1

Kỹ thuật làm nẹp chậu hông - chân có nắn chỉnh - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Nẹp HKAFO (Hip Knee Ankle Foot Orthotic): là dụng cụ trợ giúp với những trường hợp người bệnh bị tổn thương từ khung chậu, tới cột sống vùng thắt lưng và ngực.
  •  Chức năng của nẹp HKAFO là trợ giúp cho người bệnh tập đi và tập đứng trong phạm vi cho phép, chống được lở loét phần lưng cũng như mông do nằm nhiều, tốt cho hệ thống tuần hoàn cũng như toàn bộ các cơ thân mình cũng như hai tay được vận động.
  •  Cấu tạo của nẹp HKAFO được bao gồm các thành phần: bao hông, bao đùi, bao cẳng chân, khớp hông, gối cơ học.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Liệt toàn bộ cũng như một nhóm cơ chi dưới, vùng bụng.
  •  Tổn thương khớp hông, và cột sống phần lưng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Yếu toàn bộ cơ thân mình.
  •  Yếu cơ chi trên.
  •  Các trường hợp có tổn thương cấp như: phù nề cấp, bề mặt da bị tổn thương nặng, dị ứng với nhựa.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên chỉnh hình.

2. Phương tiện

  •  Máy móc và dụng cụ chuyên dụng.
  •  Nguyên vật liệu và bán thành phẩm.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Bước 1. Thăm khám, lượng giá và tư vấn cho người bệnh

  •  Hỏi bệnh và thông tin người bệnh (môi trường sống, nghề nghiệp, mong muốn của người bệnh ...).
  •  Lượng giá người bệnh: thử bậc cơ, đo tầm vận động khớp.
  •  Kiểm tra độ vững chắc của khớp bằng cách khám dây chằng, khớp và cơ chi phối đặc biệt chi bên cụt.
  •  Tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng nẹp sao cho phù hợp.

- Bước 2. Bó bột tạo khuôn

  •  Chuẩn bị nước, bột thạch cao, khu vực bó bột thuận lợi và an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.
  •  Đánh dấu các điểm mốc, các điểm chịu lực và điểm tránh chịu lực, đo và ghilại kích thước số đo trước khi bó.
  •   Tiến hành Bó bột cho người bệnh, đợi bột khô và cắt tháo bột ra khỏi người bệnh.

- Bước 3. Đổ bột vào cốt âm - tạo cốt dương

  •  Đánh dấu lại các điểm mốc, hàn kín cốt và gia cố bằng băng bột trước khi đổ bột.
  •  Pha bột và đổ bột vào cốt.

- Bước 4. Sửa chỉnh cốt dương

  •  Gỡ bỏ băng bột khỏi cốt dương, đánh dấu lại các điểm mốc.
  •  Sửa chỉnh cốt dương: chỉnh sửa cốt theo người bệnh (phụ thuộc vào từng người bệnh và từng trường hợp cụ thể).

- Bước 5. Tạo cốt dương bằng phương pháp hút nhựa chân không

  •  Xác định tâm hông, gối mắt cá giải phẫu.
  •  Đo và cắt nhựa.

- Bước 6. Xác định lại tâm khớp cơ học của ba khớp (hông, gối mắt cá)

  • Uốn nẹp, cắt nhựa.

- Bước 7. Chuẩn bị cho thử

  • Mài sơ qua trước khi thử, vẽ đường viền nẹp, kiểm tra điểm tỳ đè.

- Bước 8. Hoàn thiện

  • Mài mịn đường viền nẹp, chỉnh lại tâm khớp, tán dây khoá.

VI. THEO DÕI

  •  Tiêu chí của dụng cụ tốt: dáng đi của người bệnh cân đối.
  •  Theo dõi quá trình đang điều trị tại trung tâm.

Thời gian từ 8 - 30 giờ.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

1. Tai biến và tác dụng không mong muốn

  •  Thay đổi dáng đi xấu sau thời gian sử dụng nẹp.
  •  Loét đau tại điểm tỳ đè.

2. Phương pháp xử lý

  • Chỉnh sửa, giảm chịu lực điểm tỳ đè.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật làm nẹp chậu hông - chân không nắn chỉnh - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật chỉnh hình cỗ bàn chân sau bại liệt - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật khâu bảo tồn hoặc cắt thận bán phần trong chấn thân thận - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Kỹ thuật NÚT CHẶN PENUMA điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Kỹ thuật nút chặn Penuma mới nhất từ Hàn Quốc giúp điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ

Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?
Phương pháp nào chẩn đoán thư tuyến tiền liệt chính xác hơn: MRI hay sinh thiếtung ?

Để xác nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng phổ biến hơn sinh thiết vì MRI ít xâm lấn hơn và không cần thời gian nghỉ sau thủ thuật giống như sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, các bác sĩ cũng thường sử dụng hình ảnh MRI để đưa kim sinh thiết vào chính xác khu vực đáng ngờ.

Chụp CT chẩn đoán sỏi thận có chính xác không?
Chụp CT chẩn đoán sỏi thận có chính xác không?

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT (CT scan) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của các cấu trúc bên trong cơ thể. Chụp CT được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán sỏi thận nhưng phương pháp này không phải hoàn toàn không có nhược điểm.

Chụp CT Có Thể Chẩn Đoán Chính Xác Ung Thư Thận Không?
Chụp CT Có Thể Chẩn Đoán Chính Xác Ung Thư Thận Không?

Chụp CT có thể chẩn đoán chính xác ung thư thận không? Là một trong những loại ung thư rất phổ biến và cũng giống như những bệnh ung thư khác, ung thư thận càng được phát hiện sớm thì tiên lượng sẽ càng khả quan.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cơ hội thụ thai được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  985 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  834 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây