Dị ứng đậu nành điều trị bằng cách nào?
Đậu nành thuộc họ đậu, cùng họ với đậu tây, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, đậu đen, đậu xanh,... Mặc dù đậu nành thường không được dùng ở dạng nguyên hạt nhưng các sản phẩm làm từ đậu nành được sử dụng rất phổ biến. Các sản phẩm làm từ đậu nành có thể kể đến như:
- Đậu phụ
- Bột đậu nành
- Sữa đậu nành
- Đồ chay giả thịt
- Tempeh
- Natto
- Một số loại tương
- Sữa chua đậu nành
- Phô mai đậu nành
- Bơ đậu nành
- Chất độn trong thịt chế biến sẵn
Giống như nhiều loại thực phẩm khác, đậu nành cũng có thể gây dị ứng. Vì có mặt trong rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như vậy nên đậu nành là một trong những thực phẩm gây dị ứng khó tránh nhất.
Dị ứng đậu nành xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các protein vô hại trong đậu nành là những tác nhân gây hại và tạo ra các kháng thể chống lại. Khi tiếp tục ăn sản phẩm làm từ đậu nành, hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất như histamin để bảo vệ cơ thể. Sự giải phóng các chất này gây ra phản ứng dị ứng.
Đậu nành là một trong 8 loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất, cùng với sữa bò, trứng, đậu phộng, các loại hạt, lúa mì, cá và động vật có vỏ. Theo Cleveland Clinic, đậu nành là nguyên nhân gây ra 90% các trường hợp dị ứng thực phẩm. (1) Dị ứng đậu nành là một trong những loại dị ứng thực phẩm bắt đầu xảy ra sớm nhất, thường là trước 3 tuổi và đa số tự khỏi trước 10 tuổi.
Triệu chứng dị ứng đậu nành
Các triệu chứng dị ứng đậu nành có thể từ nhẹ đến nặng, gồm có:
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Chảy nước mũi, thở khò khè hoặc khó thở
- Ngứa miệng
- Phản ứng da gồm có mẩn đỏ và nổi mề đay
- Ngứa ngáy, sưng phù
- Sốc phản vệ (rất hiếm gặp trong những trường hợp dị ứng đậu nành)
Các sản phẩm làm từ đậu nành
Lecithin đậu nành
Lecithin đậu nành là một loại phụ gia thực phẩm không độc hại. Lecithin đậu nành được sử dụng trong các loại thực phẩm cần chất nhũ hóa tự nhiên. Lecithin giúp kiểm soát quá trình kết tinh đường trong sô cô la, kéo dài hạn sử dụng của một số sản phẩm và giảm bắn khi chiên một số loại thực phẩm. Theo nghiên cứu về dị ứng thực phẩm của Đại học Nebraska, hầu hết những người bị dị ứng với đậu nành đều vẫn có thể dung nạp lecithin đậu nành. Điều này là do lecithin đậu nành thường chỉ chứa một lượng protein đậu nành rất nhỏ, không đủ để gây ra phản ứng dị ứng.
Sữa đậu nành
Theo ước tính, khoảng 15% trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bò cũng bị dị ứng với đậu nành. Nếu cho trẻ uống sữa công thức, cha mẹ phải chuyển sang các loại sữa công thức không gây dị ứng, ví dụ như sữa công thức thủy phân toàn phần. Protein trong sữa công thức thủy phân toàn phần đã bị phân hủy nên ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Một lựa chọn khác là sữa công thức amino acid. Sữa công thức amino acid chứa các protein ở dạng đơn giản nhất và do đó cũng không gây ra phản ứng dị ứng.
Nước tương (xì dầu)
Ngoài đậu nành, nước tương (xì dầu) còn có thành phần lúa mì. Do đó, trong những trường hợp bị dị ứng sau khi ăn nước tương, rất khó xác định tác nhân gây ra phản ứng dị ứng là đậu nành hay lúa mì. Nếu lúa mì là chất gây dị ứng thì có thể chuyển sang các loại nước tương không chứa lúa mì như nước tương tamari. Có thể xác định chất gây dị ứng bằng cách test lẩy da hoặc các phương pháp thử phản ứng dị ứng khác.
Dầu đậu nành thường không chứa protein đậu nành và vì thế nên an toàn với những người bị dị ứng đậu nành. Tuy nhiên, người bị dị ứng đậu nành vẫn nên thận trọng khi sử dụng dầu đậu nành.
Theo các chuyên gia, những người bị dị ứng đậu nành thường bị dị ứng với các một số thứ khác, chẳng hạn như đậu phộng, sữa bò hoặc phấn hoa bạch dương.
Các nhà khoa học đã xác định được ít nhất 28 loại protein có thể gây dị ứng trong đậu nành, trong đó có vài loại là thủ phạm chính gây ra hầu hết các trường hợp dị ứng đậu nành. Người bị dị ứng đậu nành cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
Chẩn đoán dị ứng đậu nành
Có một số cách để xác nhận dị ứng đậu nành và các loại thực phẩm khác:
- Test lẩy da: thoa chất nghi ngờ gây dị ứng lên da và dùng kim chích vào lớp trên cùng của da để một lượng nhỏ chất gây dị ứng có thể xâm nhập vào da. Nếu bị dị ứng với đậu nành, da sẽ đỏ lên và có vết sưng nhỏ giống như vết muỗi đốt tại vị trí bôi đậu nành.
- Test trong da (test nội bì): phương pháp này tương tự như test lẩy da nhưng khác ở chỗ là một lượng lớn chất gây dị ứng được tiêm vào bên dưới da bằng ống tiêm. Test nội bì cho kết quả chính xác hơn test lẩy da trong việc phát hiện một số chất gây dị ứng. Test nội bì có thể được thực hiện khi các phương pháp kiểm tra khác không cung cấp đủ thông tin.
- Xét nghiệm hấp thụ mẫu phóng xạ dị ứng (RAST): đây là một xét nghiệm máu, đôi khi được thực hiện cho trẻ sơ sinh dưới một tuổi vì da của trẻ không phản ứng tốt với test lẩy da. Xét nghiệm RAST đo nồng độ kháng thể IgE trong máu.
- Test kích thích bằng thực phẩm: đây được coi là một trong những cách chính xác nhất để kiểm tra phản ứng dị ứng thực phẩm. Người bệnh sẽ ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng với lượng tăng dần mỗi ngày dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ. Bác sĩ sẽ theo dõi các triệu chứng và điều trị khẩn cấp khi cần.
- Chế độ ăn uống loại trừ: ngừng ăn loại thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng trong vài tuần rồi từ từ ăn trở lại. Trong quá trình này, người bệnh cần theo dõi và ghi lại các triệu chứng gặp phải.
Điều trị dị ứng đậu nành
Không có cách nào có thể chữa dứt điểm dị ứng đậu nành. Cách duy nhất để không gặp phải các triệu chứng dị ứng là tránh hoàn toàn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành. Những người bị dị ứng đậu nành và cha mẹ có con bị dị ứng đậu nành cần đọc nhãn các loại đồ ăn, thức uống trước khi sử dụng. Dù sản phẩm chỉ có một lượng nhỏ đậu nành thì cũng không nên sử dụng. Ngoài ra nên hỏi về các thành phần trong món ăn khi ăn ngoài hàng.
Các nghiên cứu hiện đang được tiến hành nhằm tìm hiểu tác dụng của việc bổ sung lợi khuẩn (probiotic) trong việc ngăn ngừa dị ứng, hen suyễn và bệnh chàm (eczema). Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã cho kết quả khả quan nhưng vẫn chưa có đủ nghiên cứu trên người để các chuyên gia đưa ra bất kỳ khuyến nghị cụ thể nào.
Dị ứng đậu nành có tự khỏi không?
Theo Hiệp hội Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ (American College of Allergy, Asthma and Immunology), trẻ em bị dị ứng đậu nành có thể tự khỏi trước 10 tuổi. (2) Điều quan trọng là phải nhận biết các dấu hiệu dị ứng đậu nành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra phản ứng dị ứng. Người bị dị ứng đậu nành thường cũng bị dị ứng với một số thứ khác. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng dị ứng đậu nành có thể gây sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh Beriberi chủ yếu xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng rượu. Bệnh Beriberi do các nguyên nhân khác đều rất hiếm gặp.
Nhiều phụ nữ bị ốm nghén nghiêm trọng và dù đã thử nhiều biện pháp nhưng đều không có tác dụng. Trong những trường hợp này thì uống bổ sung vitamin B6 có thể là một biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn.
Nồng độ vitamin B9 (folate) trong máu ở mức quá thấp sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu axit folic.
Trong thời gian dùng methotrexate, lượng folate trong cơ thể sẽ giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do methotrexate khiến cơ thể loại bỏ nhiều folate qua nước tiểu hơn và điều này dẫn đến tình trạng thiếu folate.
Khi thiếu kẽm, cơ thể không thể sản sinh ra các tế bào mới khỏe mạnh và điều này dẫn đến nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau.