1

Lecithin trong đậu nành có lợi hay có hại?

Lecithin đậu nành là một trong những thành phần được sử dụng phổ biến trong thực phẩm chế biến sẵn nhưng rất ít người hiểu rõ về thành phần này. Đây cũng là một thành phần thực phẩm có ít dữ liệu khoa học. Vậy, cụ thể thì lecithin đậu nành là gì và có tác động như thế nào đến sức khỏe?
Lecithin trong đậu nành có lợi hay có hại? Lecithin trong đậu nành có lợi hay có hại?

Lecithin đậu nành là gì?

Lecithin là một nhóm các chất béo có trong mô của một số loài động vật và thực vật, trong đó có đậu nành. Lecithin được dùng làm phụ gia thực phẩm, chủ yếu là chất nhũ hóa hoặc chất bôi trơn, ngoài ra còn được sử dụng làm chất chống oxy hóa và chất giữ mùi vị.

Giống như nhiều loại phụ gia thực phẩm khác, lecithin đậu nành cũng gây nhiều tranh cãi. Nhóm chất này được cho là có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, hầu hết những tác hại này đều không có bằng chứng chứng minh.

Những thực phẩm chứa lecithin đậu nành

Lecithin đậu nành có mặt trong nhiều sản phẩm quen thuộc như thực phẩm chức năng, kem và các sản phẩm từ sữa khác, sữa công thức cho trẻ sơ sinh, bánh mì, bơ thực vật và một số loại thực phẩm chế biến sẵn khác.

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này đều chỉ chứa một lượng nhỏ lecithin nên không gây hại cho sức khỏe.

Lecithin có thể giúp giảm cholesterol

Bên cạnh những tác hại, lecithin cũng được cho là mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là giảm cholesterol.

Nghiên cứu về tác dụng này của lecithin còn hạn chế. Trong một nghiên cứu, những động vật được cho uống lecithin đậu nành đã giảm mức LDL cholesterol (cholesterol xấu) mà không bị giảm HDL cholesterol (cholesterol tốt). (1)

Một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự trên người, với mức giảm 42% cholesterol toàn phần và giảm tới 56% LDL cholesterol. (2)

Có cần bổ sung choline không?

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu và là một phần của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Choline có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả lecithin đậu nành ở dạng phosphatidylcholine.

Thiếu choline có thể dẫn đến rối loạn chức năng nội tạng, gan nhiễm mỡ và tổn thương cơ. Bổ sung đủ choline sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị những vấn đề này.

Người bị dị ứng đậu nành có dùng được lecithin đậu nành không?

Mặc dù lecithin đậu nành có nguồn gốc từ đậu nành nhưng hầu hết các chất gây dị ứng đều bị loại bỏ trong quá trình sản xuất. Do đó, người bị dị ứng đậu nành vẫn có thể ăn các loại thực phẩm chứa lecithin.

Theo Đại học Nebraska, những người bị dị ứng đậu nành không cần phải tránh lecithin đậu nành vì nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng là rất thấp. (3) Tuy nhiên, những người bị dị ứng nghiêm trọng có thể phản ứng với lecithin đậu nành, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.

Nói chung, lecithin đậu nành là một chất phụ gia thực phẩm an toàn. Đa số các loại thực phẩm đều chỉ chứa một lượng nhỏ lecithin đậu nành nên sẽ không gây hại. Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích của thực phẩm chức năng lecithin đậu nành nhưng đã có bằng chứng chỉ ra lợi ích của việc bổ sung choline. Do đó, có thể uống bổ sung lecithin đậu nành sẽ mang lại một số lợi ích nhất định.

Các lo ngại khác về lecithin đậu nành

Nhiều người e ngại sử dụng các sản phẩm chứa lecithin đậu nành vì cho rằng chất phụ gia này được sản xuất từ đậu nành biến đổi gen. Nếu bạn cũng lo ngại điều này thì có thể tìm mua các sản phẩm hữu cơ. Những sản phẩm này được làm từ thực phẩm không biến đổi gen.

Ngoài ra, mặc dù lecithin đậu nành có nguồn gốc tự nhiên nhưng thường được chiết xuất bằng các dung môi hóa học như hexane. Đây cũng là một nguyên nhân làm dấy lên lo ngại về các sản phẩm chứa lecithin đậu nành.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: đậu nành
Tin liên quan
Lợi ích của chất chống oxy hóa trong cà phê
Lợi ích của chất chống oxy hóa trong cà phê

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lớn nhất trong chế độ ăn uống của con người.

So sánh lượng caffeine trong trà và cà phê
So sánh lượng caffeine trong trà và cà phê

Lượng caffeine trong trà và cà phê rất đa dạng, tùy thuộc vào nguồn gốc, loại và cách pha chế đồ uống.

Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày?
Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày?

Nên uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày để có được lợi ích tối đa và giảm thiểu các vấn đề không mong muốn?

Caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự hấp thụ sắt
Caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự hấp thụ sắt

Các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê và trà có thể gây ức chế sự hấp thụ sắt trong cơ thể.

Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?
Có được uống cà phê trong thời gian nhịn ăn gián đoạn không?

Nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê vào buổi sáng và băn khoăn không biết có thể uống cà phê vào giai đoạn nhịn ăn hay không.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây