Kỹ thuật tập đi trên máy chạy thảm lăn (Treadmill) - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Kỹ thuật tập đi trên máy chạy thảm lăn (Treadmill) với nâng đỡ một phần cơ thể là thiết bị trong phục hồi chức năng. Thiết bị này có hệ thống nâng đỡ một phần cơ thể người bệnh khi tập đi trên thảm tập đi. Áp dụng cho những bệnh có yếu liệt chi dưới có khả năng đi lại hoặc sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi dưới. Giúp tái rèn luyện, tăng cường khả năng đi lại, tiến đến độc lập trong di chuyển.
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt 2 chi dưới, liệt 4 chi không hoàn toàn do chấn thương tuỷ sống.
- Liệt nửa người do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
- Bệnh lý thần kinh cơ, xơ cứng rải rác...
- Bại não.
- Bệnh lý tim mạch: suy tim, tăng huyết áp...
- Sau phẫu thuật chỉnh hình, thay khớp chi dưới. Mang nẹp, dép chỉnh hình chi dưới.
- Bệnh lý hô hấp mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ, sau phẫu thuật lồng ngực.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý tim, phổi nặng.
- Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.
- Động kinh.
- Vết thương chưa lành hoặc loét nặng ở vùng lưng và chi dưới.
- Lo ng xương nặng.
- Phù nề hoặc co rút nặng chi dưới.
- Những vấn đề khác ở chi dưới có thể không an toàn cho tập đi.
- Người bệnh mất nhận thức.
- Người bệnh có sử dụng 1 số thiết bị cấy ghép dưới da (bơm Baclofen...).
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng
2. Phương tiện
- Máy thảm lăn (Treadmill), hệ thống nâng đỡ một phần cơ thể.
3. Người bệnh
- Người bệnh mặc trang phục gọn gàng, đi dép có quai hậu.
- Giải thích và hướng dẫn cách tập cho người bệnh.
- Kiểm tra máy, các dây đai và hệ thống nâng đỡ.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Di chuyển người bệnh lên thảm trượt của máy.
- Lần lượt cố định đai lưng, đai bẹn 2 bên, đai gối 2 bên (nếu có). Kết nối 2 đầu đai nâng vào hệ thống nâng.
- Giúp người bệnh đứng lên máy, hai tay cầm vào tay nắm phía trước của máy (với người bệnh liệt chi trên dùng băng dán cố định tay người bệnh vào tay nắm). Trường hợp người bệnh không tự đứng dậy được, phải dùng hệ thống kít, giúp người bệnh đứng dậy từ từ.
- Thực hiện động tác như đi bộ, thời gian tập từ 20 - 60 phút tùy theo tình trạng sức khỏe, khả năng của người bệnh. Trong thời gian tập có thể nghỉ 1 - 3 lần, thời gian nghỉ mỗi lần từ 3 - 5 phút.
- Trường hợp người bệnh nặng nhân viên y tế đứng bên cạnh hỗ trợ.
- Nâng đỡ 1 phần trọng lực: tối đa 30 % trọng lượng cơ thể.
- Nếu người bệnh chưa đủ lực cơ, cần 1 kỹ thuật viên ngồi bên cạnh chân liệt để hỗ trợ bước đi đúng cho người bệnh.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi những biểu hiện quá sức ở người bệnh.
- Theo dõi huyết áp, mạch.
- Theo dõi sự tiến triển của người bệnh để tăng hoặc giảm tốc độ của thảm trượt (với máy có mô tơ điện).
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Chú ý xử trí các tai biến trong khi tập cũng như sau khi tập:
- Tăng huyết áp: thuốc hạ áp.
- Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
- Tập quá sức: nghỉ ngơi.
- Ngã khi tập: chú ý cẩn thận tránh ng , người hướng dẫn đứng bên cạnh để giúp đỡ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.
Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.
Nếu bác sĩ yêu cầu bạn phải nằm nghỉ trên giường trong phần thời gian còn lại của thai kỳ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Làm thế nào bà bầu có thể chuẩn bị cho việc nghỉ ngơi trên giường? Cách để phụ nữ mang thai thoải mái khi phải nghỉ ngơi trên giường là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 1011 lượt xem
Mỗi khi trời hanh khô, sau khi tắm nước nóng là chân tôi lại bong tróc, sần sùi, thậm chí là nứt toác. Nhiều lần ngứa, tôi gãi chảy dịch. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được tình trạng của bản thân?
- 1 trả lời
- 963 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 813 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 899 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!