Kỹ thuật tập mạnh cơ đáy chậu (cơ sàn chậu) bằng dụng cụ - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Tập cơ đáy chậu với dụng cụ (Vaginal cones) là phương pháp tạo thuận làm tăng khả năng nhận thức các cơ, nhóm cơ vùng đáy chậu mà bình thường người bệnh và bác sĩ khó hoặc không thể nhận biết được chính xác khi thực hiện bài tập đáy chậu. Thông qua dụng cụ tập luyện chuyên dụng mà bác sĩ giúp người bệnh tập luyện đúng và hiệu quả các cơ cần tập từ đó làm thay đổi các chỉ số sinh lý và có thể lượng hóa được sự tiếntriển, giúp cải thiện chức năng cơ đáy chậu bị rối loạn.
II. CHỈ ĐỊNH
- Sa sinh dục (sa tử cung - âm đạo) mức độ I, độ II.
- Tiểu không tự chủ (són tiểu gắng sức, són tiểu cấp, són tiểu hỗn hợp).
- Sa trực tràng, trĩ.
- Đại tiện không tự chủ (són phân hoặc rỉ phân).
- Tiểu không tự chủ sau sinh, sau phẫu thuật vùng tiểu khung (sau mổ cắt tiền liệt tuyến, xạ trị...).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bị bệnh tim nặng.
- Đang có thai.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ phục hồi chức năng.
- Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.
2. Phương tiện
- Bàn tập, phòng tập, dụng cụ tập âm đạo với các trọng lượng khác nhau (Vaginal cones).
- Trang thiết bị có thể được sử dụng để giúp người bệnh ý thức tốt hơn về cơ cần phải tập luyện: dụng cụ đo lường sức mạnh cơ đáy chậu co thắt chủ động và các phương tiện ghi áp lực khác như máy điện cơ, áp lực hậu môn trực tràng, âm đạo.
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập với ba nguyên tắc đảm bảo chương trình tập luyện có hiệu quả:
- Hiểu đúng hướng dẫn và kỹ thuật.
- Có khả năng thực hiện bài tập.
- Hoàn thành chương trình tập luyện.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra người bệnh
- Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.
3. Thực hiện kỹ thuật
* Bước 1. Lượng giá
- Lượng giá cơ lực vùng đáy chậu theo thang điểm Oxford (Oxford Scal). Cơ lực vùng đáy chậu được chia 6 mức độ.
- 0: không có cử động về cơ lực nào.
- 1: Cử động cơ đáy chậu mấp máy.
- 2: Cử động cơ đáy chậu yếu không thấy cơ siết vào ngón tay khi thăm khám.
- 3. Co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ vừa.
- 4: Co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ tốt.
- 5: Co thắt cơ đáy chậu vào ngón tay khi thăm khám mức độ rất tốt.
- Lượng giá trương lực cơ vùng đáy chậu.
Trương lực cơ đáy chậu chia làm 3 mức độ:
- Giảm trương lực cơ.
- Trương lực cơ bình thường.
- Tăng trương lực cơ.
- Lượng giá hậu môn trực tràng: có thể thăm khám qua âm đạo.
Nhân viên y tế sử dụng ngón trỏ đưa sâu vào hậu môn trực tràng khám cơ mu trực tràng, khi người bệnh tư thế nằm nghiêng, chia mức độ co thắt cơ mu trực tràng làm 3 mức độ.
- Bình thường: góc hậu môn trực tràng 125o.
- Co thắt mạnh: góc hậu môn trực tràng 80o.
- Không co thắt: góc hậu môn trực tràng 87o.
- Lượng giá mức độ rỉ tiểu bằng tét ho.
- Quan sát rỉ tiểu và cử động của đáy chậu khi người bệnh ho: sa bàng quang, sa sinh dục, sa trực tràng.
* Bước 2. Xác định cơ cần tập
- Ghi hoạt động điện cơ vùng đáy chậu, cơ thắt niệu đạo, cơ thắt hậu môn, hoặc cơ thành trước bụng.
- Ghi áp lực ổ bụng, âm đạo, niệu đạo, hậu môn.
* Bước 3. Tập cơ đáy chậu bằng dụng cụ (vaginal cones)
a. Tư thế người bệnh:
- Tư thế nằm sản khoa chân dựng 90 độ hoặc nghiêng một bên.
b. Tập với dụng cụ
- Thực hiện khi cho cones với các trọng lượng khác nhau (từ nhẹ tăng dần) vào âm đạo.
- Người bệnh sử dụng các cơ vùng đáy chậu để giữ không cho tuột dụng cụ ra khỏi âm đạo khi người bệnh ở các tư thế khác nhau.
- Sử dụng các cones có trọng lượng khác nhau từ nhẹ đến nặng:
- Cone 1= 20 gr.
- Cone 2= 32 gr.
- Cone 3 = 44 gr.
- Cone 4= 56 gr.
- Cone 5= 68gr.
c. Thời gian tập
- Đầu tiên co thắt cơ đáy chậu chậm giữ tối đa 4 giây sau khi người bệnh làm chậm đúng động tác hướng dẫn bài tập co thắt cơ đáy chậu nhanh dần, làm như vậy 4 lần.
- Khoảng thời gian giữa hai lần co thắt bằng thời gian một chu kỳ co thắt.
- Số lần co thắt cơ trong một lần tập luyện: 100 lần.
- Số lần tập luyện trong ngày: 2 - 3 lần trong tuần sau giảm dần 1 lần/tuần.
- Thời gian một liệu trình điều trị: tùy thuộc vào bệnh lý mà có thể kéo dài 12 buổi đến 72 buổi.
- Thời gian một lần điều trị: 30 - 45 phút.
d. Kết thúc
- Nhân viên y tế ghi lại kết quả thực hiện bài tập của người bệnh và kết quả quá trình điều trị vào hồ sơ bệnh án.
4. Những điểm lưu ý
Trong khi thực hiện bài tập người bệnh thường quá tập trung theo người hướng dẫn để có thể làm đúng các bài tập nên nhóm cơ đáy chậu rất dễ mỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh tập đều đặn sau một thời gian sẽ thấy làm đơn giản và nhẹ nhàng hơn, không cần bất kỳ sự gắng sức nào. Người bệnh phải nhớ thư gi n và thở bình thường khi thực hiện bài tập với các cơ vùng đáy chậu tránh các cử động thay thế.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh thành thói quen xấu, không có hiệu quả.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
- Tập quá sức: nghỉ ngơi.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Một giải pháp điều trị chứng tiểu không tự chủ do bàng quang tăng hoạt là vật lý trị liệu sàn chậu. Trong phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách phối hợp các cơ sàn chậu và bàng quang thông qua các bài tập như Kegel.
Hướng dẫn cách sử dụng bao cao su bằng miệng an toàn? Cẩn thận mở gói bao cao su, tránh việc làm rách do vật dụng hoặc móng tay gây ra. Đặt bao cao su trong miệng và đầu bình chứa hướng bên trong
Đau vùng chậu trong thai kỳ ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt đầu và có thể tiếp tục cho đến vài tháng sau sinh.
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên dùng thuốc ngủ trong khi đang mang thai không? Thuốc ngủ làm bằng thảo dược thôi ạ! Cảm ơn bác sĩ!
Mang thai và sinh nở cũng như là các yếu tố khác như tuổi tác, béo phì, thường xuyên nâng vật nặng và tình trạng ho mãn tính sẽ làm cho các cơ sàn chậu suy yếu. Vậy cần làm thế nào để khắc phục?
- 1 trả lời
- 338 lượt xem
Năm nay cháu 15 tuổi, chưa quan hệ đụng chạm, chưa bạn trai, không dùng chung đồ dùng cá nhân với ai. Đôi lần, cháu có thủ dâm và sống khép kín. Vài lần, cháu ngủ chung giường với em trai 13 tuổi. Kinh nguyệt của cháu không đều, nhưng chưa bao giờ mất kinh lâu 2 tháng, như lần này. Gần đây, cháu tăng 1kg, bụng dưới thấy to hơn, ngực căng đau, táo bón liên tục. Cháu đang hơi stress, không biết có phải mình đang mang bầu không nhỉ?
- 1 trả lời
- 5219 lượt xem
Vợ em cao gần 1.50m, hiện đang mang thai ở tuần thứ 38-39, em bé cân nặng 2800g. Em đưa vợ đi khám thai định kỳ, được bs cho đi chụp xương chậu - Kết quả là bị hẹp, giới hạn đường kính eo giữa là 9.2, và cổ tử cung ngả về phía sau quá nhiều. Vậy, với kết quả khung chậu hẹp như vậy, vợ em nên sinh mổ hay cố gắng sinh thường để tốt cho cả mẹ và con ạ?
- 1 trả lời
- 1593 lượt xem
Em được 37 tuần, đi chụp XQ khung chậu có kết quả như sau: Eo trên trước sau 11,7, ngang 13,8, eo giữa 12, ngang 9,2, dọc sau 4,0, chỉ số eo 13,2 - Kết luận: khung chậu giới hạn NEG. Bé của em có kết quả siêu âm lúc 37 tuần là BDP 89, TTD 106, AC 355, FL 71, ước lượng cân nặng 3425gram. Vậy, em có sinh thường được không hay phải sinh mổ ạ? Nếu sinh mổ thì trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, em có thể chủ động vào nhập viện, được không ạ?
- 1 trả lời
- 1748 lượt xem
Vợ em đã 2 lần mang thai. Nhưng cách đây 2 năm, trong lần mang thai thứ hai cô ấy bị gãy xương chậu (do tai nạn giao thông). Giờ, vợ em vừa mang thai được hơn 4 tuần, Vậy, vợ em có nên giữ thai không hay bỏ. Và, nếu giữ thai thì lần sinh này, việc gãy xương chậu liệu có ảnh hưởng gì khi sinh bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1032 lượt xem
Vợ tôi bị viêm da cơ địa ở 2 bàn chân khá nặng. Đi khám, bác sĩ kê cho mấy loại thuốc có chứa corticoid. Nhưng tôi tra mạng thấy corticoid có nhiều tác dụng phụ rất hại. Vậy có nhất thiết phải dùng corticoid không?