1

Lấy đĩa đệm cột sống cổ, cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt đường trước (xương tự thân có hoặc không có lồng titanium) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được điều trị bằng phương pháp phong bế rễ thần kinh chọn lọc, đốt sóng cao tần dưới sự hỗ trợ của C-arm hoặc giải ép lấy đĩa đệm vi phẫu ở giai đoạn sớm của bệnh. Ở giai đoạn muộn của bệnh, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống kèm theo mất vững cột sống thì phẫu thuật giải ép, ghép xương liên thân đốt và cố định cột sống cổ đường trước là phẫu thuật triệt để và ổn định nhất cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim cộng hưởng từ kèm hẹp ống sống cổ nặng gây hội chứng tủy hoặc rễ trên lâm sàng
  • Mất vững cột sống cổ trên phim chụp X quang.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có biến dạng cột sống.
  • Người bệnh không đủ sức khỏe hoặc có bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Một phẫu thuật viên chính được đào tạo bài bản về phẫu thuật cột sống hoặc thần kinh và phẫu thuật viên phụ

2. Người bệnh: Được hoàn chỉnh xét nghiệm trước mổ, bệnh có chỉ định mổ phù hợp, được nghe giải thích và đồng ý với phương pháp mổ và các biến chứng, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ. Được khám gây mê trước mổ đảm bảo đủ điều kiện để mổ.

3. Phương tiện: Hệ thống C-arm trong mổ, kính vi phẫu hoặc kính lúp phóng đại, khoan mài, súng gặm xương dành cho cột sống cổ, bộ vén phần mềm cổ, cage, xương nhân tạo, bộ nẹp và vít cổ trước (4vít, 1 nẹp, 1 cage cho 1 tầng đĩa đệm).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên bàn mổ có độn dưới vai và đầu.

2. Vô cảm: Mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

  • Người bệnh được chụp C-arm để xác định vị trí các mốc giải phẫu cơ bản vùng cột sống cổ cần can thiệp.
  • Rạch da phía trước ngang mức cột sống cổ thoát vị.
  • Bóc tách cân cơ, đặt bộ dụng cụ vén, vén động mạch cảnh, khí quản, thực quản sang 2 bên, bộc lộ bờ trước thân đốt sống.
  • Dùng khoan mài, mài bỏ phần mỏ xương ở bờ trước thân đốt sống.
  • Đặt kính vi phẫu, dùng súng gặm bỏ phần mỏ xương phía sau thân đốt sống
  • Lấy đĩa đệm giữa 2 đốt sống, giải ép tủy và đường ra của rễ thần kinh 2 bên.
  • Thử, đặt dụng cụ cage kèm theo ghép xương tự thân và nhân tạo liên thân đốt
  • Đặt nẹp, bắt vít cố định cột sống cổ trước
  • Khâu phục hồi giải phẫu

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  • Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, giãn cơ, chống phù nề, bảo vệ dạ dày, truyền dịch.
  • Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng cơ bản và đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng lâm sàngcủa Người bệnh so với trước mổ để điều chỉnh phác đồ điều trị.
  • Hướng dẫn người bệnh cách vận động ngay sau mổ.
  • Xét nghiệm công thức, sinh hóa máu đánh giá tình trạng phục hồi sau mổ.

2. Xử trí tai biến:

  • Theo dõi các chỉ số huyết động trong mổ.
  • Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng thứ phát sau mổ để sớm có điều chỉnh phác đồ điều trị nội khoa...
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật giải ép, ghép xương liên thân đốt và cố định cột sống cổ đường trước - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cố định cột sống, lấy u có ghép xương hoặc lồng titan - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cắt thân đốt sống, ghép xương và cố định cột sống cổ - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Lấy bỏ thân đốt sống ngực và ghép xương - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?

Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.

Chỉ có một quả thận có thể sống khỏe mạnh không?
Chỉ có một quả thận có thể sống khỏe mạnh không?

Mặc dù hầu hết mọi người sinh ra đều có hai quả thận nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn có thể sống bình thường khỏe mạnh khi chỉ có một quả thận.

Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống
Mối liên hệ giữa loãng xương và vẹo cột sống

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong sang một bên. Vẹo cột sống thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc tuổi thiếu niên nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng xương thấp. Tình trạng này khiến xương yếu, xốp và làm tăng nguy cơ gãy xương.

Khi mang thai có nên ăn cá tươi, cá hun khói hoặc cá sống không?
Khi mang thai có nên ăn cá tươi, cá hun khói hoặc cá sống không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi đang mang thai thì có nên ăn cá tươi, cá hun khói hay cá sống không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  829 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  730 lượt xem

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Song thai bị giãn thận và bị vấn đề về não, giờ phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1169 lượt xem

Hôm trước em siêu âm thai dưới bác sỹ Giáp Hoàng Anh đã phát hiện bất thường và chỉ định em xuống phụ sản trung ương khám Đây là kết quả ạ ! Giờ em đang lo lắng quá ! Không biết phải làm sao nữa

Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1028 lượt xem

Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây