1

Phẫu thuật cắt thân đốt sống, ghép xương và cố định cột sống cổ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật cắt thân cột sống cổ lối trước là một phẫu thuật khó, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật cột sống, được đào tạo bài bản về giải phẫu vùng đầu mặt cổ, thực hiện thành thạo tất cả phẫu thuật cột sống cổ lỗi trước và lối sau, để trong mọi tình huống có đủ chiến lược phẫu thuật cho người bệnh

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đa tầng kèm theo canxi hoá đĩa gây chèn ép tuỷ cổ diện rộng hoặc nhiều rễ thần kinh ngang mức.
  • Các chỉ định khác như: chấn thương cột sống cổ, ung thư, nhiễm trùng ...gây tổn thương toàn bộ đốt sống cổ dẫn đến mất vững cột sống cổ kèm theo chèn ép tuỷ cổ và rễ thần kinh ngang mức.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh chấn thương cột sống với tình trạng toàn thân quá nặng: suy hô hấp, sốc tủy, đa chấn thương nặng
  • Người bệnh đang trong bệnh cảnh nhiễm trùng toàn thân nặng
  • Người bệnh bị sây xát, đụng dập phần mềm cổ trước nặng nề

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

03 người gồm 1 người mổ chính (thạc sĩ trở lên), 1 người phụ mổ (bác sỹ chuyên khoa ngoại), 1 bác sỹ gây mê chuyên khoa, 1 người đưa dụng cụ (điều dưỡng).

2. Người bệnh:

  •  Người bệnh được thăm khám kỹ để phát hiện triệu chứng lâm sàng, dấu hiệu
  •  Người bệnh và gia đình được giải thích kỹ lưỡng về cách thức phẫu thuật, các nguy cơ phẫu thuật, và ký cam kết bệnh án đầy đủ

3. Phương tiện, dụng cụ:

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống cổ trước: bộ vén tổ chức, dụng cụ lấy đĩa đệm, kìm gặm xương, móc thần kinh, cò súng số 1, 2, 3, đục...
  • Kính vi phẫu.
  • Khoan mài tốc độ cao với mũi khoan kim cương và khoan phá
  • Máy C-arm

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Người bệnh nằm ngửa, cổ ưỡn vừa phải, gối độn dưới vùng cột sống ngực, đảm bảo cổ ngửa. Dùng băng kéo 2 vai nếu tổn thương ở cột sống cổ thấp (đảm bảo chụp C-arm cho Người bệnh.

- Sát trùng trường mổ bằng betadin rộng rãi, trải toan vô khuẩn.

- Rạch da cổ trước bên trái, có thể rạch đường ngang hay đường dọc sát bờ trong cơ ức đòn chũm. Vị trí rạch da tương ứng với đốt sống cổ định cắt.

- Bộc lộ cổ trước, cắt cơ bám da cổ, bóc tách dọc theo bờ trong cơ ức đòn chũm, sừ dụng ngón tay bóc tách vừa an toàn, tránh chảy máu.

  •  Dùng vén màu vén khí thực quản vào trong, bó mạch cảnh ra ngoài.
  •  Làm sạch bề mặt thân đốt sống. Dùng dao cắt đĩa đệm bên trên và bên dưới đốt sống định cắt.
  •  Dùng thìa nạo vi phẫu nạo sạch đĩa đệm bám 2 mặt đốt sống.
  •  Đặt pin vào đốt sống bên trên và bên dưới đốt định cắt, dùng dụng cụ giãn các đốt sống ra.
  •  Sử dụng kính vi phẫu để phẫu thuật, lầy hết các mảnh đĩa đệm còn lại, dùng móc thần kinh lấy nốt các đĩa đệm thoát vị bên dưới đốt sống.
  •  Dùng kìm gặm thân trước đốt sống cần cắt.
  •  Dùng khoan mài kim cương mài mỏng bờ trước thân đốt sống, đến vùng xương trắng thì dừng lại.
  •  Dùng cò súng số 1 cắt toàn bộ bản xương tường sau đốt sống còn lại và lấy các mảnh dây chằng cốt hóa nếu có.
  •  Dùng khoan mài kim cương mài một phần bờ sụn tiếp đốt sống phía trên và phía dưới để tạo giường và mộng ghép xương.
  •  Rạch da vùng cánh chậu bên trái, đo và dùng đục lấy 1 mảnh xương cánh chậu bằng với kích thước thân đốt sống đã cắt, cùng với 2 đĩa đệm đã lấy để ghép xương.
  •  Đặt miếng xương chậu vào thay thế cho thân đốt sống đã cắt, kiểm tra trên C-arm 2 bình diện về kích thước và vị trí của miếng ghép.
  •  Đo và đặt 1 nẹp vào bờ trước đốt sống đã ghép tương ứng.

- Dùng khoan mài, mũi phá tạo điểm vào cho bắt vít

  •  Bắt 04 vít vào bờ trước thân đốt sống phía trên và phía dưới đốt bị cắt.
  •  Cẩm máu kỹ ổ mổ và bơm rửa sạch sẽ
  •  Đặt 01 dẫn lưu hút liên tục và cố định ngoài da chỉ Vicryl 2.0.
  •  Đóng cân cơ theo lớp giải phẫu chỉ Vicryl số 2 và Safil quick hoặc Prolen số 4

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Trong 24 giờ đầu theo dõi tình trạng hô hấp của người bệnh, dẫn lưu có tắc không (vì có thể chèn ép vào khí quản gây khó thở cho người bệnh), tình trạng vận động, cảm giác tứ chi.
  •  Những ngày sau thay băng vết mổ cách 2 ngày, rút dẫn lưu sau 48h, theo dõi tình trạng vết mổ và các biểu hiện tụ máu, nhiễm trùng.
  •  Người bệnh sau mổ đeo nẹp cổ cứng trong vòng 1 tháng và tập luyện bài tập phục hồi chức năng cột sống cổ

2. Xử trí tai biến

  •  Tổn thương động mạch cảnh trong mổ, rất hiếm gặp, nhanh chóng chèn ổ mổ cầm máu và mời phẫu thuật viên mạch máu.
  •  Tổn thương động mạch đốt sống do phẫu thuật quá sang bên hoặc mất mốc giải phẫu. Lây cơ ức đòn chũm trộng với vật liệu cầm máu và chèn vào vùng tổn thương.
  •  Tổn thương thực quản trong mổ, thường phát hiện muộn. Mời hội chẩn phẫu thuật viên tiêu hóa, xét mở thông dạ dày và phậu thuật xử trí chỗ thủng
  •  Tổn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản gây khó nói. Nên phẫu thuật bên trái, sử dụng corticoid liều cao để chống phù nề.
  •  Khó nuốt, khó nói do kích cỡ nẹp và vít không phù hợp.
  •  Khớp giả do tạo diện ghép không tốt. Nên mổ lại để thay thế mảnh xương ghép.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật giải ép, ghép xương liên thân đốt và cố định cột sống cổ đường trước - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cố định cột sống, lấy u có ghép xương hoặc lồng titan - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Lấy đĩa đệm cột sống cổ, cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt đường trước (xương tự thân có hoặc không có lồng titanium) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Cột sống - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật vết thương tủy sống kết hợp cố định cột sống - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?
Người ghép thận sống thêm được bao lâu?

Nói chung ghép thận có tỷ lệ thành công cao. Phương pháp này giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Có tới 97% ca ghép thận sống thêm được ít nhất 1 năm.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Sau ghép gan sống thêm được bao lâu?
Sau ghép gan sống thêm được bao lâu?

Một lá gan khỏe mạnh là điều cần thiết để kéo dài sự sống cho người bị bệnh gan vì gan là cơ quan đảm nhận chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ghép gan là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp bị bệnh gan mạn tính và các bệnh gan cấp tính nghiêm trọng.

Suy thận mạn giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?
Suy thận mạn giai đoạn 4 còn sống được bao lâu?

Ở giai đoạn 4 của bệnh suy thận mạn, thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục. Tuy nhiên, vẫn còn có những cách để làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Song thai bị giãn thận và bị vấn đề về não, giờ phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1169 lượt xem

Hôm trước em siêu âm thai dưới bác sỹ Giáp Hoàng Anh đã phát hiện bất thường và chỉ định em xuống phụ sản trung ương khám Đây là kết quả ạ ! Giờ em đang lo lắng quá ! Không biết phải làm sao nữa

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  829 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Trẻ 5 tháng bú ít, xương sống yếu, không cứng cáp có bị làm sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  730 lượt xem

Hiện bé nhà em đang 5 tháng tuổi, nhưng bé chỉ nặng 5,6kg ạ. Do em không đủ sữa nên em phải bổ sung sữa ngoài cho bé, nhưng bé cũng bú rất ít. Mỗi lần không muốn bú là bé ưỡn người, gồng lên không chịu. Bé hay nghiêng cổ sang bên phải nhưng ngủ thì không chịu nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái. Khi bé thì xương sống lưng của bé cũng rất yếu. Cho bé ngồi thử thì lưng cong và đầu đổ về phía trước. Bé như vậy có bị làm sao không ạ?

Ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bác sĩ cho tôi hỏi ăn hàu hun khói hoặc hàu sống khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây