1

Kỹ thuật tập nuốt bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Phản hồi sinh học (Biofeedback) là một phương pháp điều trị sử dụng các thiết bị cho phép một cá nhân tập luyện cách thức thay đổi hoạt động sinh lý nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe và các hoạt động tự động. Các thiết bị này đo lường một cách chính xác hoạt động sinh lý như sóng n o, điện tim, nhịp thở, hoạt động co cơ, và nhiệt độ da sau đó phản hồi lại thông tin một cách nhanh chóng và chính xác cho người sử dụng. Việc hiển thị các thông tin này - những thay đổi sinh lý thường xảy ra cùng với những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi - thúc đẩy việc mong muốn thay đổi các hoạt động sinh lý. Qua thời gian, những thay đổi này có thể được duy trì mà không cần dùng thêm bất kỳ hỗ trợ nào nữa.

Điện cơ bề mặt (Surface electromyography) là thiết bị có thể cung cấp phản hồi sinh học cho người bệnh nhằm giúp việc tập nuốt có hiệu quả hơn. Thiết bị điện cơ bề mặt sử dụng các điện cực đặt trên bề mặt da để ghi lại các tín hiệu điện cơ khi co cơ sau đó chuyển tải lại dưới dạng hình ảnh. Từ đó giúp người bệnh có thể kiểm soát hoạt động của các nhóm cơ này một cách chủ động. Sử dụng điện cơ bề mặt trong điều trị rối loạn nuốt giúp cải thiện tốc độ, sức mạnh và sự phối hợp cần thiết của các nhóm cơ hầu họng trong quá trình nuốt.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Rối loạn nuốt giai đoạn hầu trong các bệnh lý: tai biến mạch máu, chấn thương sọ não, u não, bệnh Parkinson, viêm n o, xơ hoá rải rác, bệnh Wilson...
  • Liệt hầu họng do nguyên nhân tổn thương thần kinh X hoặc nhánh của dây X: Hội chứng Guillan - Garcin, sau phẫu thuật các khối u vùng cổ (u tuyến giáp, u thực quản)..
  • Liệt hầu họng sau phẫu thuật cột sống cổ cao ngang mức C2 - C3.
  • Các trường hợp liệt dây thanh chưa rõ nguyên nhân.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh không tỉnh táo, kích thích hoặc có rối loạn tâm thần.
  •  Người bệnh không hợp tác điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • 01 Bác sĩ/điều dưỡng/kỹ thuật viên được đào tạo về rối loạn nuốt và âm ngữ trị liệu.

2. Phương tiện

  •  01 Máy ghi điện cơ bề mặt có màn hình hiển thị.
  •  02 Điện cực dán ngoài da vùng trên xương móng và 01 điện cực tham chiếu dán dưới cằm.
  •  Ghế ngồi có tựa lưng.
  •  Nước uống.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh mặc trang phục gọn gàng, bộc lộ da vùng cổ.
  •  Giải thích cho người bệnh và người nhà về giải phẫu học, sinh lý của quá trình nuốt và các cấu trúc giải phẫu tham gia trong quá trình bảo vệ đường thở trong quá trình nuốt.
  •  Giải thích về mục tiêu tập nuốt.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

* Thời gian điều trị: 20-30 phút

* Bước 1: Dán điện cực dán tại vùng da cổ.

* Bước 2: Khởi động máy.

* Bước 3: Hướng dẫn bệnh nhân, đồng thời quan sát trên màn hình hiển thị đo điện cơ:

  •  Quan sát tín hiệu sEMG lúc nghỉ trong khoảng 30s - bình thường dưới 10mV.

Hình 1. Điện cơ bề mặt mô phỏng trạng thái co cơ hầu họng lúc nghỉ

* Bước 4: Yêu cầu bệnh nhân thực hiện nuốt gắng sức 3 – 5 lần, theo dõi chỉ số sEMG cao nhất từ đó đưa ra mục tiêu chỉ số sEMG cần đạt được trong mỗi bài tập là ít nhất 80% (ngưỡng cần đạt được).

- Bài tập 1. Nghiệm pháp nuốt gắng sức

  •  Yêu cầu người bệnh nuốt thật mạnh sao cho vượt ngưỡng sEMG đặt ra ít nhất 10 lần bằng cách cho bệnh nhân quan sát trên màn hình hiển thị.

Hình 2. Điện cơ bề mặt mô phỏng nghiệm pháp nuốt gắng sức

  •  Cho bệnh nhân nghỉ trong 30 giây rồi lặp lại 5 lần như vậy.

- Bài tập 2. Nghiệm pháp Mendelsohn

  •  Yêu cầu người bệnh nuốt mạnh và giữ xương móng ở vị trí cao nhất trên ngưỡng sEMG đ đặt ra trong thời gian lâu nhất.
  •  Thực hiện ít nhất 10 lần.

Hình 3. Điện cơ bề mặt mô phỏng nghiệm pháp Mendelsohn

  •  Quan sát khi bệnh nhân thực hiện các nghiệm pháp và giải thích hình ảnh trên màn hình hiển thị ghi điện cơ bề mặt giúp bệnh nhân nhận thức được cách làm đúng.
  •  Tăng dần mức độ khó của bài tập bằng cách cài đặt tăng dần ngưỡng sEMG và kéo dài thời gian giữ xương móng ở vị trí cao nhất.
  •  Cho bệnh nhân nghỉ trong 5 phút rồi lặp lại bài tập.

VI. THEO DÕI

  •  Động viên bệnh nhân khi họ làm đúng và can thiệp ngay khi họ làm sai.
  •  Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, thư gi n nếu họ thấy mệt.
  •  Nếu bệnh nhân cảm thấy khô miệng khi phải nuốt khan liên tục có thể cho bệnh nhân uống từng ngụm nước nhỏ bằng thìa.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Không có.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật tập mạnh cơ bằng phản hồi sinh học (Biofeedback) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật tập chức năng chi trên bằng phản hồi sinh học- Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sốc phản vệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sốc phản vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn, phản ứng với một chất vô hại như thể nó là một mối đe dọa nghiêm trọng. Điều này kích hoạt cơ thể giải phóng histamin và các hóa chất khác, gây ra một số triệu chứng - một số trong đó có thể đe dọa tính mạng.

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?
Tại Sao Dùng Băng Vệ Sinh Bị Ngứa Và Mẩn Đỏ?

Lý do dùng băng vệ sinh bị ngứa vùng kín chị em là gì? Đâu là nguyên nhân và có những biện pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng chuyên gia theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?
Băng vệ sinh và tampon: Nên chọn loại nào?

Trong số những sản phẩm được dùng trong ngày “đèn đỏ” thì có lẽ băng vệ sinh dùng một lần và tampon là hai sản phẩm được biết đến nhiều nhất. Nhưng ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn khác như cốc nguyệt san, băng vệ sinh bằng vải hay quần lót nguyệt san.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  759 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2313 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  722 lượt xem

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

Trẻ 1 tháng tuổi đi tiểu ít, bộ phận sinh dục có dịch hôi, vàng là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

Nhà em ở miền trung, thời tiết hiện giờ đang vô cùng nóng. Bé gái nhà em đang được 1 tháng tuổi nhưng em thấy bé tiểu rất ít và ở bộ phận sinh dục có dịch hôi, màu vàng. Bé bị như vậy có bình thường không ạ?

Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1094 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây