1

Phục hồi thân răng bằng Inlay/Onlay Composite - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Là kỹ thuật sử dụng các vật liệu như ceramic, hợp kim, composite... đúc theo hình dạng xoang đã sửa soạn và dán vào đó để phục hồi lại thân răng.
  •  Inlay là phần phục hồi nằm trong lòng một hay nhiều mặt của thân răng.
  •  Onlay có bản chất là một inlay loại II (mặt gần, mặt xa, mặt nhai) bao phủ một phần hoặc toàn bộ mặt nhai.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Răng có các tổn thương mất mô cứng ở thân răng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Răng có các thành xoang còn lại dưới 2mm.
  •  Răng có lỗ sâu dưới lợi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sỹ răng hàm mặt.
  •  Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

  •  Ghế máy răng
  •  Mũi khoan kim cương các loại
  •  Bộ mũi khoan hoàn thiện, dụng cụ đánh bóng.
  •  Chỉ tơ nha khoa
  •  Đèn quang trùng hợp.
  •  Bộ dụng cụ cách ly cô lập răng.
  •  Cây hàn các loại.
  •  Bộ dụng cụ lấy dấu

2.2. Thuốc và vật liệu

  •  Vật liệu lấy dấu
  •  Các vật liệu gắn, dán: Tùy theo vật liệu làm inlay, onlay

3. Người bệnh

  • Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Hồ sơ bệnh án theo quy định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

  • Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

- Làm sạch xoang: Dùng mũi khoan tròn và cây nạo ngà lấy bỏ hết ngà mủn.

- Tạo hình xoang inlay, onlay:

+ Tạo xoang mặt nhai: Chiều cao của xoang > 1,5mm. Chiều rộng của xoang phải đạt tôi thiểu 1,5- 2mm đối với răng hàm nhỏ và 2,5- 3mm đối với răng hàm lớn.

  • Dùng mũi khoan chóp ngược cắt men răng ở rãnh giữa rồi mở rộng theo rãnh của răng theo hướng gần xa.
  • Dùng mũi trụ tạo xoang hình đuôi én theo hướng song song với trục của rang.
  • Đáy xoang được mài phẳng, nếu có những khoảng lẹm thì dùng vật liệu thích hợp (cement phosphat hoặc GIC...) để bù lẹm.

+ Tạo xoang mặt bên.

  • Dùng mũi khoan trụ mài sâu xuống ngà răng, xoang mặt bên gồm 4 thành:
  • Thành ngoài trong sâu về phía buồng tủy khoảng 2mm.
  • Thành tủy (thành trục) được mài cong theo hình dạng thân răng.
  • Thành phía lợi: ở sát đỉnh núm lợi và hợp với vách tủy một góc 45 độ.

- So màu răng.

- Lấy dấu, đổ mẫu thạch cao.

- Gửi labo đúc inlay, onlay

- Đặt inlay, onlay đã đúc vào xoang

- Kiểm tra độ kín khít và khớp cắn.

- Tiến hành gắn Inlay, Onlay bằng chất gắn phù hợp.

- Hoàn thiện Inlay/Onlay.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Viêm tủy không hồi phục: Điều trị tủy
  •  Mẻ, vỡ inlay, onlay, màu sắc không phù hợp: tiến hành thực hiện lại Quy trình trên.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phục hồi cổ răng bằng composite - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glass Ionomer Cement (GIC) kết hợp Composite - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite có sử dụng Laser - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phục hồi cổ răng bằng Composite có sử dụng Laser - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi

Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?
Vùng mu bị ngứa là tại sao và khắc phục bằng cách nào?

Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Cách khôi phục răng
Cách khôi phục răng

Có rất nhiều phương pháp khôi phục răng khác nhau mà bác sĩ nha khoa có thể tiến hành để thay thế những răng đã mất hay khôi phục lại một phần đã mất của cấu trúc răng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  875 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1014 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên cho bé vào bồn tắm hoặc lau người bằng bọt biển để hạ sốt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  963 lượt xem

Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!

Tẩy trắng răng khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  582 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây