Phục hồi thân răng vĩnh viễn trẻ em bằng chụp thép chế sẵn - Bộ y tế 2020
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật phục hồi thân răng vĩnh viễn ở trẻ em bị tổn thương mất nhiều mô cứng bằng chụp thép chế sẵn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương mất nhiều mô cứng thân răng do sâu răng, thiểu sản men răng...
- Răng có nguy cơ vỡ thân răng sau điều trị nội nha.
- Răng có nguy cơ bong khối phục hồi sau điều trị hàn phục hồi thân răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa đạt yêu cầu.
- Răng có chỉ định nhổ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:
- Bác sĩ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ điều dưỡng nha khoa.
2. Phương tiện và dụng cụ:
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khay khám gồm: gương, kẹp, gắp, thám trâm.
- Kéo cắt chụp.
- Kìm uốn chụp.
- Bộ dụng cụ gắn chụp.
- Chụp thép chế sẵn.
- Bông, gạc vô khuẩn....
2.2. Thuốc và vật liệu:
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu gắn chụp.
- Thuốc tê.
3. Người bệnh:
- Người bệnh và/ hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án:
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X-quang xác định tình trạng răng làm chụp.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1.Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2.Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3.Thực hiện kỹ thuật
3.1. Kiểm tra khớp cắn.
3.2. Sửa soạn thân răng mang chụp.
- Mài sửa soạn mặt nhai theo hình thể giải phẫu.
- Mài sửa soạn các mặt bên.
3.3. Chọn và thử chụp:
- Chọn chụp phù hợp với kích cỡ răng được phục hồi.
- Thử trực tiếp trên răng.
- Sửa chụp: Dùng kéo cắt chụp, dùng kìm thích hợp uốn bờ và thành chụp cho phù hợp với thân răng đã sửa soạn.
- Làm nhẵn và đánh bóng chụp răng.
3.4. Gắn chụp:
- Sát khuẩn bề mặt thân răng.
- Sát khuẩn chụp.
- Làm khô bề mặt thân răng và chụp.
- Trộn chất gắn và đặt chất gắn vào chụp.
- Gắn chụp vào thân răng đã sửa soạn bằng vật liệu gắn chụp.
- Hướng dẫn người bệnh cắn đúng khớp cắn ở vị trí cắn trung tâm.
- Chờ chất gắn đông cứng và lấy chất gắn thừa.
- Kiếm tra lại khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.
- Hướng dẫn người bệnh các thông tin cần thiết.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
- Sang thương lợi: Điều trị sang thương.
2. Sau điều trị
- Bong chụp: gắn lại chụp
- Sang chấn khớp cắn: điều chỉnh khớp cắn
- Viêm tủy: Điều trị tủy răng.
- Viêm lợi: Điều trị viêm lợi và hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Kỹ thuật độn vật liệu mô da nhân tạo làm to và dài dương vật mới nhất hiện nay của nam khoa Penuma.
Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng
Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.
Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.
Có rất nhiều phương pháp khôi phục răng khác nhau mà bác sĩ nha khoa có thể tiến hành để thay thế những răng đã mất hay khôi phục lại một phần đã mất của cấu trúc răng.
- 1 trả lời
- 1014 lượt xem
Em vừa dứt kỳ kinh vào ngày 15/7. Hai ngày sau, em đi chụp X- quang răng. Nếu bây giờ vợ chồng em quan hệ thả, để có thai vào cuối tháng này thì có ảnh hưởng gì không ạ?
- 1 trả lời
- 876 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1014 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 749 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 965 lượt xem
Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!