Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật điều trị tủy để bảo tồn răng mà tủy răng được thay thế bằng một loại vật liệu hàn ống tủy đặc biệt để phòng ngừa hiện tượng tái nhiễm trùng tủy răng..
- Guttapercha nóng chảy là vật liệu được sử dụng để hàn kín hệ thống ống tủy theo 3 chiều không gian được đã được làm nóng chảy bởi hệ thống bơm gutta percha ở nhiệt độ cao.
II. CHỈ ĐỊNH
- Răng viêm tủy không hồi phục.
- Răng tủy họai tử.
- Răng viêm quanh cuống.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh lý tủy ở các răng sữa.
- Các bệnh lý tủy ở các răng vĩnh viễn chưa đóng cuống
- Răng có chỉ định nhổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Máy siêu âm, đầu siêu âm nội nha
- Máy đo chiều dài ống tủy
- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm...
- Bộ dụng cụ điều trị nội nha
- Bộ cách ly cô lập răng
- Bộ lèn nội nha A-D...
- Máy làm nóng chảy Gutta percha (Obturra) cùng vật liệu và dụng cụ kèm theo.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Thuốc sát khuẩn
- Dung dịch bơm rửa ống tủy
- Vật liệu điều trị nội nha...
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định
- Xem lại các phim chụp răng để xác định hệ thống ống tủy.
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Nếu tuỷ răng sống thì vô cảm bằng gây tê tại chỗ hoặc/và gây tê vùng bằng Xylocain 2%.
3.2. Cách ly răng
- Sử dụng đê cao su
3.3. Mở tuỷ
- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy
- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.
3.4. Sửa soạn hệ thống ống tủy
- Lấy sạch tủy ở buồng tuỷ và ống tủy.
- Xác định miệng ống tủy và số lượng ống tủy:
- Dùng thám trâm nội nha để tìm miệng ống tủy,
- Trường hợp không thể phát hiện miệng ống tủy, dùng siêu âm tạo rãnh ở sàn tủy và thám trâm nội nha để tìm.
- Dựa vào miệng ống tủy và các rãnh ở sàn ống tủy để xác định số lượng ống tủy.
- Xác định chiều dài làm việc của các ống tuỷ: Thăm dò ống tủy bằng trâm số 10.
- Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy:
- Sử dụng các file cầm tay hoặc/ và máy để tạo hình hệ thống ống tủy.
- Bơm rửa hệ thống ống tủy bằng dung dịch Natri hypoclorid 2,5-5%, hoặc nước muối sinh lý, hoặc oxy già 3 thể tích...
- Dùng đầu siêu âm phối hợp xen kẽ với các file và dung dịch bơm rửa để làm sạch hệ thống ống tủy, dùng chất bôi trơn và làm mềm thành ống tủy.
3.5. Hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy
- Chọn kim để bơm Gutta percha, kim đi trong lòng ống tủy và phải tới được vị trí cách cuống răng 3mm-5mm.
- Dùng côn giấy đưa chất dán dính vào thành ống tủy.
- Đưa kim bơm gutta-percha vào trong ống tủy và bơm Gutta percha nóng chảy để hàn kín ống tủy. Lưu ý thời gian mỗi lần bơm dưới 20 giây
- Rút kim ra khỏi ống tủy sao cho không để gutta-percha ra theo.
- Lèn nhẹ Gutta percha vừa bơm bằng cây lèn.
- Kiểm tra chất hàn ở 1/3 ống tủy về phía chóp răng trên Xquang. Nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục lèn bằng cây lèn nhỏ hơn cho đến khi ống tủy ở chóp được hàn kín.
- Tiếp tục bơm Gutta percha nóng chảy và lèn kín phần ống tủy còn lại.
- Kiểm tra kết quả sau hàn tủy bằng Xquang.
3.6. Hàn phục hồi thân răng
- Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
- Thủng sàn tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.
- Thủng thành ống tủy: Hàn kín vị trí thủng bằng MTA hoặc Canxi hydroxide, GIC.
- Gãy dụng cụ trong ống tủy: lấy dụng cụ gãy.
2. Sau điều trị
- Tủy hoại tử: điều trị tủy
- Viêm quanh cuống răng: điều trị viêm quanh cuống răng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nhiễm trùng đường tiết niệu do ống thông tiểu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm từ ống thông tiểu và bị viêm. Điều này chủ yếu xảy ra do ống thông tiểu bên trong.
Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.
Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng, đỏ, đau nhức dữ dội khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Đó là bệnh viêm nướu chân răng khi mang thai.
Có nhiều loại thảo dược tốt cho người bị rối loạn cương dương
- 1 trả lời
- 3387 lượt xem
Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 699 lượt xem
Bé nhà em hiện đang 3 tháng 13 ngày. Em sử dụng quạt điều hòa làm mát bằng chế độ hơi nước cho bé có ảnh hưởng gì đến bé không ạ? Và thời tiết nắng nóng thì máy lạnh, quạt gió và quạt điều hòa thì em nên dùng cái nào là tốt nhất cho bé ạ?
- 1 trả lời
- 1236 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 508 lượt xem
Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 664 lượt xem
Bé nhà em khi được 6 tuần 2 ngày tuổi thì tai bị chảy dịch màu vàng nhạt khiến 2 tai bị ửng đỏ lên. Em cho đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm tai giữa và còn bị chàm da nữa. Bác sĩ đã kê thuốc để bôi bên ngoài nhưng nay bé được 8 tuần 3 ngày tuổi thì đã khỏi chàm da, còn trong tai vẫn bị chảy ít dịch. Nếu ko lau thì nó khô lại như ráy tai bên ngoài. Em có thể vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý không ạ? Em cho bé bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ.