1

Nghe kém ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
  • Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ…
  • Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.

1. CÁC CHỈ ĐỊNH CẦN KIỂM TRA THÍNH LỰC CHO TRẺ EM

- Có hàng loạt các yếu tố nguy cơ của mất thính lực ở trẻ em, do đó, có hàng loạt lý do đặc biệt tại sao cần phải tầm soát hay kiểm tra sức nghe của trẻ. Các chỉ định chung đối với việc đánh giá sức nghe bao gồm:

  • Chậm nói.
  • Viêm tai thường xuyên hoặc tái phát.
  • Trong gia đình có người khiếm thính (mất thính lực có thể do di truyền).
  • Bị các hội chứng được biết đến có liên quan với mất thính lực (ví dụ, hội chứng Down, hội chứng Alport, và hội chứng Crouzon).
  • Các bệnh truyền nhiễm gây ra mất thính lực (viêm màng não, bệnh sởi và nhiễm cytomegalovirus).
  • Các thuốc điều trị có thể gây mất thính lực như là một tác dụng phụ, bao gồm một số thuốc kháng sinh và một số chất của hóa trị liệu.
  • Học kém.
  • Đã được chẩn đoán không có khả năng học tập hoặc những bệnh khác, như tự kỷ hoặc rối loạn phát triển đều khắp.

- Ngoài ra, tình trạng mang thai và tình trạng khi sinh có thể liên quan với mất thính lực của trẻ. Nếu có một bệnh sử bao gồm những trường hợp sau đây, trẻ cần phải được đánh giá thính lực.

  • Trọng lượng sinh thấp (ít hơn 1kg) và / hoặc sinh non.
  • Phải hỗ trợ thông khí (để giúp thở hơn 10 ngày sau khi sinh).
  • Điểm số Apgar thấp (số được tính khi sinh phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh).
  • Vàng da nặng sau khi sinh.
  • Mẹ bị bệnh trong khi mang thai.
  • Não úng thủy.

- Một số cha mẹ bắt đầu nghi ngờ con của họ không thể nghe bình thường vì đứa trẻ có những lúc không đáp ứng với tên của mình hoặc yêu cầu lặp đi lặp lại thường các từ, cụm từ, hoặc câu. Một dấu hiệu có thể khác nữa là đứa trẻ dường như không chú ý đến âm thanh hay những gì đang được nói.

- Trung bình, chỉ có một nửa số trẻ em được chẩn đoán khiếm thính thực sự có một yếu tố nguy cơ được biết đến của mất thính giác. Điều này có nghĩa là nguyên nhân không bao giờ được biết đến chiếm khoảng một nửa số trẻ khiếm thính. Vì lý do này, nhiều bang ở Mỹ đã thực hiện tầm soát khiếm thính chung (universal hearing screen) cho tất cả các trẻ sơ sinh trước khi rời bệnh viện về nhà.

2. CÁC NGHIỆM PHÁP KIỂM TRA THÍNH LỰC CHO TRẺ EM

2.1. Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan

2.1.1. Nghiệm pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh

  • Đối với thử nghiệm này, trẻ ngồi trên đùi của cha, mẹ hay người chăm sóc trẻ ở trung tâm của phòng đo.
  • Loa ở phía bên phải và bên trái của trẻ. Các loa có đồ chơi (thường được gắn bên trong hộp) treo dưới đáy, có thể cử động khi đang đo. Đứa trẻ sẽ quay có “điều kiện” về bên hướng mà từ đó âm thanh được phát ra. Khi đứa trẻ quay đúng hướng, đồ chơi sẽ được thắp sáng lên và cử động, thu hút sự chú ý và khuyến khích trẻ tiếp tục tham gia vào thử nghiệm. Trẻ em (và người lớn) theo bản năng sẽ quay về phía âm thanh mới lạ mà không cần phải suy nghĩ về những phản ứng, đó là lý do tại sao thử nghiệm này hiệu quả cho trẻ em nhỏ đến 5 tháng tuổi. Phương pháp này cũng có thể được sử dụng với tai nghe chèn nhỏ, cho phép kiểm tra nghe riêng khả năng của mỗi tai. Dưới đây là một sơ đồ bố trí cho thử nghiệm VRA.

 

 

  • Tuy nhiên, nghiệm pháp VRA có một số hạn chế. Để nghiệm pháp kiểm tra chính xác, trẻ phải tham gia và cần phải hợp tác và có biểu hiện báo nghe. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng các loa để thử nghiệm, kết quả chỉ để dự đoán cho tai “tốt hơn”. Nó không cho biết liệu em bé bị khiếm thính một tai hay cả hai tai, trừ khi sử dụng một thiết bị để cô lập các tai (ví dụ, tai nghe).

2.1.2. Nghiệm pháp đo thính lực - chơi

Ở nghiệm pháp này âm thanh được ghép chung với một đáp ứng hoặc nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, trẻ được dạy để miếng gỗ đồ chơi gần với má của nó. Khi trẻ nghe âm thanh, trẻ đặt miếng gỗ đó vào hộp đồ chơi.

2.1.3. Kiểm tra thính lực bằng lời nói

Kiểm tra nói có thể được hoàn thành bằng cách sử dụng hình ảnh, ví dụ, đứa trẻ chỉ đúng ảnh mà người kiểm tra yêu cầu với giọng nhỏ dần đi. Một lần nữa, ở thử nghiệm này trẻ cần là một người sẵn sàng tham gia. Ưu điểm của nghiệm pháp này là kết quả thu được thường chi tiết như là một thử nghiệm dành cho người lớn.

2.2. Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan

2.2.1. Đo nhĩ lượng

  • Đo nhĩ lượng đồ và phản xạ cơ bàn đạp tạo thành một bộ đo chính được sử dụng trong các cơ sở thính học. Nó rất nhậy trong các trường hợp tổn thương tai giữa, thậm chí ở những người không bị hoặc chỉ giảm thính giác rất ít. Ưu điểm của nó là biện pháp khách quan vì thế có thể sử dụng cho những trường hợp không hợp tác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Nhĩ lượng đồ được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Áp suất không khí được thay đổi trong ống tai từ dương sang âm, làm cho màng nhĩ chuyển động và sự chuyển động của màng nhĩ được ghi lại. Số lượng và hình dạng của chuyển động có thể loại trừ hoặc chỉ ra các vấn đề khác nhau, như: dịch phía sau màng nhĩ, màng nhĩ bị thủng, hoặc chuỗi xương con màng nhĩ bị cứng (ví dụ, xơ nhĩ = otosclerosis).
  • Nghiệm pháp này thực hiện nhanh chóng, khách quan và không đau (mặc dù đôi khi đầu dò bịt kín ống tai có thể làm trẻ em khó chịu).


 

Hình 2. Các dạng nhĩ lượng đồ

  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy các nhĩ lượng đồ “bình thường” có thể phản ánh sai do các mô mềm trong ống tai, đặc biệt ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, có thể chuyển động. Vì thế ở trẻ em có thính lực đồ bình thường có thể cho kết quả giảm chuyển động của màng nhĩ. Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng âm tần số cao để đo nhĩ lượng đồ cho trẻ em như âm có tần số 1000 Hz vì nó không bị ảnh hưởng bởi các mô mềm yếu trong ống tai trẻ và cùng lúc vẫn đo được sự chuyển động của màng nhĩ.

2.2.2. Đo phản xạ cơ bàn đạp

  • Phản xạ âm hay còn gọi là phản xạ cơ bàn đạp, phản xạ cơ tai giữa là một cơ chế bảo vệ tai trước những âm thanh lớn. Phản xạ này có thể làm giảm âm thanh vào tai từ 5 đến 10 dB.
  • Ngưỡng phản xạ âm: đo tại tần số 500; 1000; 2000 và 4000Hz với mức cường độ từ 70-90 dB SL trên ngưỡng nghe bình thường. Đối với điếc thần kinh giác quan, ngưỡng phản xạ < 60 dB SL chứng tỏ có hồi thính.
  • Có thể đo phản xạ âm cùng bên hoặc đối bên. Sự hiện diện của phản xạ âm cũng bác bỏ chẩn đoán bệnh lý thần kinh thính giác (auditory neuropathy).
  • Không phải trẻ em nào cũng có phản xạ cơ bàn đạp, vì thế khi đo không có phản xạ cơ bàn đạp không có nghĩa là em bé đó bị điếc. Nhưng nếu có phản xạ cơ bàn đạp thì chắc chắn sức nghe không xấu hơn mức phản xạ phát ra, đặc biệt phản xạ hiện diện khi đo cùng bên thì chắc chắn không bị điếc dẫn truyền.

2.2.3. Đo âm ốc tai (OAE)

  • OAE có thể được thực hiện như là một nghiệm pháp bổ sung cho ABR hoặc để tầm soát nghe đầu tiên. Nghiệm pháp OAE đo đáp ứng âm của tai trong (ốc tai). Các phản ứng âm thanh đo được là đáp ứng của tai trong bị thải lại ra tai khi đáp ứng với một kích thích âm thanh. Nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò nhỏ có chứa một micro và loa vào tai của trẻ.


 

Hình 3. Đo âm ốc tai – Kết quả tai phải “PASS” hiển thị trên màn hình

  • Khi đứa trẻ ngồi hoặc nằm yên, các âm thanh được tạo ra trong đầu dò và đáp ứng trở lại từ ốc tai được ghi lại. Sau khi ốc tai xử lý âm thanh, kích thích điện được gửi đến cầu não, nhưng ngoài ra, có một âm thanh phụ và riêng biệt không đi đến dây thần kinh mà trở lại đi vào ống tai của trẻ. "Sản phẩm phụ" này gọi là âm ốc tai. Âm ốc tai sau đó được micro của đầu dò thu lại và hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu âm ốc tai hiện diện ở những âm quan trọng cho việc hiểu lời nói, thì đứa trẻ “qua được” (PASS) thử nghiệm tầm soát. Là một nghiệm pháp bổ sung ABR, OAE phục vụ như là một kiểm tra chéo để hoặc xác nhận thính giác bình thường hoặc xác minh vị trí tổn thương cho sự nghe kém do tai trong. OAE chỉ kiểm tra tính toàn vẹn của ốc tai. Đó là lý do tại sao nghiệm pháp OAE thường được kết hợp với ABR hoặc với một nghiệm pháp kiểm tra hành vi có thể đánh giá đáp ứng với âm thanh của một đứa trẻ.

2.2.4. Đo điện thính giác thân não (ABR)

  • Đáp ứng thính giác thân não, hiện là test chuẩn để tầm soát điếc trẻ sơ sinh, thường là chuẩn vàng để đánh giá việc sử dụng OAE trong khám tầm soát.
  • ABR là một nghiệm pháp pháp sinh lý của đáp ứng não với âm thanh. Nó kiểm tra tính toàn vẹn của hệ thống nghe từ tai đến cầu não. Nghiệm pháp này thực hiện bằng cách đặt 4-5 điện cực trên đầu của đứa trẻ, sau đó một loạt các âm thanh được phát ra qua tai nghe nhỏ đến trẻ. Thần kinh thính giác nhận được kích thích âm thanh và truyền chúng đến não. Hoạt động điện tạo ra bởi dây thần kinh có thể được ghi lại bởi các điện cực và được trình bày dạng sóng trên màn hình máy tính. Nhà thính học sau đó có thể thử ở các mức độ lớn khác nhau cho mỗi âm thanh và xác định mức độ nhỏ nhất mà tại đó trẻ có thể nghe. Trẻ có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng tất cả các âm thanh của một đánh giá nghe thông thường (đánh giá người nghe lớn).
  • Hạn chế của ABR là đứa trẻ cần yên lặng và nằm yên. Điện thế mà máy tính ghi lại từ thần kinh thính giác là rất nhỏ. Bất kỳ chuyển động cơ bắp nào, bao gồm cả chuyển động nhỏ như chớp mắt, có thể xóa sạch đáp ứng nghe, do vậy, trẻ sơ sinh hoặc trẻ em phải ngủ trong khi thử nghiệm. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thể được thử nghiệm trong giấc ngủ (sleep) tự nhiên. Trẻ lớn hơn 3 tháng thường được dùng thuốc an thần để ngủ khoảng một giờ (dưới sự giám sát của bác sĩ) trong khi thử nghiệm. Thuốc an thần được sử dụng phổ biến nhất là chloral hydrate.

 

Hình 4. Kết quả ngưỡng nghe ABR tai phải và tai trái bình thường hiển thị trên màn hình

 

2.2.5. Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR)

  • Một trong những nghiệm pháp mới đang được sử dụng là đánh giá đáp ứng trạng thái ổn định thính giác. Đây là một nghiệm pháp được sử dụng kết hợp với ABR. Nó được thực hiện trong khi trẻ em đang ngủ, hoặc ngủ do uống thuốc và nó ghi lại đáp ứng từ dây thần kinh thính giác đến cầu não. Máy phát cho loại thử nghiệm này nhìn chung được chấp nhận tương tự như của ABR. Một lợi thế của ASSR là kích thích được sử dụng để kiểm tra thính giác của trẻ tần số cụ thể hơn, cho phép các nhà thính học dự đoán mức độ nghe cho một loạt các âm thanh với độ chính xác tăng lên. Ngoài ra, ASSR làm nhanh hơn và có khả năng kiểm tra ở mức độ âm thanh to hơn so với ABR (do hạn chế về thiết bị của ABR), làm cho phân biệt giữa điếc nặng và sâu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, là kết quả cho một mất thính lực nhẹ và nghe bình thường không thể phân biệt được, do đó, có khả năng chẩn đoán sai cho các trẻ em bị mất thính giác nhẹ.


 

Hình 5: ASSR – Đáp ứng với các mức độ kích thích tại tần số 2000Hz- Hiển thị kết quả ngưỡng nghe tai phải và tai trái

 

2.3. Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp với từng trẻ

Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào cũng có những thử nghiệm kiểm tra nghe thích hợp. Các loại thử nghiệm sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi hoặc mức độ phát triển của trẻ. Một số thử nghiệm nghe không yêu cầu có phản ứng hành vi từ đứa trẻ, trong khi các thử nghiệm khác sử dụng các trò chơi lôi kéo sự quan tâm của trẻ. Điều quan trọng là tìm ra đúng phương pháp thử nghiệm cho mỗi đứa trẻ.

2.3.1. Trẻ sơ sinh trẻ, nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển

  • Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai, OAE, ABR, ASSR.
  • 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.
  • Trẻ chậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm, VRA, OAE, ABR, ASSR.

2.3.2. Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)

  • 3 đến 5 tuổi: đo thính lực – chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm, OAE, ABR, ASSR.
  • Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: có thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như người lớn.

3. XỬ TRÍ NGHE KÉM Ở TRẺ EM

Khi mất thính lực được xác định, việc tìm kiếm kỹ lưỡng nguyên nhân của nó phải được thực hiện.

3.1. Nghe kém do nhiễm trùng tai

Điều trị nhiễm trùng tai. nếu mất thính lực vẫn còn hiện diện sau khi đã điều trị nhiễm trùng cần trợ thính cho bé.

3.2. Nghe kém không do viêm nhiễm nên trợ thính phù hợp theo mức độ khiếm thính và dạng khiếm thính

3.3. Các phương pháp trợ thính cho trẻ

Nên trợ thính sớm ngay sau khi xác định bé bị khiếm thính.

3.3.1. Điếc nhẹ và vừa

Mang máy nghe và học trường thường.

3.3.2. Điếc nặng và sâu

- Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà.

- Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường.

- Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không.

- Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai, hay kinh phí gia đình không đáp ứng nổi để cấy điện ốc tai sẽ tiếp tục mang máy nghe và học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính. Các trường này sẽ rèn luyện cho cả bố mẹ và trẻ để:

  • Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.
  • Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.
  • Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như thị giác, xúc giác.
  • Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
  • Luyện khả năng đọc hình miệng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bệnh da nghề nghiệp - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BYT ngày 12/01/2015.

Tin liên quan
Nghe kém, mất thính lực ở trẻ sơ sinh
Nghe kém, mất thính lực ở trẻ sơ sinh

Trẻ em không được hỗ trợ khi nghe kém có thể chậm phát triển ngôn ngữ, khó đọc và gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội. Trên thực tế, trẻ bị mất thính giác mức độ nhẹ sẽ bị kìm hãm phát triển gấp 10 lần so với trẻ có khả năng thính giác bình thường.

11 lợi ích của nhụy hoa nghệ tây (saffron)
11 lợi ích của nhụy hoa nghệ tây (saffron)

Nhụy hoa nghệ tây (saffron) từ lâu đã được coi trọng nhờ có rất nhiều công dụng khác nhau như tăng cường ham muốn tình dục, cải thiện tâm trạng, trí nhớ và chữa bệnh.

Các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây (saffron) đối với làn da
Các tác dụng của nhụy hoa nghệ tây (saffron) đối với làn da

Saffron đã được khoa học chứng minh là có nhiều đặc tính có lợi cho da.

10 lợi ích đã được chứng minh của củ nghệ và curcumin
10 lợi ích đã được chứng minh của củ nghệ và curcumin

Nghệ không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn mà còn là một vị thuốc đã được sử dụng từ xa xưa nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng và các lợi ích của bí nghệ
Giá trị dinh dưỡng và các lợi ích của bí nghệ

Bí nghệ (butternut squash) là một loại bí mùa đông có vỏ màu vàng nâu và thịt màu cam giống như bí ngô. Mặc dù là một loại quả nhưng bí nghệ thường được sử dụng như một loại rau củ để chế biến các món mặn. Bí nghệ không chỉ ngon, dễ chế biến mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Từ khi chuyển từ Bình Dương và Nghệ An, bé 5 tháng 10 ngày tuổi không chịu bú sữa công thức thì phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  496 lượt xem

Hiện bé nhà em đang được 5 tháng 10 ngày tuổi. Đợt 4 tháng tuổi, bé nặng 7,2kg, cao 65cm. Từ lúc sinh ra tới giờ, em cho bé bú mẹ và bú thêm cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. 10 ngày nay, em mới chuyển bé từ Bình Dương về Nghệ An. Tuy nhiên, về  Nghệ An không hiểu sao bé lại không chịu bú sữa công thức nữa, chỉ đòi ti mẹ. Trước đây bé chỉ ti mẹ vào ban đêm thôi. Thế nên 5 tháng 10 ngày bé sụt xuống còn 7kg, và cao 65cm. Bé vẫn chơi và ngủ bình thường. Em phải làm gì đây ạ?

Bị trào ngược dạ dày, bà bầu có nên uống tinh bột nghệ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  629 lượt xem

Bị trào ngược dạ dày + vi khuẩn HP, uống thuốc tây không khỏi, em đã dùng tinh bột nghệ vàng và sữa để uống thì thấy hết triệu chứng trào ngược. Sau đó, em mang thai khoảng 5 tuần, khi triệu chứng nghén xuất hiện, em lại bị trào ngược, rất khó chịu. Giờ, thai em đã gần 2 tháng - Em có thể uống tiếp tinh bột nghệ + sữa ông thọ được không ạ?

Khi nhận kết quả xét nghiệm, có được nghe bs tư vấn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  344 lượt xem

Bác sĩ ơi, sau khi làm xét nghiệm double test, đợi bao lâu mới nhận được kết quả. Và, khi đến lấy kết quả tại Bệnh viện, có bác sĩ nào tư vấn cho mình không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây