Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Đừng đến quá sớm
"Chúng tôi đến phòng khám bác sĩ đúng giờ theo lịch hẹn, chứ không đến sớm. Nếu phải đợi lâu, tôi sẽ mang theo một món đồ chơi yêu thích của bé và đồ ăn hoặc đồ uống gì đó. Chúng tôi cùng hát, âu yếm bé và nói về mọi thứ trong phòng. Tôi cho bé chạm vào mọi thứ bé muốn, trừ các “chất thải y tế”. Sau đó tôi rửa tay sạch sẽ cho bé, cùng bé hát một bài hát quen thuộc trước khi bắt đầu khám." – Glenna
Cư xử với nhân viên tại phòng khám như những người bạn
"Khi tôi đưa con trai đến phòng khám của bác sĩ, nó chẳng sợ gì cả. Vì những nhân viên làm việc ở đó không mặc áo bác sĩ hoặc mặc bất cứ thứ gì tương tự như vậy. Họ chỉ mặc áo sơ mi, và quần jean bình thường. Tôi chụp ảnh mọi người ở đó và đến trước hôm đi khám tôi cho bé xem. Bé biết hết những nhân viên làm việc ở đó và có cảm giác thân thương, quen thuộc với họ." – Amy
Biến nó thành một hoạt động của cả gia đình
"Tôi có ba đứa con và tôi cố gắng đưa tất cả tụi nhỏ đi cùng đến các cuộc hẹn với bác sĩ và nha sĩ của gia đình tôi. Bằng cách đó, mỗi đứa trẻ là “bệnh nhân” gần một nửa thời gian, và chúng có thể thấy rằng phòng khám bác sĩ không phải lúc nào cũng là một nơi đáng sợ. Đôi khi ai đó phải tiêm thuốc, nhưng phần lớn là không cần." - Tracey
"Chồng tôi và tôi cùng nhau đưa con trai đi tiêm phòng. Điều này khiến mọi việc dễ dàng hơn cho cả hai chúng tôi. Chồng tôi có thể giữ cánh tay con trai trong khi tôi nói chuyện với thằng bé khi chuẩn bị tiêm. Con trai tôi thường làm om sòm lên khi tiêm, nhưng chỉ một phút sau thằng bé sẽ ổn vì chúng tôi ôm lấy nó và nói chuyện với nó bằng giọng “vui vẻ” của mình. Thằng bé chỉ mới 8 tháng tuổi nhưng vẫn chưa gây ra vấn đề gì tại phòng khám của bác sĩ." - Heather
"Mang theo đồ chơi. Mang đồ chơi yêu thích của bé khi đến thăm khám bác sĩ. Trong khi chơi với đồ chơi và ngồi trên đùi bạn, con bạn sẽ bận rộn và thoải mái – tạo điều kiện thuận lợi cho bạn, em bé và bác sĩ." - Michelle
"Theo khám một bác sĩ. Cố gắng theo khám một bác sĩ. Bằng cách đó con bạn có thể dần quen với bác sĩ (và ngược lại) cũng như môi trường xung quanh." - Sunshine
"Chuyển hướng sự chú ý của bé. Khi cần tiêm, chồng tôi bế thẳng bé lên, để lộ chân ra và cho bé hướng mặt về phía tôi. Khi đếm đến ba, bác sĩ sẽ tiêm cho bé trong khi tôi thổi vào mặt của bé để đánh lạc hướng... Cách này thực sự hiệu quả!" - Kim
"Cách tốt nhất để khiến con tôi sao lãng khi tiêm là cho con bé ngồi trên đùi tôi và nói với bé “hãy nhìn mẹ này”, và sau đó bắt đầu thổi vào mặt bé ngay khi y tá/bác sĩ đến gần với kim tiêm trên tay. Tôi tiếp tục thổi cho đến khi y tá đi ra. Tôi đã làm điều này kể từ khi con gái tôi được 4 tháng tuổi và lần nào cũng hiệu quả. Con bé thậm chí còn không nhìn qua bên cạnh. Mọi người đều khá ngạc nhiên vì độ hiệu quả của phương pháp này." - kc1227
"Trước khi tiêm cho con gái tôi, bác sĩ cho bé uống một chút nước đường, và trong khi bé tập trung vào khẩu vị trong miệng, bác sĩ tiêm cho bé và bé thậm chí chẳng khóc chút nào! Tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ ông ta điên rồi vì đã thử phương pháp này, nhưng nó thực sự hiệu quả." - no more tears
"Tôi ghé sát mặt mình vào mặt con bé và hát cho bé nghe trong khi bác sĩ tiêm" - Mẹ của Lil
"Cho trẻ ăn. Bác sĩ đã khuyến khích tôi cho con bú trong khi tiêm và nó đã hiệu quả, con bé như không hề hé mắt ra. Rõ ràng việc này đã an ủi bé và làm cho bé cảm thấy đỡ đau hơn." - Stephanie
"Dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm. Cho con uống một liều acetaminophen khoảng 45 phút trước khi tiêm, mang theo đồ chơi yêu thích của bé và mọi chuyện đã diễn ra tốt đẹp." - Christy
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 12 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 18 tháng, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 3 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
Để giúp bạn chuẩn bị cho buổi thăm khám bác sĩ khi bé 4 tuổi, dưới đây là những câu hỏi bạn có thể muốn tham khảo và chuẩn bị câu trả lời trước cho bác sĩ.
- 1 trả lời
- 11418 lượt xem
Em sinh mổ bé ở Từ Dũ được 4 ngày thì xuất viện. Mấy ngày đầu ở viện do đau vết mổ nên bà ngoại lo chăm sóc bé. Hôm chuẩn bị xuất viện em mới để ý bé thì thấy bé có cái gì giống như huyết trắng. Em lo lắng hỏi mấy chị hộ sinh thì các chị nói bình thường, không có vấn đề gì. Tuy nhiên, khi về nhà thì thấy vùng kín của bé nhà em bị ra máu. Máu đỏ tươi và có dịch nhầy. Bé bị ra máu liên tiếp 2 ngày hôm nay rồi. Em rất lo lắng không biết nên cho bé đi khám như thế nào. Vì nhà em ở quê nên điều kiện đi lại cũng khó khăn. Bác sĩ bảo em phải làm gì ạ?
- 1 trả lời
- 1305 lượt xem
Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?
- 1 trả lời
- 724 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 871 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1010 lượt xem
- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!