1

Nắn, bó bột gãy mâm chày - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Gãy mâm chày là loại gãy xương trong khớp gối.
  •  Là phần xương xốp nên gãy mâm chày sẽ gây chảy máu nhiều, gây sưng nề, rối loạn dinh dưỡng, có thể kèm theo hội chứng khoang, tắc mạch.
  •  Mặt sau mâm chày là khoeo có chứa hệ thống thần kinh, mạch máu do vậy gãy mâm chày cần chú ý phát hiện các tổn thương mạch máu, thần kinh kèm theo.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Đối với tất cả các trường hợp gãy kín mâm chày di lệch ít và mới.
  • Với những trường hợp gãy nhiều mảnh phức tạp, phẫu thuật khó khăn có thể điều trị bảo tồn.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Gãy hở từ độ 2 trở lên.
  •  Gãy xương kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh, hội chứng khoang.
  •  Những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng do người bệnh đến muộn hoặc đắp lá.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 04 người

  •  Bác sỹ. 01
  •  Kỹ thuật viên: 03

2. Người bệnh:

  •  Sau tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động.....
  •  Có chẩn đoán gãy mâm chày và có chỉ định điều trị bảo tồn.
  •  Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật,quá trình tiến hành làm thủ thuật.
  •  Được vệ sinh sạch sẽ, và bộc chi bên bó bột.
  •  Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ.

3. Phương tiện:

  •  Thuốc gây mê tĩnh mạch hoặc gây tê tại chỗ.
  •  Máy C-ARM.
  •  Bàn nắn chỉnh Pelvie.
  •  Bơm tiêm 20ml, kim lấy thuốc số 24, bông băng cồn gạc.
  •  Bột thạch cao: 10- 12 cuộn khổ 20cm (bột liền); 12- 14 cuộn khổ 20cm (bột tự cán).
  •  Bông lót: 2-4 cuộn khổ 20cm.

4. Thời gian thực hiện thủ thuật: 60- 80 phút.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế:

Người bệnh nằm ngửa trên bàn chỉnh hình để được gây mê hoặc gây tê tại chỗ.

2. Vô cảm

  •  Gây mê tĩnh mạch
  •  Gây tê tại ổ gãy

3. Kỹ thuật:

  •  Sau gây mê, gây tê cho người bệnh nằm ngửa cố định cổ chân hai bên vào bàn nắn chỉnh.
  •  Kỹ thuật viên 1: Xoay tay kéo bàn chỉnh hình để kéo dài chi dọc theo trục 5- 7 phút.
  •  Kỹ thuật viên 2: Sát trùng rộng vùng khớp gối, đi găng vô khuẩn hút máu tụ ttrong khớp gối. Sau đó dùng hai bàn tay nắn chỉnh ép các mảnh gãy về vị trí giải phẫu.
  •  Kỹ thuật viên 3: Kiểm tra trên C- ARM và bó bột Đùi cẳng bàn chân.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  XQ kiểm tra.
  •  Để phát hiện sớm các biến chứng như: Chèn ép bột, hội chứng khoang cần kê cao chân, theo dõi cảm giác đau của người bệnh, vận động và cảm giác cũng như màu sắc, nhiệt độ của ngón chân.
  •  Khám lại sau 24 giờ kiểm tra xem có chèn ép không.
  •  Nếu có dấu hiệu chèn ép cho nới bột ngay.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Đánh giá tỷ lệ sống của tế bào bằng kỹ thuật nhuộm tế bào dòng chảy - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt đường thông động - tĩnh mạch chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập đi trên máy chạy thảm lăn (Treadmill) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật kích thích điện thần kinh chày sau qua da (PTNS) điều trị rối loạn tiểu tiện - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.

Những lưu ý khi ăn chế độ thuần chay khi mang bầu
Những lưu ý khi ăn chế độ thuần chay khi mang bầu

Nhiều thai phụ chọn chế độ ăn thuần chay khi mang thai. Trước khi chọn chế độ ăn này, các thai phụ cần phải lưu ý những điều sau đây!

Ăn chay trong suốt thai kỳ
Ăn chay trong suốt thai kỳ

Nhiều thai phụ lựa chọn ăn chay trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải dùng thêm thực phẩm bổ sung (thực phẩm chức năng) để đảm bảo có đủ dưỡng chất cần thiết.

Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?
Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Một số bác sĩ nói rằng ngay cả bị chảy máu cam vài lần trong suốt thai kỳ cũng không phải là dấu hiệu gì đáng báo động.

Chảy máu hậu môn trong thai kỳ
Chảy máu hậu môn trong thai kỳ

Chảy máu hậu môn trong thai kỳ thường do bệnh trĩ, là khi các mạch máu bị sưng lên bất thường ở vùng trực tràng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Ngứa, chảy dịch và các xử trí
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  895 lượt xem

Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3115 lượt xem

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

Trẻ 3 tháng ngày đi ị 10 lần, phân vàng hoa cà lẫn cả nước có phải bị tiêu chảy không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2332 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,8kg. Nay bé được 3 tháng và nặng 6,5kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Thông thường, bé đi ị 4-5 lần một ngày. Nhưng 2 hôm nay bé đi rất nhiều. Ngày phải đến 10 lần. Phân có cả nước, màu vàng hoa cà. Có lúc đi chỉ toàn nước không, lắm khi tè cũng ra phân. Nhưng được cái bé vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường ạ. Bé nhà em như vậy có phải bị tiêu chảy không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Chảy máu khi mang thai 9 tuần, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5114 lượt xem

Mang thai được 9 tuần, em đi siêu âm đã thấy tim thai, túi thai bờ đều. Nhưng có lúc em lại thấy có 1 chút huyết màu nâu dính trên quần mà không kèm theo triệu chứng đau bụng hay khó chịu gì. Vậy, hiện tượng này có bình thường không, bác sĩ?

Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  463 lượt xem

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây