1

Lăn kim vi điểm: Tác dụng, cách lựa chọn dụng cụ và chăm sóc da

Lăn kim vi điểm hiện đang là một liệu pháp làm đẹp được rất nhiều người biết đến và lựa chọn. Phương pháp này được thực hiện tại các spa nhưng nếu biết cách thì hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Nếu bạn đang có ý định lăn kim thì trước tiên nên dành một chút thời gian tìm hiểu về cơ chế, cách lựa chọn dụng cụ, các bước thực hiện và lưu ý về chăm sóc da sau lăn kim.
Lăn kim vi điểm: Tác dụng, cách lựa chọn dụng cụ và chăm sóc da Lăn kim vi điểm: Tác dụng, cách lựa chọn dụng cụ và chăm sóc da

Lợi ích của lăn kim vi điểm

Chắc chắn không ít người cảm thấy sợ hãi khi nghe đến việc đâm hàng trăm mũi kim nhỏ vào da và thắc mắc không hiểu sao người ta phải làm đẹp bằng một phương pháp đáng sợ như vậy. Nghe qua thì có vẻ nguy hiểm nhưng thật ra lăn kim vi điểm mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Giảm nếp nhăn và vết rạn da
  • Giảm thâm sẹo do mụn trứng cá
  • Làm sáng, đều màu da
  • Tăng độ dày của da
  • Trẻ hóa da mặt
  • Tăng cường khả năng hấp thụ các sản phẩm dưỡng da

Lăn kim vi điểm hiện đang là một liệu pháp làm đẹp được rất nhiều người biết đến và lựa chọn. Phương pháp này được thực hiện tại các spa nhưng nếu biết cách thì hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Nếu bạn đang có ý định lăn kim thì trước tiên nên dành một chút thời gian tìm hiểu về cơ chế, cách lựa chọn dụng cụ, các bước thực hiện và lưu ý về chăm sóc da sau lăn kim.

Cơ chế của phương pháp lăn kim vi điểm

Lăn kim vi điểm (microneedling) là một phương pháp làm đẹp sử dụng dụng cụ có gắn hàng ngàn mũi kim siêu nhỏ và lăn nhẹ nhàng trên bề mặt da.

Điều này tạo ra các vết thương cực nhỏ ở lớp ngoài cùng của da, kích thích da sản sinh collagen và elastin. Collagen là loại protein chính trong cơ thể con người và có chức năng gắn kết các mô liên kết như mô da, cơ, gân, sụn và xương.

Loại protein này cũng là thành phần duy trì vẻ trẻ trung cho làn da. Tuy nhiên, sự sản sinh collagen bị chậm lại khoảng 1% mỗi năm kể từ sau tuổi 20 và dần dần làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên da.

Mặc dù phương pháp lăn kim nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực ra đây là một liệu pháp xâm lấn tối thiểu gần như không cần thời gian nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, quá trình phục hồi sau lăn kim phụ thuộc nhiều vào độ dài của kim. Kim càng dài thì vết thương càng sâu và sẽ càng mất nhiều thời gian để da hồi phục.

Lựa chọn kích thước kim

Kích thước kim cần sử dụng sẽ tùy thuộc vào mục đích lăn kim hay nói cách khác là vấn đề cần khắc phục. Bảng dưới đây là các kích thước kim lăn phù hợp cho từng vấn đề.

Vấn đề cần khắc phục Chiều dài kim (milimét)
Sẹo mụn nông 1,0mm
Sẹo mụn sâu 1,5mm
Lỗ chân lông to 0,25 đến 0,5mm
Tăng sắc tố sau viêm (thâm) 0,25 đến 0,5mm
Da sạm 0,2 đến 1,0mm (bắt đầu với loại kim nhỏ nhất)
Da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời hoặc chảy xệ 0,5 đến 1,5mm (kết hợp cả hai loại kim để có hiệu quả cao nhất)
Rạn da 1,5 đến 2,0mm (nếu tự lăn kim tại nhà thì không nên sử dụng kim 2,0mm)
Sẹo sau phẫu thuật 1,5mm
Da không đều màu hoặc sần sùi 0,5mm
Nếp nhăn 0,5 đến 1,5mm

Lưu ý, phương pháp lăn kim vi điểm không có tác dụng điều trị hồng ban sau viêm (postinflammatory erythema - PIE) – tình trạng mà da có những vết đỏ hoặc hồng sau khi bị tổn thương do viêm. Và còn một điều nữa cần lưu ý, kim lăn có độ dài trên 0,3mm chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng, có nghĩa là không được đảm bảo về tính an toàn.

Các bước lăn kim

Thực hiện đúng theo các bước sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề không mong muốn khác.

Bước 1: Tiệt trùng dụng cụ

Tiệt trùng dụng cụ lăn kim bằng cách ngâm dụng cụ trong cồn isopropyl 70% trong khoảng 5 đến 10 phút.

Bước 2: Rửa mặt sạch

Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH phù hợp. Nếu sử dụng kim có độ dài trên 0,5mm thì cần phải lau mặt bằng cồn isopropyl 70% trước khi lăn kim.

Bước 3: Bôi kem gây tê nếu cần

Nếu chịu đau kém thì có thể bôi kem gây tê còn nếu có khả năng chịu đau tốt thì có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, nếu sử dụng kim có độ dài trên 1,0mm thì nên gây tê vì độ dài kim này sẽ gây chảy máu.

Nếu sử dụng kem gây tê thì cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải lau sạch hết kem trước khi bắt đầu lăn kim.

Bước 4: Bắt đầu lăn kim

Mỗi một bước trong quá trình lăn kim đều rất quan trọng nên cần đọc kỹ và thực hiện theo một cách chính xác. Chia khuôn mặt thành các phần nhỏ sẽ giúp thực hiện dễ dàng hơn. Dưới đây là hình ảnh minh họa để bạn dễ hình dung hơn.

vung lan kim

Không lăn kim ở vùng màu tím vì đây là khu vực hốc mắt.

Các bước lăn kim:

  1. Lăn kim theo một chiều từ 6 đến 8 lần, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng và độ nhạy cảm của da. Nhấc dụng cụ lăn lên sau mỗi lần lăn, có nghĩa là lăn một đường dứt khoát, sau đó nhấc lên và lặp lại 6 – 8 lần như vậy. Việc nhấc con lăn lên sau mỗi lần lăn nhằm tránh tạo ra những vết thương dài giống như mèo cào trên mặt.
  2. Sau khi lăn theo một chiều từ 6 đến 8 lần, xoay nhẹ con lăn để lăn kim cho một vùng khác và lặp lại các bước trong phần 1 cho đến khi lăn hết toàn bộ khu vực cần điều trị.
  3. Quay lại vùng da được lăn kim đầu tiên và lặp lại quy trình theo chiều vuông góc với chiều lăn ban đầu. Ví dụ, nếu bạn đã lăn kim trên trán theo chiều dọc thì bây giờ sẽ phải lăn theo chiều ngang.
  4. Mỗi một vùng cần được lăn từ 12 đến 16 lần, gồm có 6 đến 8 lần theo chiều ngang và 6 đến 8 lần theo chiều dọc.

Nhiều tài liệu hướng dẫn lăn theo cả đường chéo nhưng điều này là không cần thiết. Làm như vậy sẽ tạo ra sự phân bố các vết thương không đồng đều, vùng ở giữa có nhiều vết thương hơn so với vùng xung quanh. Nếu vẫn muốn lăn theo đường chéo thì phải cẩn thận và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.

Bước 5: Rửa sạch mặt bằng nước

Sau khi hoàn tất quá trình lăn kim, chỉ rửa mặt lại bằng nước.

Bước 6: Vệ sinh dụng cụ lăn kim

Vệ sinh dụng cụ lăn kim bằng xà phòng hoặc nước rửa chén. Đổ nước và xà phòng vào một chiếc hộp, tạo bọt và cho dụng cụ lăn kim vào. Lắc hộp để nước xà phòng làm sạch các đầu kim nhưng không được để dụng cụ va đập vào thành hộp. Điều này sẽ làm hỏng các đầu kim. Lý do phải sử dụng các chất tẩy rửa như xà phòng hoặc nước rửa chén để vệ sinh dụng cụ lăn kim trước khi tiệt trùng bằng cồn là vì cồn không thể hòa tan các protein có trong da và máu nên không thể làm sạch các đầu kim.

Bước 7: Tiệt trùng dụng cụ lăn kim

Sau khi đã làm sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa chén, tiệt trùng lại dụng cụ lăn kim bằng cách ngâm trong cồn isopropyl 70% trong 10 phút. Sau khi tiệt trùng, đặt dụng cụ vào trong hộp và cất ở nơi an toàn, tránh va đập.

Bước 8: Thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản

Sau khi lăn kim, bạn chỉ nên thực hiện các bước cơ bản trong quy trình chăm sóc da, có nghĩa là không tẩy da chết và không sử dụng các thành phần hoạt tính như benzoyl peroxide, axit salicylic, tretinoin,…

Bao lâu nên lăn kim một lần?

Tần suất lăn kim phụ thuộc vào độ dài kim mà bạn sử dụng. Dưới đây là tần suất lăn kim tối đa đối với mỗi kích thước kim.

Độ dài kim (milimét) Tần suất lăn kim
0,25mm 2 ngày một lần
0,5mm 1 đến 3 lần một tuần (ban đầu chỉ nên lăn 1 lần/tuần)
1,0mm 10 đến 14 ngày một lần
1,5mm 3 đến 4 tuần một lần
2.0mm 6 tuần một lần (độ dài kim này chỉ dành cho lăn kim tại spa)

Hãy để làn da có thời gian phục hồi hoàn toàn trước khi tiến hành buổi lăn kim tiếp theo.

Quá trình tái tạo collagen trong da diễn ra rất chậm. Bạn cần hiểu rằng da cần một khoảng thời gian tương đối dài để tự tái tạo.

Chăm sóc da sau lăn kim

Để có kết quả tối ưu, hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng da có tác dụng chính là dưỡng ẩm, phục hồi và thúc đẩy sản sinh collagen sau khi lăn kim. Ngoài ra bạn nên sử dụng mặt nạ giấy. Điều này rất tốt cho cho làn da sau lăn kim vì mặt nạ giấy cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da đang bị tổn thương.

Nếu như không thích dùng mặt nạ giấy thì có thể sử dụng serum hoặc các sản phẩm dưỡng da có chứa:

  • Vitamin C (ascorbic acid hay natri ascorbyl phospate)
  • Niacinamide
  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì (epidermal growth factor)
  • Hyaluronic acid (HA)

Nếu chọn sử dụng vitamin C (axit ascorbic) thì phải thật thận trọng vì độ pH thấp của các sản phẩm chứa vitamin C có thể gây kích ứng da. Tốt nhất nên tăng tần suất sử dụng vitamin C trong một vài ngày trước mỗi lần lăn kim và tạm ngừng sử dụng trong thời gian đầu sau lăn kim. Chỉ cần bôi axit ascorbic 20% ba lần mỗi ngày là đủ để cung cấp lượng vitamin C dự trữ cho da.

Các phản ứng da có thể gặp phải sau khi lăn kim

Sau khi lăn kim, da có thể sẽ có những biểu hiện như:

  • Ửng đỏ trong vài giờ, đôi khi ít hơn
  • Cảm giác rát như bị cháy nắng
  • Sưng tấy (thường chỉ bị sưng nhẹ)
  • Cảm giác giật giật dưới da và máu lưu thông tốt hơn

Hiện tượng sưng nhẹ làm cho da căng mọng và điều này khiến cho nhiều người tưởng rằng làn da có sự cải thiện chỉ sau một lần lăn kim nhưng thực ra hiệu ứng này chỉ là tạm thời và sẽ mất dần khi da đỡ sưng. Tuy nhiên, sau nhiều lần lăn kim, làn da sẽ được trẻ hóa và thực sự trở nên căng mịn.

Làn da sẽ bị lẩn mẩn đỏ trong khoảng 2 - 3 ngày và có thể còn bị bong tróc. Tuyệt đối không được cậy hay bóc các mảng da bị bong. Da sẽ bong ra một cách tự nhiên.

Nên chọn kim bằng thép không gỉ hay titan?

Có hai loại dụng cụ lăn kim, một loại có gắn kim bằng thép không gỉ và một loại có đầu kim bằng titan. Bạn nên lựa chọn dựa trên hai yếu tố là độ bền và tính vệ sinh. Titan là hợp kim cứng hơn thép không gỉ nên sẽ bền hơn. Điều này có nghĩa là kim bằng titan sẽ dùng được lâu dài hơn và giữ độ sắc bén sau nhiều lần sử dụng. Nhưng nhược điểm của kim bằng titan là dễ bám vi khuẩn.

Trong khi đó, thép không gỉ có tính vô trùng cao hơn nhưng lại kém bền và nhanh bị cùn hơn. Nếu bạn ưu tiên yếu tố an toàn thì có thể chọn kim bằng thép không gỉ vì thép không gỉ được sử dụng để sản xuất nhiều loại dụng cụ y tế, kim xăm và kim châm cứu. Tuy nhiên, nếu xét về tác dụng thì hai loại kim lăn này không có sự khác biệt.

Bạn có thể mua dụng cụ lăn kim trực tuyến. Không cần thiết phải mua loại quá đắt vì có nhiều sản phẩm giá cả hợp lý mà vẫn cho hiệu quả tốt. Khi tìm trên mạng, bạn sẽ thấy có những bộ sản phẩm gồm cả dụng cụ lăn kim và serum nhưng giá thường đắt hơn so với khi riêng từng thứ. Chỉ nên mua dụng cụ lăn kim và tự lựa chọn một loại serum hay kem dưỡng phù hợp với nhu cầu và loại da của mình.

Khi nào bắt đầu có kết quả?

Theo kết quả của một nghiên cứu, tình trạng sẹo mụn và nếp nhăn có sự cải thiện đáng kể chỉ sau 2 đến 3 buổi lăn kim vi điểm với độ dài kim là 1,5mm. Tất nhiên, tiếp tục sử dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng kết quả có được sau 3 buổi điều trị đã duy trì được đến 6 tháng.

Xem thêm: Trị mụn và sẹo bằng phương pháp lăn kim vi phân Radio Frequency 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: lăn kim vi điểm
Tin liên quan
Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?
Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?

Để trả lời câu hỏi dầu ô liu có tác dụng làm trắng da hay không, trước tiên chúng ta cần hiểu cơ bản về cơ chế hoạt động của các chất làm trắng da và những đặc tính của dầu ô liu.

Dầu ô liu có tác dụng kích thích mọc tóc không?
Dầu ô liu có tác dụng kích thích mọc tóc không?

Dầu ô liu rất giàu axit béo và chất chống oxy hóa. Dầu ô liu còn chứa một số chất đặc biệt mà những loài thực vật khác không có và trong đó có những chất có lợi cho tóc. Đó là lý do tại sao từ lâu dầu ô liu đã được sử dụng để chăm sóc tóc. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy dầu ô liu có tác dụng làm dịu da đầu, củng cố nang tóc và kích thích mọc tóc.

Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?
Có nên dùng dầu ô liu để trị viêm da cơ địa không?

Nhiều loại dầu khác nhau, trong đó có cả dầu ô liu, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, nhờ đó giúp điều trị viêm da cơ địa.

Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?
Dầu dừa có tác dụng làm rậm lông mày không?

Khi được sử dụng làm thực phẩm, dầu dừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như cung cấp năng lượng, thúc đẩy giảm mỡ, tăng cholesterol tốt và kiểm soát đường huyết. Và khi được sử dụng tại chỗ, dầu dừa cũng có nhiều tác dụng đối với da, tóc và cả lông mày.

Dầu dừa có tác dụng trị sẹo không?
Dầu dừa có tác dụng trị sẹo không?

Dầu dừa không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn lành mạnh mà còn được dùng rộng rãi trong làm đẹp vì đặc tính dưỡng ẩm của loại dầu này rất tốt cho tóc và da. Một số thành phần hoạt tính trong dầu dừa thậm chí còn được cho là giúp trị sẹo. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa nhưng các bằng chứng cho đến thời điểm hiện tại đều rất hứa hẹn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây