Lấy tủy răng buồng sữa, bảo tồn tủy chân răng bằng vật liệu sinh học - Bộ y tế 2020
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật lấy bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng ở buồng tủy và bảo tồn phần tủy ở chân răng bằng vật liệu sinh học.
- Vật liệu sinh học là vật liệu không phải thuốc được dùng trong điều trị, bổ sung, thay đổi hoặc thay thế một phần mô của cơ thể.
II. CHỈ ĐỊNH
- Hở tủy trong quá trình sửa soạn xoang hàn điều trị sâu ngà.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng viêm tủy không hồi phục.
- Răng tủy hoại tử.
- Răng viêm quanh cuống.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện:
2.1. Phương tiện và dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa.
- Bộ khám: Khay, gương, gắp, thám trâm...
- Bộ cách ly răng.
- Bộ dụng cụ lấy tủy buồng:
- Nạo ngà sắc hoặc mũi khoan...
2.2. Thuốc và vật liệu sinh học:
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu sinh học.
3. Người bệnh:
- Người bệnh/người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X-quang.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
- Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Kiểm tra lại các hình ảnh X-quang.
2. Kiểm tra người bệnh:
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật:
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ.
3.2. Cách ly răng
- Sử dụng đê cao su.
3.3. Mở tuỷ
- Dùng mũi khoan thích hợp mở đường vào buồng tủy.
- Dùng mũi khoan thích hợp để mở toàn bộ trần buồng tủy.
3.4. Lấy tủy buồng
- Dùng nạo ngà sắc hoặc mũi khoan cắt lấy toàn bộ phần tủy buồng.
- Cầm máu bằng viên bông vô trùng.
3.5. Bảo vệ tủy chân và hàn phục hồi:
- Đặt vật liệu sinh học sát miệng ống tủy sao cho phủ kín được toàn bộ sàn buồng tủy.
- Hàn kín buồng tủy bằng vật liệu thích hợp.
- Hàn phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị:
- Tổn thương tủy chân: Điều trị tủy
- Chảy máu mặt cắt tủy: Cầm máu, nếu không cầm máu thì phải lấy tủy toàn bộ.
2. Sau điều trị:
- Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy.
- Tủy hoại tử: Điều trị tủy.
- Viêm quanh cuống răng: Điều trị viêm quanh cuống.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị sưng, đỏ, đau nhức dữ dội khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Đó là bệnh viêm nướu chân răng khi mang thai.
Những phụ nữ bị mụn rộp sinh dục và đang mang thai cần điều trị bằng liệu pháp ức chế virus nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus sang con trong khi sinh và giảm khả năng phải sinh mổ.
Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.
Súc miệng bằng dầu (oil pulling) là một phương pháp chăm sóc răng miệng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phương pháp dân gian này được cho là có tác dụng làm trắng răng, giúp cho hơi thở thơm tho và cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.
Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng
- 1 trả lời
- 578 lượt xem
Em đang mang thai được hơn 12 tuần 4 ngày. Em bị đau răng, bs chuẩn đoán bị viêm mô tế bào và áp xe cửa miệng do R48 nên kê thuốc: Medoclav 625 mg (uống sáng, chiều 5 ngày). Nếu 3 ngày hết đau thì ngừng thuốc. Pracetamol (hapacol sủi) - khi nào quá đau thì uống. Povidon-iod (pvp-iodine 10%) pha loãng súc miệng. Liệu những thuốc trên có an toàn cho bà bầu không ạ?
- 1 trả lời
- 889 lượt xem
Hiện bé nhà em đang được 3 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra tới giờ mặc dù nằm điều hòa với nhiệt độ thích hợp nhưng bé nhà em vẫn đổ mồi hôi đầu khá nhiều là bị sao ạ? Ngoài ra, khi co lên co xuống, các khớp gối của bé cứ kêu răng rắc ấy ạ. Bé như vậy có phải là bị thiếu canxi và vitamin D không ạ?
- 1 trả lời
- 582 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 573 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai thì có nên đi làm sạch răng không ạ? Việc chăm sóc răng miệng có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
- 1 trả lời
- 789 lượt xem
Em sinh bé lúc 36 tuần, bé nặng 2,4kg. Hiện tại bé được 10 tháng rồi và nặng 7kg ạ. Bé bò rất nhanh, đã đứng vững và có thể đi được khoảng 2 bước. Bé bú sữa mẹ và cả sữa công thức, ngày được 400ml, cộng thêm 3 bữa ăn dặm, mỗi bữa được nữa chén, có hôm 1 chén. Ban ngày bé ngủ khoảng 4 tiếng, ban đêm từ 9h tối đến 6h sáng, nhưng cứ 2-3h lại ọ ẹ dậy đòi ti mẹ rồi mới ngủ tiếp. Bây giờ bé 10 tháng rồi mà vẫn chưa mọc cái răng nào, như vậy có bất thường không ạ? Bé có đi xét nghiệm máu, các chỉ số khác đều bình thường, tuy nhiên có vài chỉ số bị cao hoặc thấp quá, đó là: ALT 23.16; AST 47; Creatinin 38.9; Ure 4.3 %LYMPH 63.0; %NEUT 20.7; PLT 507. Em không đến lấy trực tiếp được nên không được tư vấn. Các chỉ số trên có bình thường không ạ? Em muốn bổ sung canxi và vitamin D cho bé thì bổ sung như thế nào?