Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?

Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh được nhận biết như thế nào? Phụ nữ có thể tự kiểm tra vùng kín tại nhà để hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện những thay đổi bất thường.
Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào? Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Vùng Kín Khỏe Mạnh Như Thế Nào?

Mặc dù nếu chỉ tự kiểm tra tại nhà mà không đi khám bác sĩ thì sẽ rất khó để biết vùng kín có đang khỏe mạnh hay không nhưng có thể theo dõi các dấu hiệu như khí hư bất thường, mụn rộp, mụn cóc hoặc vết loét.

Khi nhận thấy những dấu hiệu này thì cần đi khám bác sĩ ngay và mỗi phụ nữ cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để sàng lọc các bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm xét nghiệm Pap smear để tầm soát ung thư cổ tử cung.

Dưới đây là dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh cũng như cách để tự kiểm tra vùng kín và những biểu hiện bất thường cần phải đi khám.

Cấu tạo

Vùng kín của phụ nữ rất đa dạng về màu sắc, hình dạng và kích thước. Do đó, các đặc điểm vùng kín khỏe mạnh ở mỗi người sẽ không giống nhau hoàn toàn. Trước khi tự kiểm tra thì nên hiểu về cấu tạo giải phẫu của khu vực này.

Phần bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ được gọi là âm hộ, gồm có môi lớn, môi bé, cửa âm đạo và âm vật.

Môi lớn âm hộ

Hai vùng mô mềm nhô lên ở sát bẹn được gọi là môi lớn hay môi ngoài âm hộ. Vai trò của môi lớn là bao bọc, bảo vệ các cơ quan sinh dục ngoài. Kể từ tuổi dậy thì, môi lớn có thể được che phủ bởi lông mu.

Môi bé âm hộ

Môi bé âm hộ hay môi trong là hai vạt mô dẹt nằm ở bên trong môi lớn và hai bên của âm đạo, có chiều rộng trung bình là khoảng 2cm.

Cửa âm đạo

Đây là lối vào bên trong ống âm đạo, nằm ngay bên dưới niệu đạo. Cửa âm đạo là nơi mà máu chảy ra ngoài vào kỳ kinh nguyệt hàng tháng và là nơi em bé được sinh ra. Cửa âm đạo cũng là nơi dương vật thâm nhập khi quan hệ tình dục.

Ngay bên trong cửa âm đạo là một lớp màng mỏng, đó chính là màng trinh.

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
Nhãn

Âm vật

Âm vật là bộ phận nhỏ cỡ hạt đậu, cứng nằm ở ngay bên trên môi bé âm hộ, được che lên bởi một lớp mô mỏng, gọi là mũ âm vật. Âm hộ vô cùng nhạy cảm với kích thích từ bên ngoài.

Các dấu hiệu bất thường

Bất kỳ sự thay đổi nào ở âm hộ, bên trong âm đạo hay khí hư cũng đều có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bẩt thường và cần đi khám bác sĩ phụ khoa để kiểm tra. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến xảy ra ở vùng kín:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Bệnh lây qua đường tình dục
  • Viêm da
  • Bệnh vảy nến
  • Loét sinh dục
  • U nang tuyến Bartholin
  • Áp-xe tuyến Bartholin
  • Lichen phẳng
  • Lichen xơ hóa
  • Ung thư âm hộ
  • Ung thư âm đạo
  • Kích ứng, dị ứng

Một số dấu hiệu thường gặp của những vấn đề này mà phụ nữ cần lưu ý gồm có:

  • Ngứa ngáy
  • Nổi mẩn
  • Tấy đỏ
  • Đau rát khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu
  • Khí hư thay đổi bất thường
  • Nổi mụn nước
  • Lở loét
  • Nổi sẩn
  • Chảy máu âm đạo bất thường
Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh
Dấu hiệu vùng kín khỏe mạnh

Mỗi một vấn đề sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Ví dụ, các bệnh lây qua đường tình dục thường có những triệu chứng chung như khí hư bất thường (có mùi hôi tanh, màu vàng xanh hoặc xám, loãng, nổi bọt hoặc vón cục), tấy đỏ ở âm đạo, nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu.

Tùy từng bệnh mà sẽ còn có thêm các triệu chứng riêng, ví dụ bệnh mụn rộp sinh dục gây nổi mụn nước và vết loét ở quanh âm đạo; mụn cóc sinh dục có đặc điểm là nổi những sẩn nhỏ sần sùi, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm. Nếu như nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Hầu hết các vấn đề xảy ra ở vùng kín đều có biểu hiện thường gặp là ngứa ngáy.

Cách tự kiểm tra vùng kín

Để tự kiểm tra ở nhà thì cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

  • Gương cầm tay
  • Đệm, gối
  • Đèn pin nhỏ
  • Găng tay vô trùng

Sau khi đã chuẩn bị xong thì thực hiện theo các bước như sau:

  1. Rửa tay sạch bằng xà phòng rồi lau khô hoặc đeo găng tay vô trùng. Cởi đồ ở thân dưới.
  2. Nên ngồi tựa vào tường và kê một chiếc gối đằng sau lưng để tạo sự thoải mái. Co đầu gối lên và tách rộng hai chân. Cố gắng thả lỏng các cơ vùng chậu để có thể kiểm tra dễ dàng hơn.
  3. Đặt gương ở trước cửa âm đạo. Có thể soi đèn pin để quan sát rõ hơn.
  4. Tiếp theo, dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng tách hai môi âm hộ, tay kia cầm đèn pin hoặc gương soi.
  5. Quan sát bên ngoài cửa âm đạo xem có dấu hiệu bất thường như tấy đỏ hay không.
  6. Nhẹ nhàng đưa một ngón tay vào trong âm đạo. Nếu cảm nhận thấy có vết loét đau đớn hoặc u cục dọc theo thành âm đạo thì phải đi khám để bác sĩ kiểm tra.
  7. Rút ngón tay ra và quan sát dịch tiết. Nếu dịch có màu bất thường hoặc mùi hôi tanh thì cũng phải đi khám.

Thời điểm và tần suất tự kiểm tra

Nên tự kiểm tra mỗi tháng một lần, vào cùng một ngày và thực hiện vào những lúc không có kinh nguyệt để quan sát được một cách chính xác.

Khi nào cần đi khám?

Cần đi khám bác sĩ phụ khoa khi có những biểu hiện bất thường như:

  • Ngứa ngáy dữ dội, kéo dài dai dẳng
  • Sưng đỏ trong và xung quanh âm đạo
  • Đau đớn, nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu
  • Chảy máu âm đạo bất thường, ví dụ như ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt và khi quan hệ tình dục
  • Khí hư có màu bất thường (màu vàng, xanh hoặc xám)
  • Khí hư có mùi hôi tanh
  • Nổi mụn nước, vết loét hoặc sẩn sần sùi
Khi nào bạn cần đi kiểm tra sức khỏe vùng kín
Khi nào bạn cần đi kiểm tra sức khỏe vùng kín

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và tùy vào các triệu chứng cụ thể mà sẽ tiến hành thêm một số phương pháp kiểm tra cần thiết như siêu âm, soi cổ tử cung, sinh thiết, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm Pap… để xác định nguyên nhân cụ thể.

Tóm tắt bài viết

Tự kiểm tra vùng kín là một điều cần thiết để có thể hiểu hơn về cơ thể mình và phát hiện sớm dấu hiệu của các vấn đề.

Tuy nhiên, tự kiểm tra không thể thay thế được cho việc đi khám phụ khoa định kỳ. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào khi kiểm tra thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>>> Tham khảo bài viết: Sức Khỏe Vùng Kín Qua Các Lứa Tuổi

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Sa âm đạo: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Sa âm đạo: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Mặc dù vấn đề này không gây nguy hiểm nhưng sa âm đạo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Nhận biết dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng
Nhận biết dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có các dấu hiệu cảnh báo nhưng các triệu chứng khi bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và rất dễ bị bỏ qua. Do đó, chỉ có khoảng 20% trường hợp ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu.

Nhận biết ung thư buồng trứng qua dấu hiệu mất kinh nguyệt
Nhận biết ung thư buồng trứng qua dấu hiệu mất kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều hay mất kinh nguyệt không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, cần đi khám nếu nghi ngờ mình bị ung thư buồng trứng hoặc nhận thấy những thay đổi không bình thường trong chu kỳ kinh.

Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý
Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý

HPV là nguyên nhân gây ra tất cả các loại mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc dạng sợi mảnh.

Cách nhận biết bệnh mụn rộp (herpes)
Cách nhận biết bệnh mụn rộp (herpes)

Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi bị nhiễm virus hoặc virus cũng có thể ở trạng thái không hoạt động suốt nhiều năm trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây