1

Kỹ thuật tập mạnh cơ với máy Isokinetic - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tập Isokinetic là một phương pháp tăng cường sức mạnh cơ dược áp dụng trong chuyên khoa phục hồi chức năng. Máy tập có thiết bị đo và ghi lại lực cơ (Dynometer), sau khi hệ thống trong máy sẽ nhận được thông tin về lực cơ của người bệnh, máy sẽ tự điều chỉnh lực cản sao cho phù hợp với lực cơ để đảm bảo người tập duy trì được tốc độ tập không đổi.

Hiện nay có nhiều hệ thống máy tập Isokinetic như Biodex, Cybex...

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Tăng cường sức mạnh cơ với các trường hợp:
  •  Sau mổ chấn thương chỉnh hình: tái tạo dây chằng chéo, mổ vỡ sụn chêm, gẫy xương đùi, xường chầy, sau bong gân.
  •  Bệnh lý thần kinh: tai biến mạch não, tổn thương tủy sống Parkinson, sơ cứng rải rác, chấn thương tủy sống...
  •  Bệnh lý cơ xương khớp: thoái hóa khớp, viêm khớp ổn định.
  •  Bệnh rối loạn chuyển hóa: thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2...
  •  Bệnh lý hô hấp mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi kẽ, giãn phế quản, ung thư phổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Động kinh, có thai, sử dụng Corticoid kéo dài trên 3 tháng, bệnh lý thần kinh cần theo dõi, bệnh lý toàn thân chưa kiểm soát cần theo dõi như thiếu máu, chóng mặt cấp, lo ng xương nặng, mới phẫu thuật, đau thắt ngực không ổn định, tình trạng nhiễm trùng...

- Tại chỗ :

  •  Khớp giả, xương không liền hoặc gẫy xương trong giai đoạn bất động.
  •  Sau mổ tái tạo dây chằng trước 3 tháng.
  •  Hạn chế tầm vận động khớp không cho phép cử động, có khối u tại vùng can thiệp, vùng tập có tổ chức phần mềm viêm (khớp viêm, tràn dịch), xương và mô mềm đang trong thời gian liền sẹo...

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

2. Phương tiện

  • Máy tập Isokinetic Hệ thống Cybex, Biodex...

3. Người bệnh

  •  Người bệnh được đánh giá chỉ số RPmax (khối lượng tạ lớn nhất mà người bệnh có thể nâng trong 10 lần liên tiếp) cho các nhóm cơ yêu cầu tập luyện hoặc đo sức mạnh cơ đẳng trường.
  •  Người bệnh được giải thích mục đích và quy trình tập, được hướng dẫn cách tự dừng tập bằng núm ấn dừng dành cho người bệnh khi đau, khi mệt hay xuất hiện các dấu hiệu toàn thân như chóng mặt, đau ngực...
  •  Được hướng dẫn giai đoạn khởi động và thời gian phục hồi trước và sau tập, lưu ý thở đều trong khi tập tránh nín thở.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.

V. TIẾN HÀNH

- Bước 1. Khởi động

  • Người bệnh khởi động và thư giãn 5 - 10 phút bằng bài tập kéo giãn hoặc đạp xe trước tập.

- Bước 2

  • Đưa người bệnh vào máy tập, cố định thân mình, kết nối Dynamometer với người bệnh.

- Bước 3. Bật công tắc nguồn, cài đặt các thông số của người bệnh vào máy.

  •  Lựa chọn chế độ điều trị: sức bền hay sức mạnh cơ.
  •  Lựa chọn kiểu tập: đẳng trường hay đẳng trương (Đẳng trương: lệch tâm, đồng tâm hay phối hợp), chuỗi đóng hay chuỗi mở.
  •  Lựa chọn biên độ cử động khớp khi tập: ví dụ 30o, 45o hay 60o
  • . Lựa chọn cường độ tập dựa theo RPmax hoặc lực cơ đẳng trường tối đa trung bình từ 40- 60% RPmax hoặc 40%-60% lực cơ đẳng trường tối đa.
  •  Tốc độ tập: tùy theo mục đích chỉ định: tốc độ chậm cho sợi loại II, tốc độ nhanh cho sợi loại I, tăng dần tốc độ tập.
  •  Lặp lại: từ 1 - 5 lần.
  •  Số chuỗi tập (Seri): 1 - 10.

- Bước 4. Thời gian hồi phục: áp dụng bài tập kéo giãn 2 - 3 phút

  • Thời gian tập: 15 - 30 phút (tuỳ vào tình trạng sức khoẻ, tuổi của từng người bệnh), số buổi tập từ 3 - 5 buổi/tuần.

VI. THEO DÕI

  •  Theo nhịp tim, huyết áp trước và sau khi tập.
  •  Các dấu hiệu đau mỏi cơ, chuột rút, đau đầu, chóng mặt, đau ngực.
  •  Cần dừng tập khi người bệnh có các biểu hiện trên.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  •  Đau cơ: nếu xuất hiện đau cơ cần ngừng tập, điều chỉnh lại lực cản, số lần lặp và số chuỗi tập (tăng dần), có thể dùng thuốc giảm đau. Kê thuốc giảm đau nếu cần thiết.
  •  Nếu người bệnh có đau tức ngực, chóng mặt dừng tập, báo bác sĩ để khám và xử trí theo phác đồ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập mạnh cơ đáy chậu (cơ sàn chậu) bằng dụng cụ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị khớp giả xương thuyền bằng mảnh ghép xương cuống mạch liền - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối, mảnh sùi, dị vật - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập mạnh cơ bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?

Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh được nhận biết như thế nào? Phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng kín tại nhà để hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.

Cách ăn uống lành mạnh khi đang cố gắng có thai
Cách ăn uống lành mạnh khi đang cố gắng có thai

Nếu đang cố mang thai, việc thực hiện thói quen ăn uống tốt ngay từ bây giờ có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh khi đã thụ thai.

Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?
Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?

Dành thời gian để tập luyện vùng lưng và vùng bụng trước khi mang thai và bạn sẽ có được những lợi ích trong suốt thai kỳ và còn hơn thế nữa.

Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ
Tình dục an toàn và lành mạnh cho phụ nữ

Đối với phụ nữ, sức khỏe tình dục có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  977 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  627 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì để có cơ thể khỏe mạnh, cân đối khi mang thai
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  648 lượt xem

Thưa bác sĩ, để có một cơ thể khỏe khoắn, cân đối, sung sức trong suốt thai kỳ, tôi cần lưu ý những điều gì ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây