiều canxi?

Một trong những nhóm thực phẩm giàu canxi nhất là các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai và sữa chua. Nhưng ngoài ra còn rất nhiều loại thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng lớn khoáng chất này.

Những ai cần uống bổ sung canxi?
Những ai cần uống bổ sung canxi?

Ở đa số mọi người, chế độ ăn uống hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi. Tuy nhiên, những người mà chế độ ăn có quá ít canxi nên cân nhắc việc dùng viên uống bổ sung.

Khi nào cần xét nghiệm canxi máu?
Khi nào cần xét nghiệm canxi máu?

Xét nghiệm canxi máu là xét nghiệm đo tổng lượng canxi trong máu. Xét nghiệm này là một phần của xét nghiệm máu định kỳ nhưng cũng có thể được thực hiện khi có triệu chứng của tăng canxi máu, hạ canxi máu hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây