1

Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng viêm gan C thường không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh mà có thể phải sau 6 đến 7 tuần mới biểu hiện ra ngoài.
Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm gan C: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là một bệnh viêm gan siêu vi do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Có hai dạng viêm gan C là viêm gan C cấp tính và viêm gan C mạn tính.

Không giống như viêm gan A và B, hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng viêm gan C. Viêm gan C là bệnh rất dễ lây lan nên số ca mắc bệnh hiện nay ở mức khá cao.

Tìm hiểu thêm về các loại viêm gan khác nhau

Viêm gan C mạn tính

Trong khi các triệu chứng của viêm gan C cấp tính xuất hiện nhanh chóng và thường chỉ kéo dài trong một vài tuần thì các triệu chứng viêm gan C mạn tính lại phát triển dần dần trong khoảng thời gian một vài tháng và lúc đầu thường không rõ rệt. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng có 71 triệu người mắc bệnh viêm gan C mạn tính.

Triệu chứng viêm gan C

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết khoảng 70 đến 80% những người bị viêm gan C đều không có triệu chứng. Ở các trường hợp còn lại thì bệnh bộc lộ các triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau như:

  • Sốt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Chán ăn
  • Đau bụng hoặc khó chịu trong bụng
  • Đau khớp
  • Vàng da

Các triệu chứng thường không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh mà có thể phải sau 6 đến 7 tuần mới biểu hiện ra ngoài.

Triệu chứng viêm gan C ở nam giới

Các triệu chứng viêm gan siêu vi C ở nam giới cũng giống như triệu chứng ở nữ giới. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch chống lại virus ở nam giới thường kém hơn so với phụ nữ nên bệnh dễ gây ra các triệu chứng hơn.

Con đường lây nhiễm viêm gan C

Viêm gan C lây truyền qua đường máu, có nghĩa là tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh nên có thể lây khi:

  • ghép tạng
  • truyền máu
  • dùng chung các vật dụng như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng
  • dùng chung kim tiêm
  • lây truyền từ mẹ sang con
  • trầy xước khi quan hệ tình dục

Những người có nguy cơ cao mắc viêm gan C:

  • người mới được ghép tạng
  • điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài
  • có mẹ bị viêm gan C
  • có bạn tình bị viêm gan C
  • dùng bơm kim tiêm đã qua sử dụng

Mặc dù viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nhưng chỉ lây qua đường máu nên nếu chỉ tiếp xúc ngoài da thông thường với người bệnh thì bạn sẽ không bị lây.

Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan C

Giống như các dạng viêm gan khác, nếu chỉ dựa trên triệu chứng và đánh giá lâm sàng thì chưa đủ để đưa ra chẩn đoán viêm gan C. Tuy nhiên, nếu như nghi ngờ mình mới tiếp xúc với máu của người bệnh viêm gan C thì cần cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu để phát hiện dấu hiệu nhiễm virus viêm gan C hoặc xác định lượng virus trong máu nếu như đã bị nhiễm bệnh. Ngoài ra có thể còn phải làm xét nghiệm kiểu gen để xác định kiểu gen của virus gây viêm gan C. Kết quả xét nghiệm này sẽ giúp xác định được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nếu nghi ngờ gan bị tổn thương thì bác sĩ còn phải tiến hành xét nghiệm chức năng gan. Đây là phương pháp xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ men gan (enzyme). Men gan tăng cao là một trong các dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương và hoạt động không bình thường. Một phương pháp xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng gan là sinh thiết gan. Bác sĩ sẽ dùng kim dài lấy một phần mô nhỏ từ gan và kiểm tra xem có gì bất thường trong tế bào gan hay không.

Xét nghiệm kháng thể viêm gan C

Khi một chất lạ hay vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta tạo ra các kháng thể. Kháng thể là các phân tử được lập trình đặc biệt để chỉ nhắm mục tiêu và chiến đấu chống lại các chất lạ. Khi bị nhiễm virus viêm gan C, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chỉ chống lại loại virus này. Do đó, có thể tiến hành phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus viêm gan C (Anti-HCV antibodies) để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể và từ đó xác nhận có mắc bệnh hay không.

Vắc-xin viêm gan C

Cho đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng viêm gan C. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách khác để ngăn ngừa mắc bệnh.

Tìm hiểu về những cách để phòng ngừa viêm gan C

Điều trị viêm gan C

Không phải ai bị viêm gan siêu vi C cũng cần điều trị. Ở nhiều người, hệ miễn dịch có thể chống lại virus và loại bỏ ra khỏi cơ thể nên không cần phải điều trị nhưng vẫn phải theo dõi chức năng gan bằng cách xét nghiệm máu thường xuyên.

Đối với những người mà hệ miễn dịch không thể loại bỏ virus thì có một số phương pháp để điều trị viêm gan C. Các phương pháp điều trị này thường dành cho những trường hợp mà gan bị tổn thương, hình thành mô sẹo nghiêm trọng và không có vấn đề nào khác về sức khỏe ảnh hưởng đến việc điều trị.

Với phác đồ điều trị viêm gan C trước đây, người bệnh cần tiêm thuốc hàng tuần trong thời gian dài (lên đến 48 tuần). Hơn nữa, phương pháp điều trị này còn đi kèm với các tác dụng phụ nặng và thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng. Các loại thuốc kháng virus mới được sử dụng hiện nay có tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn, ít tác dụng phụ hơn mà thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Thuốc điều trị viêm gan C

Có thể điều trị viêm gan C bằng nhiều loại thuốc khác nhau, gồm có interferon và các loại thuốc kháng virus.

Vì có nhiều kiểu gen virus viêm gan C khác nhau nên không phải loại thuốc trị viêm gan nào cũng có thể điều trị được viêm gan C.

Do đó, trước tiên bác sĩ sẽ phải xác định kiểu gen của virus rồi mới có thể kê loại thuốc phù hợp nhất.

Các biến chứng của viêm gan C

Biến chứng do viêm gan C gồm có xơ ganung thư gan. Thậm chí, một số người bị viêm gan C còn phải phẫu thuật ghép gan. Đa số biến chứng thường phát sinh trong các trường hợp bị viêm gan C mạn tính. Vì vậy nên càng sớm phát hiện và điều trị bệnh thì khả năng xảy ra các biến chứng sẽ càng thấp.

Lưu ý khi mắc viêm gan C

Không có lưu ý nào đặc biệt đối với người bị viêm gan C ngoài việc tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất và sống khỏe mạnh bình thường.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn bình thường thì nên đi kiểm tra thường xuyên. Bệnh càng được chẩn đoán sớm thì khả năng điều trị thành công sẽ càng cao.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và các triệu chứng cũng rất giống với viêm gan virus.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây