1

Kỹ thuật tập mạnh cơ bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Tập Biofeedback là phương pháp dựa vào các phản hồi sinh học được ghi lại khi người bệnh thực hiện bài tập. Phản hồi sinh học có thể là hình ảnh (biểu đồ, đồ thị, âm thanh, nhờ có phương pháp này mà người bệnh học cách kiểm soát chủ động các bàitập của mình đồng thời bác sĩ có thể đánh giá khả năng thực hiện và sự tiến bộ của  người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Tăng cường sức mạnh cơ tứ chi và chống teo cơ: do nằm bất động, sau mổ chân thương chỉnh hình, bệnh xương khớp, sau tổn thương thần kinh như tai biến mạch n o, Parkinson, sơ cứng rải rác, sơ cột bên teo cơ, bệnh lý thần kinh ngoại biên...
  •  Tập mạnh các nhóm cơ nuốt.
  •  Tập mạnh cơ sàn chậu: sau sinh, són tiểu gắng sức, sau phẫu thuật sàn chậu.
  •  Tập trong vật lý trị liệu hô hấp.
  •  Rối loạn thần kinh cơ: loạn trương lực cơ, rối loạn thăng bằng, tư thế...

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh không hợp tác.
  •  Không có khả năng hiểu.
  •  Bệnh toàn thân cấp chưa kiểm soát được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

2. Chuẩn bị máy tập Biofeedback

  •  Tùy theo mục đích và chỉ định cần tập Biofeedback mà có sự chuẩn bị người bệnh và máy khác nhau.
  •  Máy Biofeedback cho chi.
  •  Máy tập Biofeedback dùng tập nuốt, tập nhóm cơ sàn chậu.
  •  Máy tập Biofeedback thăng bằng.

3. Người bệnh

Là phần rất quan trọng để đạt được hiệu quả của bài tập Biofeedback.

  •  Người bệnh được giải thích mục đích và hiểu được bản chất của tập Biofeedback.
  •  Người bệnh được giải thích kỹ và hiểu được các tín hiệu hiển thị: bằng hình ảnh như đồ thị, âm thanh... tương xứng với các cấu trúc giải phẫu và hoạt động chức năng của phần chi thể được tập luyện. Ví dụ khi nuốt, có điện cực ghi lại điện cơ sinh ra do các cơ tham gia vào quá trình nuốt, điện cơ được hiển thị bằng âm thanh, mức độ của âm thanh được chia theo độ cao của biểu đồ trên màn hình. Khi nuốt yếu âm thanh nhỏ và độ cao của biểu đồ thấp. Kỹ thuật viên yêu cầu nuốt gắng sức, cơ làm việc nhiều hơn, mạnh hơn thì âm thanh thu được to hơn và độ cao của biểu đồ tăng đến mức mong muốn.
  •  Người bệnh cần được tập thử.

4. Các máy tập Biofeedback

  • Có loại máy đơn trị liệu hoặc đa trị liệu với nhiều phần mềm Biofeedback ứngdụng (máy tập cơ sàn chậu, máy mạnh cơ chi trên/ chi dưới, máy tập nuốt, máy tập thư  giãn, giảm đau, máy tập sử dụng trong tâm thần điều trị các rối loạn lo âu, sợ h i...).

V. TIẾN HÀNH

- Bước 1. Cài đặt các chương trình tập Biofeedback theo chỉ định,

  •  Biofeedback điện cơ.
  •  Biofeedback tư thế.
  •  Biofeedback lực cơ.
  •  Biofeedback tầm vận động khớp.
  •  Biofeedback nhiệt.
  •  Biofeedback điện n o đồ.

- Bước 2. Cài đặt các thông số của người bệnh vào máy, cài đặt thời gian điều trị.

- Bước 3. Lắp đặt điện cực có dây dẫn hoặc không cần dây dẫn tùy theo vùng điều trị.

- Bước 4. Bật máy để người bệnh bắt đầu điều trị

Ví dụ : Tập biofeedback để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu trong điều trị són tiểu gắng sức ở người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh.

  •  Giải thích mục đích và bài tập.
  •  Kết nối điện cực âm đạo với máy.
  •  Cài đặt thông số vào máy.
  •  Tập thử.

- Lực cơ sàn chậu được thể hiện bằng tín hiệu hình ảnh hay âm thanh mà người bệnh có thể nhìn/nghe khi co cơ và khi thư giãn.

  •  Bắt đầu thực hiện bài tập Kegel và theo dõi các tín hiệu máy để điều chỉnh cường độ tập mong muốn.

- Thời gian tập: từ 15 - 30 phút/buổi tập.

VI. THEO DÕI

  • Tùy theo mục đích của bài tập sẽ có các chỉ số theo dõi phù hợp để đánh giá tiến triển của người bệnh.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Hầu như không có tai biến hay tác dụng phụ trong quá trình luyện tập.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập nuốt bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?
Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?

Lý do dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín chị em là gì? Đâu là nguyên nhân và có những biện pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng chuyên gia theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?
Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?

Trong số những sản phẩm được dùng trong ngày “đèn đỏ” thì có lẽ băng vệ sinh dùng một lần và tampon là hai sản phẩm được biết đến nhiều nhất. Nhưng ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn khác như cốc nguyệt san, băng vệ sinh bằng vải hay quần lót nguyệt san.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  976 lượt xem

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2313 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  722 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Trẻ 1 tháng tuổi đi tiểu ít, bộ phận sinh dục có dịch hôi, vàng là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây