1

Đau vùng chậu khi mang thai

Đau vùng chậu trong thai kỳ ảnh hưởng đến 1/4 phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt đầu và có thể tiếp tục cho đến vài tháng sau sinh.
Đau vùng chậu khi mang thai Đau vùng chậu khi mang thai

Đau vùng chậu trong thai kỳ là như thế nào?

Không giống như cơn đau lưng dưới trong thời kỳ mang thai, một vấn đề thường gặp khác ở các bà mẹ tương lai là, đau vùng chậu dữ dội hơn. Bạn sẽ cảm thấy nó ở phần dưới cơ thể, từ hông đến háng của bạn ở phía trước, hoặc từ lưng dưới xuống đến mông. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất đau hông.

Mặc dù không thể giảm được cơn đau vùng chậu trong thời gian mang thai, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp để tránh tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Các phương pháp điều trị như liệu pháp vật lý, nghỉ ngơi và thay đổi cách di chuyển có thể giúp ích.

Nguyên nhân gây ra đau vùng chậu ở phụ nữ mang thai?

Các chuyên gia tin rằng đau vùng chậu, còn được gọi là đau vùng thắt lưng chậu hoặc PGP, là do nhiều yếu tố liên quan đến thay đổi bình thường trong thai kỳ.

Bắt đầu sớm nhất là ở tuần thai thứ 10, khi nhau thai phát triển sản sinh ra một lượng hormone gọi là relaxin: Nó làm nới lỏng các dây chằng giữ các xương chậu lại với nhau, làm cho đầu của bé dễ dàng đi qua trong suốt quá trình sinh. Mức độ estrogen và progesterone cao hơn trong thai kỳ cũng có thể góp phần vào hiệu quả làm nới lỏng này.

Dây chằng đã được nới lỏng có thể bị tổn thương nếu chúng kéo căng quá xa nhau. Hoặc những dây chằng này bị nới lỏng này có thể cho phép những xương, mà chúng thường giữ ổn định tại chỗ, dễ dàng di chuyển hơn. Những xương này có thể thay đổi và tạo áp lực lên những cơ gần đó, gây đau đớn.

Tăng cân và thay đổi trọng tâm trọng lực cũng có thể góp phần làm tổn thương vùng chậu. Khi bụng bạn phát triển, xương chậu bị đẩy về phía trước và đường cong lưng dưới sẽ trở nên rõ ràng hơn. Điều này có thể đặt rất nhiều áp lực lên các cơ và dây chằng trong và xung quanh xương chậu. Trên thực tế, đau lưng và đau vùng chậu thường có mối liên quan đến nhau.

Ai có nguy cơ bị đau vùng chậu trong thai kỳ?

Một số phụ nữ có thể dễ bị đau vùng chậu hơn so với những người khác. Bạn có thể dễ bị tổn thương hơn nếu bạn có tiền sử chấn thương vùng chậu, như chấn thương lưng hoặc gãy vùng chậu.

Các hoạt động mạnh như nâng, xoắn và uốn cũng có liên quan và có nguy cơ dễ bị hơn. Đau vùng chậu thường có xu hướng tái diễn. Có tới 75% phụ nữ bị đau vùng chậu trong thời gian mang thai báo cáo bị lại trong những lần mang thai sau.

Vấn đề thừa cân và mang thai một em bé quá to (một tình trạng được gọi là thai nhi quá khổ) cũng có thể làm tăng nguy cơ đau vùng chậu, nhưng bằng chứng hiện vẫn còn đang rất mâu thuẫn.

Các triệu chứng đau vùng chậu trong thai kỳ là gì?

Đau vùng chậu thường gây đau đớn, châm chích hoặc cảm giác nóng rát có thể xảy ra bất cứ vị trí nào từ phía trên xương hông tới mông, cả ở phía trước hoặc sau. Nhiều phụ nữ cho biết bị đau hông, trong khi những người khác cảm thấy đau vùng chậu.

Bước lên hoặc xuống cầu thang, đứng dậy khi đang ngồi và xoay chuyển tư thế trên giường có thể sẽ rất đau. Một số cảm thấy đau hơn vào ban đêm, đặc biệt là sau một ngày hoạt động nhiều.

Rối loạn khung xương chậu (SPD) trong thai kỳ là gì?

Khung xương chậu là khớp nối mà hai bên xương chậu gặp nhau ở phía trước. Nó được hỗ trợ bởi một mạng lưới dây chằng và khi những dây chằng giãn, nới lỏng, khớp nối này có thể di chuyển quá nhiều. Điều này được gọi là rối loạn khung xương chậu (SPD), gây đau từ mức nhẹ đến dữ dội.

Một tình trạng khác, được gọi là chứng tách khớp mu (DSP), xuất hiện khi khoảng cách giữa các khớp mu mở rộng quá xa. Khớp thường mở rộng khoảng 2 đến 3 ml trong suốt thời kỳ mang thai để giúp bé đi qua khung chậu. Ở một số phụ nữ, khớp mu mở rộng nhiều đến nỗi nó trở nên không ổn định. Nếu bị SPD hoặc DSP, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi bộ và làm các hoạt động hàng ngày như nâng và uốn, xoay người.

Đau khớp chậu trong thai kỳ là gì?

Các khớp chậu là một vùng khác nơi mà cũng có thể xảy ra các cơn đau vùng chậu. Đây là 2 khớp kết nối xương cùng - cấu trúc gồm năm đốt sống cuối cùng của xương sống – với xương cánh chậu ở hai bên. Các dây chằng ở đây, cũng bị ảnh hưởng bởi relaxin và các hormone thai kỳ khác. Nếu những dây chằng này giãn nở quá nhiều, nó có thể làm cho xương ở khu vực này di chuyển và thay đổi, gây áp lực lên dây thần kinh và cơ gần đó.

Nếu bị đau khớp chậu, một bên xương chậu của bạn có thể bị đau nhiều hơn bên khác. Tình trạng đau có thể tỏa xuống chân, vào phía sau hoặc phía trước đùi của bạn.

Đau dây chằng tròn trong thai kỳ?

Một loại đau vùng chậu khác trong thai kỳ là đau dây chằng tròn. Có hai dây chằng tròn gắn với tử cung trong khung chậu của bạn. Khi tử cung phát triển trong thời kỳ mang thai, dây chằng sẽ căng và dày lên để chứa và hỗ trợ nó.

Những thay đổi này có thể gây đau, thường kéo dài chỉ vài giây khi bạn thay đổi vị trí. Đau dây chằng tròn chỉ tập trung ở đường viền quần nhỏ, vùng nối giữa háng và chân.

Sự khác biệt giữa đau lưng dưới sau khi mang thai và đau vùng chậu?

Có thể khó mà biết được những gì bạn đang gặp phải là đau vùng chậu hay đau lưng. Một đầu mối nhận biết là vị trí đau: đau lưng dưới thường xảy ra ở xương cùng ở phần xương cột sống, trong khi đau vùng chậu xảy ra ở bên dưới. Ngoài ra, đau lưng dưới có xu hướng đau nhức và đau vùng chậu thường cảm thấy đau nhói.

Cách chẩn đoán đau vùng chậu?

Nếu bạn đang trải qua tình trạng đau đớn ở bất cứ vị trí nào trong khi mang thai thì điều quan trọng là phải nói cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ muốn đảm bảo rằng cơn đau của bạn không phải là do bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hoặc bác sĩ sẽ đưa ra các lựa chọn để giảm đau.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm di chuyển để giúp xác định xem đau bắt nguồn từ đâu. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ, để có hình ảnh của các mô mềm và xương.

Cách điều trị đau vùng chậu khi mang thai?

Có rất nhiều phương pháp sẵn có để điều trị chứng đau vùng chậu. Bạn có thể cần kết hợp một vài phương pháp. Và rất tiếc là, đôi khi các phương pháp chữa trị không hỗ trợ được nhiều và cơn đau sẽ còn kéo dài đến khi bạn sinh con ra.

Đeo vòng đai, dải, đai hỗ trợ khi mang thai. Nhưng công cụ này hoạt động bằng cách bám nhẹ nhàng vào xương chậu để giúp giảm thiểu chuyển động. Chúng có thể hiệu quả khi kết hợp với tập luyện nhẹ nhàng.

Gối ngủ. Gối hỗ trợ bụng và hông có thể làm giảm căng thẳng ở các dây chằng vùng chậu giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Bạn có thể cần thử để tìm ra cái phù hợp với mình.

Tập thể dục. Các nghiên cứu cho thấy các bài tập nhất định, đặc biệt là trong nước có thể rất hữu ích trong việc giảm đau vùng chậu. Yêu cầu bác sĩ giới thiệu đến một nhà trị liệu vật lý chuyên về thai nghén. (Bảo hiểm có thể trả một phần hoặc toàn bộ chi phí). Một chuyên gia trị liệu vật lý cũng có thể dạy bạn cách tránh đau khi ra khỏi giường và làm các công việc hàng ngày.

Châm cứu. Một số phụ nữ thấy rằng châm cứu giúp ích rất nhiều cho tình trạng đau vùng chậu. Nếu được thực hiện bởi bác sĩ, châm cứu được coi là an toàn cho các thai phụ.

Thuốc giảm đau. Acetaminophen (như Tylenol) là một loại thuốc bán tự do có độ an toàn cao trong thai kỳ. Tránh ibuprofen (Advil, Motrin) và các thuốc chống viêm không steroid khác, như Aleve và aspirin.

Tôi có thể làm gì để giảm đau vùng chậu trong thời kỳ mang thai?

Ngoài các phương pháp điều trị mà bác sĩ đề nghị, có nhiều cách bạn có thể giảm đau trong ngày:

Tránh những hoạt động gây đau đớn. Hạn chế các hoạt động gây khó chịu, như nâng và mang nặng, đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài, và tập thể dục vất vả. Tìm những cách mới để làm những việc điều gây đau. Ví dụ, thay vì phải ra khỏi giường bằng cách ngồi thẳng lên, hãy thử xích người ra và từ từ ngồi dậy ở vị trí đó.

Thường xuyên nghỉ ngơi. Cố gắng nghỉ ngơi vài phút ở một vị trí thoải mái và thường xuyên nhất có thể.

Tập thể dục nhẹ nhàng. Thử tập thể dục ở mức nhẹ đến trung bình, như tập thể dục củng cố nhẹ nhàng và tập Kegel. Tuy nhiên không được lạm dụng và tránh các bài tập đòi hỏi phải ngồi xổm hoặc giang rộng chân, có thể làm cơn đau hông nặng hơn.

Giữ đúng tư thế. Giữ thẳng lưng và thẳng xương sống. Cố gắng không sụp người xuống, đặc biệt là khi ngồi.

Chướm đá hoặc chườm ấm. Hãy thử chườm một gói nước đá trong năm phút hoặc chà một cục đá ở những nơi bị đau. Đá giúp kiểm soát tình trạng viêm. Nếu bạn cũng bị đau lưng dưới thì một tấm sưởi ấm có thể làm dịu - nhưng chỉ sử dụng nó trên lưng, chứ không phải ở phía trước nơi có tử cung và em bé của bạn.

Chuyển dạ và sinh nở sẽ khác như nào nếu tôi bị đau vùng chậu?

Nếu bạn bị đau vùng chậu, việc chuyển dạ và sinh nở có thể hơi khác và bạn sẽ cần điều chỉnh kế hoạch sinh của mình:

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, hãy đảm bảo rằng bác sĩ của bạn đã đánh giá lại tình trạng và kiểm tra mức độ đau cũng như phạm vi chuyển động của bạn. Thông tin này giúp xác định xem liệu bạn có cần sinh ở một nơi đặc biệt nào đó không.

Các chuyên gia thường gợi ý các tư thế sinh khác nhau cho những thai phụ bị đau vùng chậu – như quỳ gối trong khi có người hỗ trợ từ phía sau, nằm nghiêng một bên với ai đó giữ chân hoặc sinh con ở tư thế chống 4 chi. Tránh các tư thế như ngồi xổm hoặc nằm ngửa với hai bên đầu gối kéo căng ra và phải thay đổi tư thế thường xuyên

Nếu bạn chọn gây tê ngoài màng cứng hoặc cột sống, có nguy cơ bạn sẽ hoạt động xương và dây chằng quá nhiều do bạn không thể cảm thấy đau, điều này có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Nên biết được nguy cơ này trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.

Sau khi đã sinh con tôi có còn đau vùng chậu nữa không?

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy hết đau nhức hoàn toàn trong vòng khoảng 3 tháng sau sinh. Một số nhỏ vẫn còn đau, có thể cần điều trị thêm – như dùng thuốc giảm đau, dụng cụ cố định như thắt lưng hoặc đai lưng, hoặc liệu pháp vật lý để tăng cường cơ. Trong những trường hợp nặng, trong đó khớp mu đã bị tách, có thể cần phải phẫu thuật để ổn định xương chậu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2197 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3752 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1450 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  989 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1034 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây