Ghép gan là giải pháp điều trị cho những trường hợp mà gan không còn hoạt động bình thường. Đây là quy trình phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ gan của người bệnh và sau đó thay thế bằng một phần hoặc toàn bộ lá gan từ người hiến. Người hiến có thể là người còn sống khỏe mạnh hoặc người đã chết não.
Một lá gan khỏe mạnh là điều cần thiết để kéo dài sự sống cho người bị bệnh gan vì gan là cơ quan đảm nhận chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ghép gan là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp bị bệnh gan mạn tính và các bệnh gan cấp tính nghiêm trọng.
Ghép gan là phương pháp thường được chỉ định cho những người bị bệnh gan giai đoạn cuối, khi những phương pháp điều trị khác không còn đủ hiệu quả để duy trì sự sống cho người bệnh. Những người mắc bệnh này sẽ tử vong nếu không được ghép gan.
Ghép gan cũng là lựa chọn cho những trường hợp bị bệnh gan mạn tính hoặc suy gan phát triển quá nhanh. Xơ gan là lý do phổ biến nhất của các ca phẫu thuật ghép gan. Đây là tình trạng mà mô gan khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo do các nguyên nhân như:
Trước khi chỉ định phẫu thuật, bác sĩ sẽ cần cân nhắc các yếu tố khác để xem người bệnh có cần hay có phù hợp ghép gan hay không. Các yếu tố này gồm có:
Một người sẽ không thể phẫu thuật ghép gan nếu như mắc các bệnh mạn tính khác ảnh hưởng đến sự thành công của ca phẫu thuật, ví dụ như ung thư đã di căn sang các bộ phận cơ thể khác hoặc có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Với những người bị xơ gan do rượu thì bác sĩ sẽ phải cân nhắc khả năng bỏ rượu của người đó trước khi quyết định ghép gan.
Theo số liệu thống kê, tỉ lệ sống sau 1 năm ở những người được ghép gan là 89%. Tỉ lệ sống sau 5 năm là 75%. Đôi khi gan sau khi ghép tiếp tục có vấn đề, bệnh ban đầu lại tái phát hoặc bị cơ thể đào thải.
Do đó, bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi trong một thời gian dài sau khi phẫu thuật để phát hiện các vấn đề không mong muốn. Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên và theo bệnh viện Johns Hopkins, người được ghép gan còn phải dùng thuốc chống thải ghép cho đến hết đời.
Nếu như không có người thân hiến gan thì bạn sẽ được đưa vào danh sách chờ. Tình trạng bệnh và nhu cầu ghép gan của mỗi người sẽ được đánh giá dựa trên thang điểm MELD (Model of end-stage liver disease). Điểm số sẽ được xác định dựa trên các chỉ số xét nghiệm máu, chẳng hạn như:
Điểm số càng cao thì bệnh càng nặng, và người đó càng được ưu tiên trong danh sách. Người bệnh cần làm xét nghiệm máu thường xuyên để cập nhật điểm MELD và vị trí trong danh sách. Ngoài ra còn có một thang điểm riêng dành cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Mức độ thành công của ca phẫu thuật ghép gan phụ thuộc vào sự tương thích của người nhận và người hiến, vì vậy nên sẽ phải chờ cho đến khi tìm thấy người hiến phù hợp. Những người có nhóm máu hiếm thường phải chờ lâu hơn mới tìm được người hiến tặng phù hợp.
Những người bị suy gan cấp thường thuộc nhóm được ưu tiên cao nhất vì nguy cơ tử vong của những người này cao hơn so với những người mắc bệnh mạn tính.
Thời gian chờ được ghép gan có thể rất lâu nhưng một khi tìm ra người hiến thích hợp thì có thể tiến hành phẫu thuật ngay lập tức. Gan có thể được hiến từ một người đã chết nào hoặc người vẫn còn sống khỏe mạnh. Đôi khi gan từ một người hiến có thể được ghép cho hai người nhận cùng lúc. Phần bên phải của gan hiến tặng thường được sử dụng để ghép cho người lớn, trong khi phần bên trái thường được sử dụng cho trẻ em.
Phẫu thuật chỉ là một phần trong quá trình có được gan mới. Bệnh nhân thường cần nằm viện khoảng 3 tuần sau ghép gan. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thành công của ca phẫu thuật và theo dõi sự hoạt động của gan cũng như là các dấu hiệu bất thường. Có thể phải mất đến một năm cơ thể mới hồi phục hoàn toàn sau ca ghép tạng.
Rủi ro lớn nhất của phương pháp ghép gan là ca phẫu thuật thất bại. Trong những trường hợp như vậy, cơ thể từ chối tiếp nhận phần gan mới. Phẫu thuật ghép gan cũng có nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Ngoài ra, phương pháp ghép gan còn có thể dẫn đến các biến chứng lâu dài khác như:
Khi cơ thể từ chối tiếp nhận gan mới, ban đầu sẽ không có triệu chứng. Chỉ khi xét nghiệm thì mới phát hiện được dấu hiệu là nồng độ men gan trong máu tăng cao. Tuy nhiên, dần dần người bệnh sẽ cảm thấy mệt, ốm với các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, sốt và vàng da.
Sau khi ghép gan, bạn nên điều chỉnh lại lối sống của mình bằng cách tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường tình trạng sức khỏe. Sức khỏe tốt sẽ giúp giảm khả năng cơ thể từ chối tiếp nhận cơ quan nội tạng mới.
Bạn cũng cần tránh các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan như:
Con em mới được 10 ngày tuổi đã bị chàm sữa ở 2 vùng má. Em không dám bôi thuốc gì hết. 2-3 ngày đầu e bôi sữa mẹ lên má của con nhưng không thấy đỡ. Con còn non nớt, chẳng dám bôi thuốc corti nào hết cả. Lên trên mạng thì thấy khuyên dùng kem dưỡng ẩm. Nhưng em nghĩ, bị bệnh sao lại dùng dưỡng ẩm. Vậy thưa bác sĩ, kem dưỡng ẩm có chữa được chàm sữa không ạ? Nếu em chỉ dùng mỗi kem dưỡng ẩm cho con thôi thì có được không ạ?
Con em bị chàm sữa vùng khuỷu tay và cổ 1 tuần nay, cháu hiện 6 tháng tuổi. Em nghe nhiều mẹ bỉm sữa khuyên lấy lá khế hoặc sài đất về tắm cho con là khỏi. Nhưng em thấy con các mẹ ấy thì đỡ mà con em không đỡ gì sất. Như vậy là sao ạ? Có phải con em mắc bệnh nào nghiêm trọng hơn không ạ?
Con chào bác sĩ, con là Ý Nhi. Năm nay con 12 tuổi. Con thường bị bong tróc da ở vùng bàn chân, kẽ chân và nứt các đầu ngón chân. Mẹ con đưa con đi khám thì bác sĩ nói rằng con bị á sừng, rồi mua thuốc cho con bôi sáng tối. Con thấy khỏi nhanh. Nhưng hết thuốc con lại bị lại. Bây giờ tối nào mẹ con cũng đun lá trầu không để cho con ngâm chân. Chân con không đỡ được nhiều lắm mà lại còn đen đen bẩn bẩn nữa. Đến lớp các bạn rất hay nhìn chân con. Có hôm mẹ con pha nước muối cho con ngâm nhưng cũng không đỡ được nhiều. Bác sĩ giúp con với ạ.
- Thưa bác sĩ, tôi đang mắc chứng trầm cảm. Liệu tôi có mang thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
Tìm chúng tôi trên:-
-