1

Điều chỉnh độ nghiêng răng bằng khí cụ cố định - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị rối loạn lệch lạc trục của răng bằng khí cụ cố định gắn trong miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Trục răng nghiêng vào trong hoặc nghiêng ra ngoài.
  •  Trục răng nghiêng gần hoặc nghiêng xa.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Viêm quanh răng cấp vùng răng cần điều chỉnh.
  •  Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Dụng cụ

  • Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.
  • Bộ kìm bẻ dây các loại....

2.2 Vật liệu

  •  Các vật liệu thông thường trong nắn chỉnh răng, chun các loại.
  •  Dây cung kim loại thiết diện lớn 17x25, 19x25 hoặc dây TMA, hoặc dây Blue Elgiloy....

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
  •  Người bệnh đã được gắn mắc cài điều trị nắn chỉnh răng và đang ở giai đoạn chỉnh chi tiết chuẩn bị kết thúc điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hồ sơ bệnh án theo qui định.
  •  Các phim Panorama và Cephalometry....

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

  •  Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn 1

- Tháo dây cung ra khỏi mắc cài và các band đã đặt ở giai đoạn điều trị trước.

- Xác định vị trí răng và hướng nghiêng cần điều chỉnh.

- Chọn lựa kỹ thuật điều chỉnh độ nghiêng răng: gắn lại mắc cài hoặc bẻ dây:

+ Điều chỉnh độ nghiêng gần xa bằng cách gắn lại mắc cài:

  • Tháo mắc cài ra khỏi răng cần điều chỉnh.
  • Đặt và gắn lại mắc cài để chỉnh được độ nghiêng gần - xa.
  • Đặt và cố định dây cung Niti đi qua các mắc cài trên cung hàm.

+ Điều chỉnh độ nghiêng gần xa của răng bằng cách bẻ dây:

  • Chọn dây cung chữ nhật loại dây kim loại hoặc dây TMA hoặc Blue
  • Elgiloy thiết diện lớn 17x25, 19x25.
  • Thử dây cung trên miệng.
  • Đánh dấu vị trí bẻ ở phía gần và phía xa của một răng hoặc các răng cần điều chỉnh bằng bút chì chuyên dụng.
  • Bẻ đoạn dây đã đánh dấu tạo thành một đoạn chéo so với mặt phẳng cắn sao cho có tác dụng chỉnh độ nghiêng gần - xa của răng bằng kìm mỏ chim hoặc kìm Tweed bẹt .
  • Đặt và cố định dây cung đã bẻ vào các mắc cài trên cung hàm.

+ Điều chỉnh độ nghiêng ngoài trong thân răng bằng cách gắn lại mắc cài chuyên dụng:

  • Tháo mắc cài đã được gắn ở giai đoạn điều trị trước ra khỏi răng cần điều chỉnh.
  • Chọn mắc cài có độ nghiêng trong ngoài phù hợp.
  • Đặt và cố định mắc cài đã chọn lên răng cần điều chỉnh.
  • Đặt và cố định dây cung thiết diện lớn lên các mắc cài trên cung hàm.

+ Điều chỉnh độ nghiêng ngoài trong thân răng bằng cách bẻ dây:

  • Chọn dây cung: chọn dây chữ nhật loại dây kim loại hoặc dây TMA hoặc
  • Blue Elgiloy thiết diện lớn 17x25, 19x25.
  • Thử dây cung trên miệng.
  • Đánh dấu vị trí bẻ ở phía gần và phía xa của một răng hoặc các răng cần điều chỉnh bằng bút chì chuyên dụng.
  • Bẻ dây: Dùng kìm Key Torque điều chỉnh độ nghiêng trong ngoài của dây cho một răng, dùng kìm Tweed điều chỉnh độ nghiêng trong ngoài của dây cho một nhóm răng.
  • Đặt dây cung đã điều chỉnh độ nghiêng lên các mắc cài trên cung hàm và cố định dây.

3.2. Các lần hẹn tiếp theo

  •  Đánh giá độ nghiêng các răng điều chỉnh.
  •  Đối với các trường hợp điều chỉnh độ nghiêng bằng gắn lại mắc cài: thay chun cố định, thay dây phù hợp.
  •  Đối với các trường hợp điều chỉnh độ nghiêng bằng bẻ dây: bẻ điều chỉnh lại dây.

3.3. Điều trị duy trì

  • Khi răng đã đạt được độ nghiêng theo kế hoạch điều trị, thì điều trị duy trì bằng cách cố định các răng với dây Ligature trong thời gian tối thiểu 3 tháng.

3.4. Kết thúc điều trị

  • Tháo mắc cài.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Trong quá trình điều trị
  • Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và loại bỏ yếu tố gây sang chấn.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nắn chỉnh răng có sử dụng neo chặn bằng khí cụ cố định cung lưỡi (LA) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Làm trồi răng bằng khí cụ cố định - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Liên kết cố định răng lung lay bằng nẹp kim loại - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Amalgam có sử dụng Laser - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glass Ionomer Cement (GIC) kết hợp Composite - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)

Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) là một loại xạ trị đã được sử dụng khá phổ biến trong khoảng 20 năm trở lại đây để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Điều trị rối loạn cương dương bằng thảo dược
Điều trị rối loạn cương dương bằng thảo dược

Có nhiều loại thảo dược tốt cho người bị rối loạn cương dương

Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?
Tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?
Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?

Đau bụng kinh hay thống kinh là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ gặp phải trong những ngày “đèn đỏ”. Mức độ của cơn đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ thấy hơi đau và sau 1 - 2 ngày là hết nhưng cũng có người đau đớn dữ dội đến mức không thể chịu được trong suốt nhiều ngày và cơn đau còn can thiệp vào các hoạt động sống thường nhật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  938 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1080 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bà bầu điều trị khí hư bằng đường uống, có sao không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  390 lượt xem

Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1157 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây