Nghiệm pháp vận động toàn bộ Rickili - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Duy trì thể lực tốt để đảm bảo độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cũng như tham gia vào các hoạt động gia đình x hội cũng như các hoạt động giải trí là mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Bộ công cụ này giúp cho bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên cũng như cán bộ y tế cơ sở được huấn luyện có thể đánh giá. Bộ công cụ đánh giá thể lực người bệnh tại cộng đồng và đưa ra các bài tập luyện thể lực phù hợp để tăng cường sức khỏe Bộ công cụ Rikili dùng để đánh giá mức độ thể lực cho người bệnh.
- Các mục vận động cần đánh giá:
- Gập khuỷu có kháng trở.
- Đứng dậy từ ghế.
- 2 phút bước tại chỗ.
- Đứng dậy và đi.
- Khoảng cách tay - ngón chân.
- Khoảng cách tay - tay.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đánh giá chức năng vận động cho người cao tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đang bị các bệnh lý nội khoa cấp tính.
- Không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, KTV PHCN, điều dưỡng được huấn luyện.
2. Phương tiện
- Tạ 1 kg; 1,5 kg; 2 kg; 3 kg, 3,5 kg.
- Ghế tựa cao 50 cm.
- Địa điểm đánh giá: khu vực có chiều dài 5 - 10 m, chiều rộng 2 - 3 m.
- Đồng hồ bấm giây, thước dây.
- Cột mốc đối với khoảng cách cách giá 3 m.
3. Người bệnh
- Giải thích mục đích và cách thực hiện của từng mục đánh giá
4. Chuẩn bị hồ sơ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đứng dậy từ ghế
Tiến hành theo các bước:
- Bước 1: đưa người bệnh vào ghế:
- Ngồi giữa ghế, lưng thẳng, không tựa.
- Hai bàn chân đặt phẳng trên nền, khớp háng gập 90o, cẳng chân vuông góc với đùi (ghế phù hợp với chiều cao của người cần đánh giá).
- Hai tay ôm trước ngực hoặc khoanh tay trước ngực.
- Bước 2: chỉ dẫn những yêu cầu cần thực hiện:
- Người đánh giá làm mẫu và giải thích cách đứng dậy từ tư thế ngồi và xuống xuống ghế, thực hiên trong 30 giây theo khả năng người bệnh có thể làm. Tư thế đứng cần thẳng lưng, trong khi thực hiện không được phép chống tay vào đùi hay vịn tay vào ghế, không được tựa lưng vào ghế. Khi người bệnh đứng lên và ngồi xuống được tính là 1 lần, tuy nhiên nếu khi hết thời gian mà người bệnh đang ở tư thế đứng chưa kịp ngồixuống thì vẫn tính là 1 lần.
- Bước 3: phát hiệu lệnh “bắt đầu” và bắt đầu đếm số lần đứng lên và ngồi xuống trong 30 giây, khi người bệnh đứng lên và ngồi xuống được tính là 1 lần.
- Ghi chú: nếu người bệnh có thể đứng dậy mà không cần trợ giúp như chống tay vào đùi/vịn tay/cần khung thì vẫn đánh giá số lần đứng dậy với trợ giúp nhưng ghi trong hồ sơ “không theo Protocole”.
2. Gập khuỷu với có kháng trở
- Dụng cụ: tạ 5ib (khoảng 2kg) cho nữ, 8 ib (khoảng 3,5 kg) cho nam, đồng hồ bấm giây.
+ Bước 1: chuẩn bị người bệnh: ngồi thẳng lưng trên ghế, giải thích chỉ dẫn cần làm.
+ Bước 2: kỹ thuật viên làm mẫu và hướng dẫn người bệnh cách thực hiện dẫn mẫu cần thực hiện, lần lượt cho từng bên phải và trái
- Tay cầm tạ và gập khớp khuỷu tới hết biên độ gập sau đó duỗi khuỷu về vị trí ban đầu (duỗi khủy tay, cẳng tay sát thân, lòng bàn tay hướng ra phía trước, lặplại động tác trong 30 giây, trong khi thực hiện động tác dứt khoát, không được đung đưa tay).
+ Bước 3: Phát hiệu lệnh "bắt đầu"
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, tay duỗi thẳng, cẳng tay sát thân, lòng bàn tay hướng ra trước, cầm tạ, sử dụng đồng hồ bấm giây đế tính số lần gập khuỷu hoàn toàn với tạ.
- Kỹ thuật viên tính số lần gập khuỷu hoàn toàn với tạ trong 30 giây.
- Nếu khi hết giờ mà người bệnh gập khủy được quá nửa biên độ gập khuỷu thì vẫn tính 1 lần gập.
- Ghi chú: nếu người bệnh không thể gập khuỷu với tạ theo yêu cầu mà chỉ làm được với mức tạ nhẹ hơn ví dụ 1,5kg/ 1kg hoặc thậm chí chỉ thực hiện được với mứcthắng trọng lực của chi trên thì vẫn để người bệnh thực hiện và ghi trong hồ sơ “test không theo Protocol”
3. Bước tại chỗ 2 phút
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Đồng hồ bấm giây, thước, bút mầu đánh dấu, xác định mốc trên tường để khi người bệnh nhấc chân đúng độ cao yêu cầu, ghế ngồi.
- Đánh dấu mốc trên tường/ cột mốc bằng cách đo từ mặt đất vuông góc với nền một đoạn dài bằng một nửa chiều dài tính từ đỉnh của xương bánh chè của người bệnh tới gai chậu trước trên.
- Chuẩn bị người bệnh: giải thích cho người bệnh cách thực hiện và quan sát mẫu: bước tại chỗ lần lượt chân P rồi chân T sao cho đầu gối ngang mức đánh dấu sau đó đặt chân xuống nền về vị trí ban đầu. Bước tại chỗ luân phiên chân phải rồi chuyển chân trái, không được nhẩy.
- Tiến hành:
+ Bước 1: đưa người bệnh tới vị trí test: bàn chân đặt phẳng trên nền, đối diện với mốc đánh dấu.
+ Bước 2: kỹ thuật viên làm mẫu và hướng dẫn cách thực hiện cho người bệnh: yêu cầu bước tại chỗ lần lượt chân P rồi chân T sao cho đầu gối ngang mức đánh dấu sau đóđặt chân xuống nền về vị trí ban đầu. Bước tại chỗ luân phiên chân phải rồi chuyển chân trái, không được nhẩy.
+ Bước 3: Ra hiệu lệnh “bắt đầu” đồng thời kỹ thuật viên bấm thời gian và đếm số bước tại chỗ.
- Tính số chu kỳ bước bao gồm 2 chân khi nâng và đặt chân xuống nền trong 2 phút.
- Nếu người bệnh không thể tiếp tục bước trong vòng 2 phút thì hướng dẫn cách ra hiệu bằng cách “dơ tay” để báo dừng.
+ Bước 4: tính kết quả số lần bước trong 2 phút
- Trong thời gian đánh giá mà người bệnh cần nghỉ thì vẫn được phép nghỉ với thời gian cần thiết nhưng vẫn tính thời gian, sau đó lại tiếp tục thực hiện với thời gian còn lại.
- Chú ý: nếu người bệnh không thể đứng không cần trợ giúp như vịn tay vào ghế thì vẫn thực hiện test đánh giá nhưng ghi vào hồ sơ cá nhân “không theo Protocole”
4. Test đứng dậy và đi
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Đồng hồ bấm giây, tạo khoảng cách 3 m với 2 mốc ở 2 đầu: một đầu là ghế không có tay vịn cao 50 đầu kia là cột mốc, khoảng cách này được đánh dấu vạch mầu dưới nền để dễ nhận biết.
- Chuẩn bị người bệnh: được chỉ dẫn yêu cầu cần làm: ngồi xuống ghế rồi đứng dậy rồi đi về phía cột mốc rồi trở lại vị trí ban đầu và ngồi xuống ghế, người bệnh có thể vịn hoặc chống tay để đứng dậy, người bệnh đi cẩn thận đảm bảo an toàn, không được chạy.
- Các bước tiến hành
- Bước 1: đưa người bệnh ngồi ghế, 2 bàn chân đặt phẳng trên nền, một chân hơi nhích ra phía trước so với chân kia, 2 tay đặt trên đùi.
- Bước 2: ra hiệu lệnh “Bắt đầu” thì người bệnh đứng dậy và đi theo qu ng đường quy định.
- Bước 3: tính kết quả: người đánh giá dùng đồng hồ bấm giây để tính thời gian mà người bệnh hoàn thành qu ng đường yêu cầu. Cần ghi nhớ: thời điểm tính thời gian ở gần 10 giây cuối cùng ví dụ 4,9 giây, 5,9 giây.
5. Khoảng cách tay - ngón chân
- Dụng cụ: ghế ngồi 50 - 60 cm sao cho 2 bàn chân đặt phẳng trên nền, thước đo.
m- Chuẩn bị: Người bệnh ngồi trên ghế, 1 bàn chân đặt phẳng trên nền, chân kia duỗi thẳng, gót chạm nền, bàn chân gập với cẳng chân 90o.
- Người đánh giá giải thích cách làm và làm mẫu để người bệnh quan sát: gập thân về phía trước bằng cách gập hông trong thì thở ra, tay với về phía đầu ngón chân, giữ ở tư thế này 2 giây, thời gian này để đo khoảng cách tay đầu ngón chân, sau đó đổi bên.
- Tiến hành
- Bước 1. Người bệnh ngồi như tư thế chuẩn bị.
- Bước 2. Kỹ thuật viên làm mẫu và hướng dẫn người bệnh thực hiện. Yêu cầu người bệnh gập thân về phía trước bằng cách gập hông trong thì thở ra, tay với về phía đầu ngón chân, giữ ở tư thế này 2 giây, sau đó đổi bên.
- Bước 3. Tính kết quả: đo khoảng cách từ đầu ngón tay trỏ tới đầu ngón chân thứ 2. Lấy số liệu bên có kết quả tốt hơn (khớp mềm dẻo hơn).
7. Khoảng cách tay - tay
- Dụng cụ: thước đo.
- Chuẩn bị: người bệnh đứng, giải thích và thực hiện mẫu cho người bệnh quan sát: với ra phía sau lưng càng cao theo khả năng có thể làm (lòng bàn tay ngửa ra phía ngoài, các ngón tay duỗi), đặt tay trái về phía bả vai sao cho khuỷu hướng lên trần nhà (long bàn tay úp về phía lưng, các ngón duỗi).
- Tiến hành
- Bước 1: chuẩn bị người bệnh, yêu cầu người bệnh đứng để làm test.
- Bước 2: kỹ thuật viên làm mẫu và hướng đẫn người bệnh thực hiện. Tay phải của người bệnh với ra phía sau lưng càng cao như người bệnh có thể làm (lòng bàn tay ngửa ra phía ngoài, các ngón tay duỗi), đặt tay trái về phía bả vai sao cho khủy hướng lên trần nhà (lòng bàn tay úp về phía lưng, các ngón duỗi), không dùng tay nọ kéo tay kia để giữ.
- Bước 3: tính kết quả: kỹ thuật viên đánh giá đo khoảng cách: chọn khoảng cách gần nhất giữa 2 đầu ngón tay của bên có kết quả tốt hơn.
- Nếu 2 bàn tay của người bệnh chồng lên nhau thì đo khoảng cách chồng nhau.
- Thời gian toàn bộ test này từ 30 - 45 phút.
VI. THEO DÕI
- Trong quá trình đánh giá nếu xuất hiện đau đầu, chóng mặt hay mệt, cần dừng đánh giá, hẹn đánh giá lại lần sau khi tình trạng cho phép thực hiện test.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Cho người bệnh nghỉ ngơi, đo mạch, huyết áp và báo bác sĩ để xử trí phù hợp với diễn biến của người bệnh.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, việc sử dụng liệu pháp điều trị vi lượng đồng căn có an toàn cho em bé trong bụng của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Lạm dụng việc mua thuốc bán tự do (thuốc OTC) tự ý điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Dưới đây là 7 giải pháp an toàn dễ dàng thực hiện tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ.
Mãn kinh là một quá trình sinh lý tự nhiên ở phụ nữ, xảy ra khi buồng trứng ngừng phóng trứng trưởng thành vào mỗi tháng và cơ thể tạo ra ít horTronmone estrogen, progesterone hơn.
Với các phương pháp xét nghiệm HIV hiện nay thì việc chẩn đoán sai là điều rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.
TIBC hay khả năng gắn sắt toàn phần là một phương pháp xét nghiệm đo lượng sắt có trong máu, giúp phát hiện tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.
- 1 trả lời
- 837 lượt xem
- Bác sĩ cho hỏi những thử nghiệm về độ an toàn của vắc xin đã đủ nghiêm ngặt chưa ạ? Các quy trình để đo độ an toàn của vắc xin là gì ạ?
- 1 trả lời
- 1446 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1074 lượt xem
- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 3782 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1458 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?