1

Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt nhất để kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu là một chỉ số cho biết cơ thể đang có bao nhiêu vitamin D, từ đó biết được một người đang bị thừa, thiếu hay đủ vitamin D.
Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D Những điều cần biết về xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là gì?

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và duy trì xương chắc khỏe. Cơ thể có khả năng tổng hợp vitamin D khi da tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D còn có trong một số loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá trích, trứng và các sản phẩm từ sữa được bổ sung vitamin D. Một nguồn nữa là từ các sản phẩm bổ sung vitamin D.

Vitamin D phải trải qua một số quá trình trước khi được cơ thể sử dụng. Quá trình biến đổi đầu tiên diễn ra ở gan. Tại đây, cơ thể chuyển đổi vitamin D thành một chất hóa học có tên là 25-hydroxyvitamin D, hay còn được gọi là calcidiol.

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là cách tốt nhất để kiểm tra lượng vitamin D trong cơ thể. Nồng độ 25-hydroxyvitamin D trong máu là một chỉ số cho biết cơ thể đang có bao nhiêu vitamin D, từ đó biết được một người đang bị thừa, thiếu hay đủ vitamin D.

Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm 25(OH)D hay xét nghiệm calcidiol 25-hydroxycholecalcifoerol. Chỉ số 25-hydroxyvitamin D thấp có thể chỉ ra nguy cơ loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần làm xét nghiệm?

Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D vì nhiều lý do khác nhau. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây loãng xương hay các bất thường khác ở cấu trúc xương có phải do thừa hoặc thiếu vitamin D hay không. Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D còn giúp theo dõi mức vitamin D ở những người có nguy cơ cao bị thiếu hụt.

Những người có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin D gồm có:

  • Người không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
  • Người cao tuổi
  • Người bị béo phì
  • Trẻ chỉ bú sữa mẹ (sữa công thức thường được bổ sung thêm vitamin D)
  • Những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
  • Những người mắc các bệnh có ảnh hưởng đến ruột và làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn như bệnh Crohn
  • Những người đã được chẩn đoán bị thiếu hụt vitamin D và đang bổ sung cũng cần làm xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D để đánh giá hiệu quả của việc điều trị.

Quy trình thực hiện xét nghiệm

Thông thường, người bệnh không được ăn bất cứ thứ gì trong vòng 4 đến 8 tiếng trước khi xét nghiệm.

Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D cũng giống như xét nghiệm máu thông thường. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch trên cánh tay. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì có thể lấy máu ở đầu ngón tay. Sau đó mẫu máu được đem đi phân tích để đo nồng độ 25-hydroxyvitamin D.

Kết quả xét nghiệm

Nồng độ 25-hydroxyvitamin D được đo bằng đơn vị nanomol trên lít (nmol/L) hoặc nanogram trên mililít (ng/mL). Ý nghĩa của các mức 25-hydroxyvitamin D như sau:

  • Thiếu hụt: dưới 30 nmol/L (12 ng/mL)
  • Có nguy cơ thiếu hụt: từ 30 nmol/L (12 ng/mL) đến 50 nmol/L (20 ng/mL)
  • Mức bình thường: từ 50 nmol/L (20 ng/mL) đến 125 nmol/L (50 ng/mL)
  • Mức cao: trên 125 nmol/L (50 ng/mL)

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ vitamin D thấp và đang có các triệu chứng đau nhức xương thì bác sĩ sẽ tiến hành đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA/DXA. Đây là phương pháp không xâm lấn và không đau đớn giúp đánh giá sức khỏe của xương.

Mức 25-hydroxyvitamin D trong máu thấp thường do một (hoặc nhiều) nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng
  • Ruột hấp thụ vitamin kém
  • Ít khi ra ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng

Một số bằng chứng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, vấn đề về miễn dịch và bệnh tim mạch.

Nồng độ vitamin D trong máu cao thường là do uống bổ sung quá nhiều. Việc bổ sung vitamin D liều quá cao có thể dẫn đến ngộ độc vitamin D (hypervitaminosis D). Đây là một vấn đề ít khi xảy ra nhưng nghiêm trọng và có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan hoặc thận.

Tình trạng thừa viamin D rất hiếm khi là do chế độ ăn uống hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm và hướng dẫn bổ sung nếu bị thiếu hụt.

Rủi ro khi làm xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D

Giống như bất kỳ xét nghiệm máu nào, quy trình xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D rất an toàn nhưng đôi khi có thể xảy ra một số vấn đề nhỏ như:

  • Chảy máu
  • Chóng mặt
  • Nhiễm trùng nhẹ ở vị trí kim tiêm đâm vào da

Tóm tắt bài viết

Vitamin D có vai trò rất quan trọng. Sự thiếu hụt vitamin D ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Xét nghiệm 25-hydroxyvitamin D là điều cần thiết để kiểm tra mức vitamin D trong cơ thể. Nếu bị thiếu hụt thì cần bổ sung bằng những cách như ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D, tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng sản phẩm bổ sung.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: vitamin D, hydroxyvitamin D
Tin liên quan
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm
Những điều cần biết về axit phytic trong thực phẩm

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.

Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận
Những điều cần biết về tác động của vitamin C đến thận

Liều lượng vitamin C lớn có thể làm tăng nguy cơ hình thành loại sỏi thận phổ biến nhất, đó là sỏi canxi oxalat.

Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C
Những điều cần biết về bệnh Scorbut – căn bệnh do thiếu vitamin C

Các dấu hiệu của bệnh scorbut thường bắt đầu xuất hiện sau ít nhất 4 tuần liên tục bị thiếu vitamin C nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng có thể phải sau 3 tháng hoặc lâu hơn thì các triệu chứng mới biểu hiện rõ.

Những điều cần biết về vitamin A
Những điều cần biết về vitamin A

Vitamin A là tên gọi của một nhóm các hợp chất tan trong chất béo có trong cả thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường và vitamin B12

Bệnh thần kinh do tiểu đường cũng gây ra các triệu chứng giống như bệnh thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 (tê bì, yếu cơ, đau đớn và dị cảm ở cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây