1

Kỹ thuật làm patch test (test da) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Test da để giúp xác định được các nguyên nhân gây dị ứng
  •  Test áp da (patch test): là test xác định dị nguyên gây dị ứng do tiếp xúc hoặc dị ứng chậm.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc
  •  Dị ứng thức ăn với biểu hiện tiêu hóa
  •  Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Đang có tổn thương da toàn thân, sau bình phục hội chứng SCAR 1-3 tháng, hội chứng DRESS 6 tháng.
  •  Đang dùng các thuốc chống dị ứng trong vòng 10 ngày

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Nhân viên y tế có kinh nghiệm và được tập huấn về kỹ thuật làm test.
  •  Tâm lý thoải mái.
  •  Trang phục đầy đủ và đúng theo quy định.
  •  Vệ sinh tay theo quy trình.

2. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

  •  Chào hỏi, giới thiệu tên và chức danh.
  •  Hồ sơ bệnh án.
  •  Thông báo cho bệnh nhi và gia đình bệnh nhi về kỹ thuật sắp làm (bao gồm tác dụng,tai biến và xử trí nếu có) để bệnh nhi và gia đình bệnh nhi yên tâm phối hợp.
  •  Gia đình ký giấy cam kết làm test (với thuốc/ vaccine).
  •  Kiểm tra tình trạng bệnh nhi trước khi làm test (DHST, tình trạng da).
  •  Xác định bệnh nhi đã không sử dụng các thuốc kháng histamine đường uống, bôi thuốc corticoid ít nhất trong vòng 10 ngày trước ngày làm test và dùng các thuốc an thần.
  •  Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái và dễ thao tác.

3. Chuẩn bị môi trường

3.1 Địa điểm

  • Tại bệnh phòng, phòng khám hay phòng test có đủ trang thiết bị cấp cứu.

3.2. Dụng cụ cấp cứu

  •  Bộ chống sốc
  •  Bóng, mask
  •  Bộ đặt nội khí quản
  •  Ống nội khí quản phù hợp
  •  Máy monitor
  •  Huyết áp
  •  Máy hút
  •  Ôxy
  •  ADRENALIN 1/1.000: lấy sẵn 0,01 ml/kg
  •  Thuốc giãn phế quản
  •  Antihistamine
  •  Corticoid
  •  Dung dịch NaCl 0,9%

3.3. Vật liệu

  •  Bông cồn 700
  • Giấy thấm, bút
  • Kim làm test (lancet, multitest, duotip)
  • Chứng dương và chứng âm
  • Các dị nguyên được chuẩn hóa, các loại thức ăn/thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đồng hồ bấm thời gian
  • Thước đo, băng dính trong
  •  Hồ sơ bệnh án.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PATCH TEST

- Rửa tay

- Thực hiện 5 đúng

- Bộc lộ vùng da làm test thường là vùng lưng, đánh giá tình trạng da, chọn vùng da sáng và lành không có vết thương.

- Sát khuẩn vùng da làm test bằng bông cồn 2 lần và để vùng da khô tự nhiên.

- Dùng bút đánh dấu tên và vị trí các dị nguyên trên da và miếng dán Finn Chamber.

- Đặt từng dị nguyên vào từng miếng Finn Chamber đã đánh dấu sau đó áp lên trên da của người bệnh.

- Dặn dò người bệnh những điều cần thiết: không gãi, không hoạt động mạnh để ra mồ hôi làm bong miếng dán, khi ngứa hay nóng rát tại vị trí miếng dán cần thông báo với bác sĩ.

- Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu hẹn đọc kết quả:

Đọc kết quả sau 48h (72h).

  • (-) Âm tính: không có thay đổi gì trên da
  • (+/-) Nghi ngờ: ban đỏ mờ, không rõ ràng
  • (+) Dương tính yếu: thấy rõ ban đỏ, thâm nhiễm mức độ trung bình, ít hoặc không có sẩn, không có mụn nước.
  • (++) Dương tính mạnh: thâm nhiễm sâu, nhiều sẩn, có mụn nước.
  • (+++) Dương tính rất mạnh: mụn nước thành đám, phỏng nước hoặc trợt loét. (IR) Kích ứng da: phản ứng viêm khu trú ở vùng da tiếp xúc, không thâm nhiễm, chấm xuất huyết nhỏ, mụn nhỏ.

VI. THEO DÕI NGƯỜI BỆNH

  •  Theo bảng checklist
  •  Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện: ngừng test ngay và xử trí theo từng mức độ phản ứng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động bàn tay bằng Nine Hole Peg test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động của bàn tay bằng Box and Block test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật làm test nội bì - Bộ Y Tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật test nội bì - Bộ Y Tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?
Khi Nào Cần Phẫu Thuật Cắt Dạ Dày?

Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.

Phẫu thuật răng miệng
Phẫu thuật răng miệng

Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có sao không, khi xét nghiệm double test cho kết quả thế này?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Em năm nay 30 tuổi, đang mang thai bé 13 tuần. Em vừa đi làm xét nghiệm Double test, kết quả là: fb hCG 202 ng/ml, MoM 5.03; PAPP-A 3.25 mIU/ml, MoM 0.78. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG + PAPP-A + NT-tuổi) là 1:604. Nguy cơ hội chứng Down (fb hCG - PAPP-A-tuổi) là 1:99. Nguy cơ hội chứng Down (theo tuổi) là 1:912. Trisomy 13/18 + NT là <1:10000. Nguy cơ hội chứng Edward (T13/18) là <1:10000. Kết quả siêu âm bé lúc 13 tuần là: CRL 60 mm, NT 1.3 mm, MOM 1.02. Với 2 kết quả trên, bé của em có phát triển bình thường không ạ?

Có cần đưa bs xem kết quả NIPT rồi mới đi test đường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  422 lượt xem

Hiện em đang mang thai 24 tuần. Lần trước đi khám thai, em đã có kết quả xét nghiệm NIPT và có phiếu chỉ định test dung nạp đường vào đợt tái khám. Bây giờ, em định test đường trước rồi mang kết quả NIPT cho bác sĩ xem luôn hay là gặp bác sĩ xong, em mới đi test đường ạ?

Nhờ bs tư vấn về kết quả xét nghiệm Double test
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem

Mang thai 14 tuần, em đi khám, siêu âm độ mờ da gáy là 1.2mm và làm xét nghiệm Double test, kết quả như sau: Ngưỡng nguy cơ 1:250. Nguy cơ theo tuổi mẹ 1:800. Nguy cơ theo xét nghiệm 1:71. Nguy cơ kết hợp với NT 1:465 - Kết quả: nguy cơ thấp. Nhờ bs tư vấn cho em rõ hơn với ạ?

Mang thai gần 15 tuần, quên chưa làm xét nghiệm Double test?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  662 lượt xem

Em mang thai được gần 15 tuần mà quên chưa làm xét nghiệm Double Test. Vậy, giờ em làm còn kịp không hay là đợi tuần tới làm xét nghiệm Tripple test luôn ạ?

Kết quả sàng lọc double test có gì đáng lo không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  593 lượt xem

Em làm xét nghiệm double test kết quả như sau: Ngưỡng cut off: 1: 250 Nguy cơ theo tuổi mẹ: 1: 716 Nguy cơ sinh hóa: 1: 163 Nguy cơ kết hợp: 1: 1034. Đo độ mờ da gáy: 1.1. Vậy, bác sĩ cho em hỏi kết quả xét nghiệm trên có nguy cơ gì đáng lo không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây