1

Lấy dị vật trong buồng tim - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Dị vật trong buồng tim là trường hợp tối cấp cứu trong can thiệp tim mạch. Can thiệp lấy dị vật trong buồng tim được đặt ra sớm bởi tính nhanh chóng và an toàn của nó, trong trường hợp chống chỉ định cần cân nhắc khả năng phẫu thuật cấp cứu.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Dị vật trong buồng tim do quá trình thực hiện thủ thuật bị rơi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh đang có tình trạng bệnh lý nặng, cấp tính khác.
  •  Rối loạn đông máu, cầm máu.
  •  Dị ứng thuốc cản quang
  •  Người bệnh từ chối thực hiện thủ thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 02 bác sĩ và 02 kỹ thuật viên chuyên ngành tim mạch can thiệp.

2. Phương tiện

  •  Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay, toan vô khuẩn.
  •  Gạc vô khuẩn, bơm 5ml, 10ml, 20ml; dụng cụ chạc ba.
  •  Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch, tĩnh mạch: sheath lớn, bộ delivery system hoặc long sheath.
  •  Dây dẫn terumo 0,035 inch đầu cong 150cm, đầu thẳng 260cm, guide wire mạch vành, stiff wire, ống thông MP, ống thông pigtail, cobra.
  •  Thuốc cản quang, bơm chụp máy.
  •  Các phương tiện cấp cứu: oxy mask, bóng, nội khí quản, máy sốc điện, máy tạo nhịp tạm thời...

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật, ký vào bản cam kết làm thủ thuật.
  •  Kháng sinh dự phòng đường tĩnh mạch.
  •  Kiểm tra lại các tình trạng bệnh đi kèm, chức năng thận...
  •  Kiểm tra các rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang.
  •  Gây ngủ hoặc gây mê nội khí quản ở trẻ nhỏ, gây tê tại chỗ với trẻ lớn.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y Tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Mở đường vào mạch máu

  • Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu.
  • Mở đường vào, thường là đường động mạch đùi phải nếu dị vật nằm trong buồng tim trái, tĩnh mạch đùi phải nếu dị vật nằm trong buồng tim trái. Luồn sheath lớn hơn delivery system của dị vật 2mm.

4. Tiêm heparin cho người bệnh

  •  Trước khi đưa dụng cụ can thiệp phải cho người bệnh dùng heparin. Liều heparin 70-100 UI/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch.
  •  Khi thủ thuật kéo dài, kiểm tra thời gian đông máu hoạt hóa (ACT). Mục tiêu là ACT từ 250-350 giây. Nếu ACT thấp phải bổ sung heparin. Trong thực hành có thể thêm 1000UI heparin sau 1 giờ tiến hành thủ thuật.

5. Tiến hành lấy dị vật

  • Dùng ống thông JR, MP hoặc pigtail hoặc corba 4-5F + guide ái nước vào nơi dị vật nằm.
  • Đưa snare vào bắt dị vật.
  • Kéo dị vật vào trong long ống thông lớn và đưa ra ngoài.
  • Chụp kiểm tra vị trí vừa lấy dị vật đánh giá các tổn thương do dị vật.

VI. THEO DÕI

- Chăm sóc người bệnh sau rút sheath: trong thời gian người bệnh còn nằm tại giường, điều dưỡng viên phải theo dõi người bệnh mỗi nửa giờ, kiểm tra các thông số sau:

  •  Mạch, huyết áp và các dấu hiệu của sốc giảm thể tích.
  •  Vùng đùi bên chọc phát hiện sớm chảy máu hoặc máu tụ.
  •  Kiểm tra huyết áp chi trên, chi dưới.

- Ngoài ra cần hướng dẫn người bệnh:

  •  Nằm tại giường trong 24 giờ đầu, giữ thẳng chân can thiệp trong 24 giờ đầu.
  •  Ấn giữ vết chọc khi ho, hắt hơi.
  •  Gọi nhân viên y tế khi phát hiện chảy máu hoặc đau nhiều vùng can thiệp.
  •  Uống thêm nước đề phòng tụt huyết áp và bệnh thận do thuốc cản quang.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Biến chứng cường phế vị do đau gây nhịp chậm, tụt huyết áp (cho atropin, thuốc vận mạch nếu cần).
  •  Dị ứng thuốc cản quang, sốc phản vệ: cần phát hiện sớm để xử trí.
  •  Nhiễm trùng (hiếm gặp)
  •  Biến chứng tại chỗ chọc mạch: chảy máu, máu tụ, thông động- tĩnh mạch.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Định lượng IL-2R (hay CD25 hòa tan) trong huyết thanh bằng kỹ thuật miên dịch gắn men (Elisa) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Bóc phúc mạc kèm cắt các tạng khác và điều trị hóa chất với nhiệt độ cao trong phúc mạc trong mổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Đưa niệu quản ra da đơn thuần và thắt động mạch chậu trong - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Ung thư buồng trứng trong thai kỳ
Ung thư buồng trứng trong thai kỳ

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng trong khi mang thai thì vẫn có thể tiến hành điều trị. Tùy vào giai đoạn tại thời điểm chẩn đoán, thời gian mang thai và tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng xảy ra khi tế bào không bình thường phát triển trong một hoặc cả hai buồng trứng của bạn. Buồng trứng là hai tuyến nhỏ, nằm ở hai bên tử cung.

Cần Làm Gì Khi Bao Cao Su Bị Mắc Kẹt Trong Âm Đạo?
Cần Làm Gì Khi Bao Cao Su Bị Mắc Kẹt Trong Âm Đạo?

Bao cao su bị mắc kẹt trong âm đạo là một sự cố hi hữu nhưng không phải là không thể xảy ra. Vậy cần xử lý thế nào trong tình huống này?

Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ
Tiêm PRP trong điều trị rối loạn cương dương: Hiệu quả và tác dụng phụ

Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu hiện nay được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả điều trị chứng rối loạn cương dương.

Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?
Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?

Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1722 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3208 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1245 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  832 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1635 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây