1

Làm trồi răng bằng khí cụ cố định - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm trồi các răng cửa hàm dưới.
  •  Để làm trồi các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong có sử dụng khí cụ cố định gắn chặt

II. CHỈ ĐỊNH

  • Cắn hở theo chiều đứng tại vùng răng hàm nhỏ.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Răng bị dính khớp (ankylosed )

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện

- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm...

- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: thước đo lực, các loại kìm bẻ dây cung, thìa lấy dấu HD, bút đánh dấu ...

- Các vật liệu nắn chỉnh răng:

  •  Chất lấy dấu và thạch cao
  •  Chun hoặc dây thép dùng để buộc mắc cài vào dây cung.
  •  Dây cung 0.016 x 0. 022 hoặc 0.017 x 0.025 SS HT.
  •  Dây cung 0.014, 0.016, 0.018 Niti HD.

3. Người bệnh

  • Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định
  •  Phim Panorama và Cephalomatric.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

  • Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành

3.1. Lần hẹn thứ nhất

- Lấy dấu răng HD cho bệnh nhi. Đổ mẫu thạch cao đá.

- Trên mẫu thạch cao: thực hiện các bước sau :

  •  Xác định răng cần làm trồi, các răng dự định gắn mắc cài trên mẫu (thường gắn răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai)
  •  Xác định và đánh dấu độ cao ống band và rãnh mắc cài các răng trên mẫu bằng bút chì
  •  Bẻ dây cung 0.016 x 0.022 SS hoặc 0.017x0.025 SS sao cho khi dây cung đặt vào rãnh mắc cài các răng (trừ răng cần làm trồi) ở tình trạng thụ động.
  •  Chọn band cho răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng hàm nhỏ cần làm trồi

- Đặt chun tách kẽ răng hàm lớn thứ nhất HD bên có răng cần làm trồi

3.2. Lần hẹn thứ hai

  •  Làm sạch răng bên có răng cần làm trồi .
  •  Lấy chun tách kẽ
  •  Thực hiện kỹ thuật dán band cho răng hàm lớn.
  •  Thực hiện kỹ thuật dán mắc cài cho răng cạnh răng cần làm trồi.
  •  Thực hiện một trong các cách sau:
  •  Dùng sợi chun, mắc vào mắc cài răng hàm nhỏ cần làm trồi, rồi buộc vào dây cung chính (đảm bảo độ căng dây đạt lực 35-60gr).
  •  Hoặc sử dụng kỹ thuật hai dây: dây cung .016 NiTi được đặt vào rãnh mắc cài của răng hàm cần làm trồi.

* Chú ý:

  •  Đảm bảo chiều cao ống band và rãnh mắc cài như đã đánh dấu trên mẫu.
  •  Đặt dây cung đã bẻ sẵn vào rãnh mắc cài đảm bảo dây ở tình trạng thụ động để không làm thay đổi vị trí các răng.

3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 4 tuần)

  •  Kiểm tra lực của dây chun ( 35-60gr), điều chỉnh lực nếu cần.
  •  Thay dây .016 bằng dây .018 NiTi.

3.4. Kết thúc điều trị

  •  Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.
  •  Dừng làm trồi răng khi răng đạt vị trí mong muốn.
  •  Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.
  •  Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng hàm nhỏ đang làm trồi: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm trồi răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.

- Sang thương niêm mạc lợi miệng do lún band, gãy khí cụ:

  •  Tháo khí cụ
  •  Điều trị sang thương.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nắn chỉnh răng có sử dụng neo chặn bằng khí cụ cố định cung lưỡi (LA) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều chỉnh độ nghiêng răng bằng khí cụ cố định - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Liên kết cố định răng lung lay bằng nẹp kim loại - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Quy trình kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng máy tán Laser dưới định vị siêu âm hoặc C-ARM - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng
Súc miệng bằng dầu dừa có thể cải thiện sức khỏe răng miệng

Súc miệng bằng dầu (oil pulling) là một phương pháp chăm sóc răng miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phương pháp dân gian này được cho là có tác dụng làm trắng răng, giúp cho hơi thở thơm tho và cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)

Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) là một loại xạ trị đã được sử dụng khá phổ biến trong khoảng 20 năm trở lại đây để điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?
Sàng lọc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội) bằng cách nào?

Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội trên nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant polycystic kidney disease - ADPKD) là một bệnh thận di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu cha mẹ mắc bệnh thì con cái cũng có thể bị bệnh.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  761 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  853 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  817 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  709 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây