1

Màu Máu Kinh Nói Lên Điều Gì?

Màu máu kinh nguyệt có nhiều màu sắc khác nhau, từ hồng, đỏ tươi, đỏ sẫm cho đến cam, nâu hoặc đen. Một số màu sắc là bình thường và được coi là khỏe mạnh nhưng một số lại là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ.
Màu máu kinh Màu Máu Kinh Nói Lên Điều Gì?

Nội dung chính của bài viết:

  • Màu máu kinh nguyệt có nhiều màu sắc khác nhau, từ hồng, đỏ tươi, đỏ sẫm cho đến cam, nâu hoặc đen. Một số màu sắc là bình thường và được coi là khỏe mạnh nhưng một số lại là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ.
  • Máu kinh màu đen, màu nâu, màu đỏ sẫm đều là màu máu hết sức bình thường trong kỳ kinh nguyệt. 
  • Máu kinh màu đỏ tươi có nghĩa là máu mới và dòng chảy nhanh. Nó cũng có thể là dấu hiệu của: bệnh nhiễm trùng, sảy thai, Polyp hoặc u xơ.
  • Máu có thể có màu hồng ở đầu hoặc cuối kỳ kinh, đặc biệt là khi chỉ ra máu nhỏ giọt. Màu sắc này là do máu có trộn lẫn với dịch nhầy cổ tử cung và làm máu bị loãng.
  • Khi máu hòa lẫn với dịch nhầy cổ tử cung thì cũng có thể mang màu cam.
  • Khi thấy chất dịch màu xám hoặc trắng nhờ (trắng pha xám hoặc vàng) thì nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của: bệnh nhiễm trùng, sảy thai.

Tại sao màu máu kinh lại thay đổi?

Ở hầu hết phụ nữ, kinh nguyệt bắt đầu từ năm 12 đến 13 tuổi. Kể từ đó, phụ nữ sẽ bị ra máu cách 21 đén 35 ngày một lần, được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.

Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ (American Academy of Obstetricians and Gynecologists), theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là một cách để phát hiện một số vấn đề sức khỏe. Bất cứ sự thay đổi nào, từ độ dài của kỳ kinh nguyệt cho đến kết cấu và màu sắc của máu kinh đều có thể là dấu hiệu chỉ ra có điều bất ổn về tình trạng sức khỏe.

Màu máu kinh nói lên điều gì
Màu máu kinh nói lên điều gì

Máu kinh nguyệt có nhiều màu sắc khác nhau, từ hồng, đỏ tươi, đỏ sẫm cho đến cam, nâu hoặc đen. Một số màu sắc là bình thường và được coi là khỏe mạnh nhưng một số lại là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ.

Ý nghĩa mỗi màu máu kinh nguyệt

  đen nâu đỏ sẫm đỏ tươi hồng cam xám

Dòng chảy kinh nhanh

           

Trứng bám vào tử cung

 

 
Bệnh nhiễm trùng    

Sản dịch

       

Nồng độ estrogen thấp

           
Máu báo rụng trứng          

Thai chết lưu

           
Sảy thai
Kinh nguyệt bình thường  
Máu cũ          
Polyp hoặc u xơ            
Máu báo thai          
Dòng chảy kinh chậm          

Máu kinh màu đen

Máu kinh màu đen chắc chắn sẽ khiến chị em hoảng sợ nhưng thật ra đa phần thì đây không phải là dấu hiệu đáng lo. Bên cạnh máu nâu, máu đen cũng có thể là lượng máu cũ còn sót lại. Do chỉ còn lại một lượng máu quá ít nên sẽ chảy chậm hơn và bị oxy hóa, dẫn đến chuyển màu tối và thường trông giống như bã cà phê.

Máu kinh màu nâu

Máu kinh màu nâu cũng là dấu hiệu của máu cũ còn sót lại. Tương tự như máu đen, vì mất nhiều thời gian để chảy ra khỏi tử cung hơn nên máu sẽ chuyển từ màu đỏ bình thường sang màu nâu.

Máu kinh thường có màu nâu do những nguyên nhân sau:

Bắt đầu hoặc kết thúc kinh nguyệt

Vào những thời điểm này, do dòng chảy kinh chậm nên máu lâu thoát ra ngoài cơ thể hơn. Khi máu ở trong tử cung lâu hơn thì sẽ có màu nâu. Đây cũng có thể là lượng máu còn sót lại từ kỳ kinh trước.

Sản dịch

Lượng máu được đào thải ra ngoài âm đạo trong 4 - 6 tuần đầu sau khi sinh con được gọi là sản dịch. Ban đầu, lượng máu này thường khá lớn và sau đó, từ ngày thứ tư trở đi, máu sẽ giảm dần và có màu hồng hoặc nâu.

Mang thai

Khi có hiện tượng ra máu nhỏ giọt trong thời gian mang thai, đôi khi máu sẽ có màu nâu. Nên thông báo cho bác sĩ nếu phát hiện thấy điều này.

Kinh nguyệt màu nâu
Kinh nguyệt màu nâu

Thai chết lưu

Mặc dù sảy thai đa phần có biểu hiện là ra máu màu đỏ tươi nhưng khi bị thai chết lưu thì có thể ra máu màu nâu. Thai chết lưu xảy ra khi mà thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng vì cơ thể chưa nhận ra nên không đào thải và thai nhi vẫn nằm trong tử cung. Và trong thời gian này, cơ thể tiếp tục sản sinh hormone nên vẫn có những dấu hiệu mang thai bình thường.

Máu kinh màu đỏ sẫm

Máu kinh thường có màu đỏ sẫm vào thời điểm sau khi thức dậy buổi sáng hoặc sau khi nằm nhiều. Lý do dẫn đến hiện tượng này là bởi máu đã ứ đọng trong tử cung suốt một thời gian dài nhưng không bị oxy hóa để chuyển sang màu nâu.

Bạn có thể thấy máu kinh màu đỏ sẫm khi:

Kết thúc kỳ kinh nguyệt

Máu kinh cũng có thể có màu này vào cuối kỳ kinh nguyệt bình thường do dòng chảy kinh chậm lại.

Sản dịch

Mức độ ra máu thường rất nặng sau khi vừa mới sinh con và có thể chứa cục máu đông lớn. Máu kinh có thể mang màu đỏ sẫm trong 3 ngày đầu tiên, sau đó chuyển màu nhạt hơn và giảm cục máu đông. Những phụ nữ sinh mổ thường chỉ gặp hiện tượng ra máu này trong 24 giờ đầu tiên.

Máu kinh màu đỏ tươi

Vào 1 – 2 ngày có kinh nguyệt đầu tiên, máu có thể có màu đỏ tươi. Điều này có nghĩa là máu mới và dòng chảy nhanh. Máu có thể giữ màu này suốt thời gian có kinh hoặc sẫm màu hơn khi dòng chảy kinh chậm lại.

Ngoài ra, màu kinh màu đỏ cũng có thể là dấu hiệu của:

Bệnh nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng, ví dụ như chlamydia hay lậu, có thể gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn phát hiện thấy bị ra máu trước khi đến ngày có kinh nguyệt hàng tháng thì cần đi khám.

Sảy thai

Hiện tượng ra máu nhỏ giọt trong thai kỳ có thể không phải điều đáng lo ngại. Một số phụ nữ mặc dù bị ra máu nhưng vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng mỗi người là khác nhau và đôi khi đây lại là dấu hiệu bị sảy thai. Do đó, khi gặp hiện tượng ra máu trong thời gian mang thai, dù là máu màu gì thì đều cần đi khám ngay.

Polyp hoặc u xơ

Những khối u lành (không phải ung thư) này trong tử cung có thể gây hiện tượng ra nhiều máu khi có kinh nguyệt hoặc ra máu vào những thời điểm khác trong suốt chu kỳ. Các khối u có thể có kích thước lớn hoặc nhỏ và gây ra nhiều triệu chứng khác như đau, tức.

Màu kinh màu hồng

Máu có thể có màu hồng ở đầu hoặc cuối kỳ kinh, đặc biệt là khi chỉ ra máu nhỏ giọt. Màu sắc này là do máu có trộn lẫn với dịch nhầy cổ tử cung và làm máu bị loãng.

Bên cạnh đó, máu màu hồng có thể còn là do những nguyên nhân khác như:

Sản dịch

Từ ngày thứ tư trở đi sau khi sinh, sản dịch có thể có màu hồng hoặc nâu.

Nồng độ estrogen thấp

Đôi khi máu kinh màu hồng có thể là dấu hiệu chỉ ra nồng đọ estrogen ở mức thấp trong cơ thể. Estrogen giúp ổn định niêm mạc tử cung. Nếu không có hormone này thì lớp niêm mạc tử cung có thể bị bong nhiều lần trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng ra máu nhỏ giọt với nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm cả màu hồng. Một số nguyên nhân khiến nồng độ estrogen giảm thấp là các biện pháp tránh thai nội tiết tố không chứa estrogen hoặc tiền mãn kinh.

Máu kinh nguyệt màu hồng nói lên điều gì
Máu kinh nguyệt màu hồng nói lên điều gì

Rụng trứng

Bạn có thể thấy hiện tượng ra máu màu hồng quanh thời điểm rụng trứng. Như đã nói ở trên, khi máu từ tử cung trộn lẫn với dịch nhầy cổ tử cung thì sẽ chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc màu hồng.

Sảy thai

Nếu đang mang thai, hiện tượng chảy dịch trong suốt hoặc màu hồng từ âm đạo có thể là dấu hiệu của sảy thai. Các dấu hiệu khác còn có chuột rút, đau bụng dữ dội và không còn các triệu chứng khi mang thai.

Máu kinh màu cam

Giống như máu kinh màu hồng, khi máu hòa lẫn với dịch nhầy cổ tử cung thì cũng có thể mang màu cam.

Máu màu cam còn là biểu hiện của:

Trứng bám vào thành tử cung

Hiện tượng ra máu nhỏ giọt màu cam hoặc hồng có thể diễn ra quanh khoảng thời gian trứng bám vào thành tử cung hay 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Không phải phụ nữ nào cũng gặp hiện tượng này nhưng nếu bạn phát hiện ra máu nhỏ giọt nhưng không phải có kinh nguyệt thì nên thử thai.

Nhiễm trùng

Bất kỳ màu sắc máu hoặc dịch tiết bất thường nào cũng đều có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).

Máu màu xám

Khi thấy chất dịch màu xám hoặc trắng nhờ (trắng pha xám hoặc vàng) thì nên đi khám bác sĩ.

Đây có thể là triệu chứng của:

Bệnh nhiễm trùng

Hiện tượng tiết dịch màu xám có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm âm đạo do vi khuẩn. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng còn có:

  • Sốt
  • Đau đớn
  • Ngứa ngáy
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu

Sảy thai

Nếu mang thai, dịch tiết màu xám có thể báo hiệu sảy thai.

Màu máu khác nhau vào đầu và cuối kỳ kinh có bình thường không?

Đây hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Máu ở những ngày đầu, giữa và cuối của kỳ kinh có thể có màu sắc không giống nhau. Thậm chí, máu kinh còn có thể thay đổi màu sắc theo từng tháng hoặc vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của máu kinh nguyệt, kể cả ở những người có chu kỳ kinh hoàn toàn bình thường.

Trong hầu hết các trường hợp, sự thay đổi từ màu đỏ tươi sang đỏ sẫm rồi sang nâu là do dòng chảy kinh chậm lại hay nói cách khác là tốc độ máu chảy từ tử cung. Vào đầu và giữa kỳ kinh thì máu thường nhiều và chảy nhanh hơn nhưng càng về cuối thì càng chảy chậm lại. Máu kinh cũng có thể chuyển màu đỏ sẫm sau khi nằm một thời gian dài và máu thường có màu đỏ tươi vào những ngày ra nhiều nhất.

Điều này không có nghĩa là tất cả những thay đổi về màu sắc máu kinh đều là bình thường. Khi bạn nhận thấy máu đột nhiên có màu không giống trước đây hoặc có màu xám, đặc biệt là khi còn đi kèm các triệu chứng khác thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Và bất kỳ lúc nào phát hiện thấy hiện tượng ra máu trong khi mang thai thì đều phải đi khám ngay.

Máu loãng hoặc máu lẫn cục máu đông là do đâu?

Ngoài màu sắc, kết cấu của máu cũng có thể có sự thay đổi trong suốt kỳ kinh và thay đổi giữa các tháng.

Sự hiện diện của các cục máu đông nhỏ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đây là hiện tượng bình thường xảy ra khi niêm mạc tử cung bị bong. Tuy nhiên, nếu thấy có các cục máu đông kích cỡ lớn thì cần đi khám bác sĩ, đặc biệt là khi còn bị ra nhiều máu.

Màu máu kinh loãng
Màu máu kinh loãng

Máu kinh loãng thường là do máu mới và chảy nhanh từ tử cung. Tuy nhiên, nếu bị ra máu nhiều và kéo dài thì vấn đề này được gọi là rong kinh. Khi bị rong kinh, phụ nữ bị mất đi một lượng máu lớn, có hoặc không kèm theo các cục máu đông và có các dấu hiệu như thiếu máu (hoa mắt, chóng mặt), người mệt mỏi, da xanh xao hoặc khó thở.

Dịch nhầy cổ tử cung vào quanh thời điểm rụng trứng có thể có lẫn máu và khiến máu có kết cấu đặc sánh giống như lòng trắng trứng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Máu kinh có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau, ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng nếu hiện tượng ra máu khi có kinh nguyệt quá 7 ngày hoặc ra máu quá nhiều (kín băng vệ sinh hoặc tampon sau 1 – 2 tiếng) thì nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ngoài ra, cũng nên đi khám nếu như:

  • Kinh nguyệt đến vào những thời điểm không đều và có sự chênh lệch lớn giữa các tháng
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày
  • Không có kinh nguyệt trong 3 tháng trở lên
  • Bị đau đớn dữ dội hoặc có các triệu chứng bất thường khác khi có kinh nguyệt
  • Bị ra máu giữa chu kỳ
  • Đã mãn kinh và đột nhiên ra máu trở lại

Trong thời gian đang mang thai, nếu gặp bất kỳ hiện tượng chảy máu nào thì đều phải thông báo ngay cho bác sĩ. Ra máu nhỏ giọt hay ra máu nhiều đều có thể là dấu hiệu sảy thai. Dịch tiết màu xám cũng có thể báo hiệu sảy thai hoặc là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng và cũng phải đi khám.

Kết luận

Những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu giúp phát hiện những vấn đề về sức khỏe. Trong những năm đầu có kinh nguyệt thì máu kinh thường rất đa dạng về màu sắc và kết cấu.

Tương tự, những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh cũng sẽ gặp những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt. Sự thay đổi màu sắc máu kinh có thể là bình thường hoặc không bình thường. Vì vậy, nếu thấy lo lắng về bất cứ sự thay đổi nào thì đều nên đi khám.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: màu máu kinh
Tin liên quan
Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị
Nguyên nhân nào gây đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và cách điều trị

Trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng, nhiều phụ nữ phải trải qua những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Đây đều là những hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu đau đớn dữ dội đến mức phải nghỉ học, nghỉ làm thì lại là điều không bình thường.

8 biện pháp điều hòa kinh nguyệt có thể thực hiện tại nhà
8 biện pháp điều hòa kinh nguyệt có thể thực hiện tại nhà

Có thể cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và đưa chu kỳ kinh trở lại đều đặn bình thường bằng một số thay đổi trong lối sống và biện pháp khắc phục tự nhiên.

Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai
Những Điều Cần Biết Về Kỳ Kinh Đầu Tiên Sau Khi Sảy Thai

Sảy thai sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cả tâm lý và thể chất của người phụ nữ. Sau khi sảy thai, thường phải mất khoảng một tháng thì cơ thể mới hồi phục trở lại trạng thái bình thường. Trong thời gian này, kinh nguyệt sẽ trở nên bất thường nhưng đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Những điều con gái cần biết về kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Những điều con gái cần biết về kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Khi đến một độ tuổi nhất định, con gái sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt là gì và những gì sẽ xảy ra? Bài viết này là tất cả những kiến thức cần thiết mà con gái nên biết về kỳ kinh đầu tiên của mình

Các biện pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều
Các biện pháp điều trị kinh nguyệt ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều sẽ gây mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập hay việc sinh hoạt hàng ngày nhưng có rất nhiều biện pháp để khắc phục.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây