1

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép truyền thống - Bộ y tế 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng ở 1 hàm có sử dụng mắc cài thép truyền thống.

II. CHỈ ĐỊNH

Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.
  •  Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình:

  •  Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện:

2.1. Phương tiện và dụng cụ

  •  Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm...
  •  Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm (kềm), cây kẹp mắc cài, cây ấn dây cung, thước đo vị trí gắn mắc cài, banh miệng.
  •  Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.
  •  Dụng cụ làm sạch răng: chổi và chất đánh bóng.
  •  Đèn quang trùng hợp....

2.2 Vật liệu

  •  Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
  •  Vật liệu gắn band (khâu) và mắc cài: Xi măng, composite.
  •  Bộ mắc cài thép truyền thống.
  •  Band (khâu) hoặc ống cho các răng hàm (cối) lớn
  •  Các loại dây cung kim loại NiTi, SS, TMA với các kích thước: .012; .013; .014; .016 ; .014x.025; .016x.022; .016x.025; .017x.025; .018x.025; .019x .025
  •  Lò xo đẩy, kéo
  •  Chun các loại...

3. Hồ sơ bệnh án:

  •  Hồ sơ bệnh án theo quy định.
  •  X-quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng...
  •  Ảnh chụp
  •  Người bệnh: Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Các bước tiến hành:

3.1 Sửa soạn cho gắn mắc cài

  •  Lấy dấu cung răng hai hàm.
  •  Đổ các mẫu hàm bằng thạch cao cứng.
  •  Đặt chun tách kẽ các răng hàm lớn cần gắn band (khâu) nếu dùng band (khâu).

3.2. Gắn band (khâu) hoặc ống và mắc cài

  •  Lấy chun (thun) tách kẽ
  •  Làm sạch răng bằng chổi và chất đánh bóng
  •  Gắn band (khâu) hoặc gắn ống cho các răng hàm (cối) lớn
  •  Gắn mắc cài thép truyền thống cho các răng
  •  Lắp dây.Tùy theo tình trạng răng ( răng xoay, răng chen chúc) và giai đoạn điều trị mà sử dụng các loại dây khác nhau cho phù hợp.

3.2.1. Giai đoạn xếp thẳng răng và chỉnh đường cong:

  •  Giai đoạn đầu: Sử dụng dây Niti hoặc Cu-Niti có thiết diện tròn, lực nhẹ: từ .012.
  •  Hẹn người bệnh tái khám trung bình sau 4 - 6 tuần một lần.
  •  Thay dây kích thước lớn dần, từ dây tròn đến dây có tiết diện (thiết diện) chữ nhật.

3.2.2. Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm (cối) lớn và đóng khoảng.

  • Thường kéo dài 6-7 tháng.
  •  Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.
  •  Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.
  •  Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.
  •  Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước– sau, chiều đứng.

3.2.3 Giai đoạn hoàn thiện

  •  Thường kéo dài 2 - 2,5 tháng.
  •  Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.

3.3. Kết thúc điều trị:

  •  X-quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng....
  •  Tháo mắc cài, band (khâu) hoặc các ống răng hàm (cối) lớn.
  •  Làm sạch răng.
  •  Lấy dấu hai hàm.
  •  Làm hàm duy trì và hướng dẫn người bệnh sử dụng hàm duy trì.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Sang thương niêm mạc lợi (nướu) do lún band (khâu): Tháo band (khâu) và gắn lại.
  •  Sang thương niêm mạc má do đầu dây cung dài: Điều trị sang thương và điều chỉnh dây cung cho thích hợp.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nắn chỉnh hai hàm sử dụng mắc cài thép truyền thống - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng hai hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống.- Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài thép tự buộc - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Phục hồi thân răng vĩnh viễn trẻ em bằng chụp thép chế sẵn - Bộ y tế 2020
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020

Tin liên quan
Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả
Que thử rụng trứng: cách sử dụng, độ chính xác, đọc kết quả

Một phương pháp đơn giản để dự đoán ngày rụng trứng là sử dụng que thử rụng trứng.

Các lựa chọn thay thế bao cao su truyền thống
Các lựa chọn thay thế bao cao su truyền thống

Bao cao su là một biện pháp bảo vệ vô cùng cần thiết khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, có nhiều người vì một lý do nào đó mà không sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.

Chỉnh hình răng cho trẻ em
Chỉnh hình răng cho trẻ em

Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.

Cách chỉnh sửa răng bị mẻ hoặc vỡ
Cách chỉnh sửa răng bị mẻ hoặc vỡ

Đôi khi, trong lúc nhai đá hoặc kẹo cứng, bạn nhận thấy có một mảnh cứng trong miệng nhưng lại không tan và bạn cảm thấy khó chịu, vậy thì rất có thể răng bạn đã bị vỡ.

Các tác dụng của axit lauric – axit béo chính trong dầu dừa
Các tác dụng của axit lauric – axit béo chính trong dầu dừa

Dầu dừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe và một số lợi ích trong đó là nhờ axit lauric – loại axit béo chính trong dầu dừa. Có thể thoa dầu dừa trực tiếp lên da hoặc thêm vào chế độ ăn uống nhưng không nên ăn quá nhiều vì dầu dừa rất giàu chất béo.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Liệu có an toàn không, khi bà bầu dùng thuốc chữa đau răng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  449 lượt xem

Em đang mang thai được hơn 12 tuần 4 ngày. Em bị đau răng, bs chuẩn đoán bị viêm mô tế bào và áp xe cửa miệng do R48 nên kê thuốc: Medoclav 625 mg (uống sáng, chiều 5 ngày). Nếu 3 ngày hết đau thì ngừng thuốc. Pracetamol (hapacol sủi) - khi nào quá đau thì uống. Povidon-iod (pvp-iodine 10%) pha loãng súc miệng. Liệu những thuốc trên có an toàn cho bà bầu không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1084 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Có nhất thiết phải dùng corticoid không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  902 lượt xem

Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?

Dùng thuốc tránh thai kéo dài có ảnh hưởng đến việc thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  807 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Sử dụng cần sa có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1571 lượt xem

- Bác sĩ ơi, sử dụng cần sa có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của tôi không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây