Phục hồi cổ răng bằng composite - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Là kỹ thuật phục hồi lại tổn thương mô cứng ở cố răng bằng Composite.
- Composite là vật liệu được ưa chuộng trong điều trị phục hồi nha khoa do có nhiều ưu điểm nổi trội.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sâu cổ răng (lỗ sâu loại V).
- Tổn thương mô cứng ở cổ răng không do sâu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh có dị ứng với Composite.
- Răng có tổn thương sâu cổ răng sát tủy.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt
- Trợ thủ.
2. Phươngtiện
2.1. Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.
- Bộ cách ly cô lập răng.
- Đèn quang trùng hợp.
- Bộ dụng cụ hàn composite.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Chỉ co lợi.
- Composite và vật liệu kèm theo.
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo qui định.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn.
- Đặt chỉ co lợi.
- Sửa soạn xoang hàn:
- Dùng mũi khoan kim cương hình trụ mở rộng bờ men để bộc lộ rõ xoang sâu.
- Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để tạo xoang lưu chất hàn.
- Hàn lớp bảo vệ tủy:
- Phủ đáy xoang hàn bằng vật liệu bảo vệ tủy như GIC, MTA... 1 lớp dưới 1mm.
- Sửa lại các thành của xoang hàn để tạo sự lưu giữ tối đa.
- Phục hồi xoang hàn bằng Composite:
- So màu răng để chọn Composite có màu sắc phù hợp
- Etching men và ngà răng bằng axít phosphoric 37% từ 10-20 giây.
- Rửa sạch xoang hàn.
- Làm khô xoang hàn.
- Phủ keo dán dính và chiếu đèn 10-20 giây
- Đặt Composite theo từng lớp dưới 2mm sao cho Composite được trùng hợp tối đa và khắc phục được co ngót trùng hợp.
- Chiếu đèn quang trùng hợp theo từng lớp Composite với thời gian từ 20-40 giây.
- Hoàn thiện: Dùng bộ hoàn thiện để làm nhẵn và tạo hình phần phục hồi.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Trong quá trình điều trị
- Tổn thương hở tủy: Chụp tủy bằng vật liệu thích hợp.
2. Sau quá trình điều trị
- Viêm tủy: điều trị tủy
- Tủy hoại tử: điều trị tủy.
- Viêm quanh cuống: điều trị viêm quanh cuống răng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng
Thỉnh thoảng bị ngứa ở các vị trí khác nhau trên cơ thể, ví dụ như vùng mu, là điều bình thường và không có gì đáng ngại cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề không bình thường, ví dụ như dị ứng, viêm nang lông hoặc nhiễm trùng.
Có rất nhiều phương pháp khôi phục răng khác nhau mà bác sĩ nha khoa có thể tiến hành để thay thế những răng đã mất hay khôi phục lại một phần đã mất của cấu trúc răng.
Âm hộ bị kích ứng gây ra rất nhiều phiền toái như ngứa ngáy, sưng hay thâm chí là đau rát. Có nhiều cách khắc phục tại nhà do hiện tượng kích ứng này.
Uống cà phê thường xuyên có thể gây ra một vấn đề không mong muốn đó là răng bị ngả vàng.
- 1 trả lời
- 856 lượt xem
- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 985 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 727 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 942 lượt xem
Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!
- 1 trả lời
- 565 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có thể đi làm trắng răng khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!