1

Kỹ thuật làm test nội bì - Bộ Y Tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật test nội bì - Bộ Y Tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Test da để giúp xác định được các nguyên nhân gây dị ứng
  •  Test lảy da (SPT): là test xác định dị nguyên dị ứng qua trung gian IgE. Test này được áp dụng rộng rãi, nguy cơ tác dụng phụ thấp, và giá trị cao khi test được làm đúng kỹ thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thử phản ứng khi làm test lẩy da âm tính.

  •  Thuốc kháng sinh: penicilin, streptomycin
  •  Làm test dị nguyên thử phản ứng dị ứng
  •  Huyết thanh: kháng uốn ván, kháng nọc rắn

- Phòng bệnh:

  •  Tiêm vacxin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang bị các bệnh cấp tính

- Người bệnh đang trong cơn hen cấp

- Người bệnh có thương tổn da toàn thân (vùng da lành không đủ để làm test hoặc dễ gây sai lệch khi đọc kết quả).

- Người bệnh đang dùng các thuốc:

  •  antihistamin đường uống trong vòng 10 ngày
  •  corticoid bôi da tại chỗ trong vòng 10 ngày
  •  thuốc an thần, thuốc ngủ
  •  (Các thuốc nhỏ mắt có kháng histamine, thuốc giãn phế quản, corticoid hít hay uống: không ảnh hưởng).

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Nhân viên y tế có kinh nghiệm và được tập huấn về kỹ thuật làm test.
  •  Tâm lý thoải mái.
  •  Trang phục đầy đủ và đúng theo quy định.
  •  Vệ sinh tay theo quy trình.

2. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

  •  Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh.
  •  Hồ sơ bệnh án.
  •  Thông báo cho bệnh nhi và gia đình bệnh nhi về kỹ thuật sắp làm (bao gồm tác dụng, tai biến và xử trí nếu có) để bệnh nhi và gia đình bệnh nhi yên  tâmphối hợp.
  •  Gia đình ký giấy cam kết làm test (với thuốc/vaccine).
  •  Kiểm tra tình trạng bệnh nhi trước khi làm test (DHST, tình trạng da của trẻ).
  •  Xác định bệnh nhi đã không sử dụng các thuốc kháng histamine đường uống, bôi thuốc corticoid ít nhất trong vòng 10 ngày trước ngày làm test và dùng các thuốc an thần.
  •  Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái và dễ thao tác.

3. Chuẩn bị môi trường

3.1 Địa điểm

  • Tại bệnh phòng, phòng khám hay phòng test có đủ trang thiết bị cấp cứu.

3.2. Dụng cụ cấp cứu

- Bộ chống shock

- Bóng, mask

- Bộ đặt nội khí quản

- Ống nội khí quản phù hợp

- Máy monitor

- Huyết áp

- Máy hút

- Ôxy

- ADRENALIN 1/1.000: lấy sẵn 0,01 ml/kg

- Thuốc giãn phế quản:

  •  antihistamine
  •  Corticoid

- Dung dịch NaCl 0,9%

3.3.Chuẩn bị vật liệu

  •  Bông cồn 700
  •  Giấy thấm, bút
  •  Kim làm test (lancet, multitest, duotip)
  •  Chứng dương và chứng âm
  •  Các dị nguyên được chuẩn hóa, các loại thức ăn/thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Đồng hồ bấm thời gian
  •  Thước đo, băng dính trong
  •  Hồ sơ bệnh án.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TEST NỘI BÌ (IDR)

- Rửa tay

- Thực hiện 5 đúng

- Pha thuốc với nhiều nồng độ (chú ý nồng độ gây kích ứng da của thuốc) và lấy 0.02 ml thuốc vào bơm tiêm. Chứng âm là Nacl 0.9%.

- Bộc lộ vùng tiêm và xác định vị trí tiêm:

  •  1/3 trên mặt trước trong cẳng tay (thử phản ứng)
  •  1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay trái (tiêm vacxin BCG)

- Sát khuẩn da vùng tiêm từ trong ra ngoài (2 lần), để da khô

- Ghi tên thuốc tiêm cùng nồng độ, chứng âm (nếu thử phản ứng)

- Điều dưỡng sát khuẩn tay

- Tiến hành tiêm:

  •  Đâm kim: tay trái nắm chặt mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay người bệnh và căng da nơi tiêm. Tay phải cầm bơm tiêm, mặt vát kim tiêm ngửa lên trên.
  •  Đâm kim 1 góc 150 so với mặt da, chỉ đưa quá mặt vát của kim khoảng 2 mm để mũi kim ở trong da.
  •  Giữ kim song song với mặt da bằng cách đặt ngón tay cái bàn tay trái lên phần đầu của bơm tiêm.
  •  Dùng ngón tay cái bàn tay phải ấn pít tông. Bơm thuốc vào có cảm giác nặng tay, nơi tiêm nổi cục tương ứng với 3-4mm, sần da cam, màu da từ hồng chuyển sang màu trắng bệch.

- Quan sát người bệnh khi bơm thuốc

- Rút kim nhanh và căng da nơi tiêm, không ấn bông, không sát khuẩn lại nơi tiêm (nếu tiêm vaccin phòng bệnh).

- Giúp bệnh nhi trở về tư thế thoải mái và hướng dẫn những điều cần thiết

- Theo dõi trẻ trong và sau khi tiêm, đọc kết quả sau 20 - 30 phút

- Thu dọn dụng cụ, hủy ống tiêm dùng một lần vào thùng an toàn

- Rửa tay

- Ghi chép sổ tiêm, hồ sơ bệnh án

VI. THEO DÕI NGƯỜI BỆNH

  •  Theo bảng checklist
  •  Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện: ngừng test ngay và xử trí theo từng mức độ phản ứng

VII. XỬ TRÍ

Một số tai biến và cách xử trí:

  •  Người bệnh có thể xảy ra shock phản vệ=> cách xử trí: theo phác đồ chống shock.
  •  Khoảng cách giữa các test quá gần (<2 cm), các phản ứng bị chồng lấp (không thể nhìn thấy riêng rẽ) => Cách xử trí: làm đúng quy trình kỹ thuật.
  •  Gây chảy máu, có thể dẫn tới kết quả dương tính giả => Cách xử trí: làm đúng quy trình kỹ thuật.
  •  Dụng cụ chích không thâm nhập hết vào da, dẫn tới kết quả âm tính giả (hay gặp khi dùng dụng cụ plastic)=> Cách xử trí: làm đúng quy trình kỹ thuật.
  •  Dung dịch dị nguyên bị lan rộng khi làm test hoặc khi lau thấm dịch. Người bệnh bị chứng da vẽ nổi: không phân tích được kết quả => loại kết quả.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động bàn tay bằng Nine Hole Peg test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động của bàn tay bằng Box and Block test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật làm patch test (test da) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  806 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  701 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  618 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bé có sao không, khi xét nghiệm double test cho kết quả thế này?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Em năm nay 30 tuổi, đang mang thai bé 13 tuần. Em vừa đi làm xét nghiệm Double test, kết quả là: fb hCG 202 ng/ml, MoM 5.03; PAPP-A 3.25 mIU/ml, MoM 0.78. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG + PAPP-A + NT-tuổi) là 1:604. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG - PAPP-A-tuổi) là 1:99. Nguy cơ hội chứng Down (theo tuổi) là 1:912. Trisomy 13/18 + NT là <1:10000. Nguy cơ hội chứng Edward (T13/18) là <1:10000. Kết quả siêu âm bé lúc 13 tuần là: CRL 60 mm, NT 1.3 mm, MOM 1.02. Với 2 kết quả trên, bé của em có phát triển bình thường không ạ?

Có cần đưa bs xem kết quả NIPT rồi mới đi test đường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  422 lượt xem

Hiện em đang mang thai 24 tuần. Lần trước đi khám thai, em đã có kết quả xét nghiệm NIPT và có phiếu chỉ định test dung nạp đường vào đợt tái khám. Bây giờ, em định test đường trước rồi mang kết quả NIPT cho bác sĩ xem luôn hay là gặp bác sĩ xong, em mới đi test đường ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây