Kỹ thuật bó bột cẳng - bàn chân làm khuôn nẹp dưới gối - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột cẳng - bàn chân là loại bột được giới hạn bởi:
- Phía trên: ở trước là cực dưới của lồi củ trước xương chày (còn gọi lồi củ chày), ở sau là dưới nếp gấp khoeo chừng 2 cm (để khi gối gấp, mép bột không gây đau cho da vùng khoeo).
- Phía dưới là khớp bàn - ngón chân.
II. CHỈ ĐỊNH
- Làm khuôn nẹp dưới gối khi người bệnh bị liệt nửa người có bàn chân rủ, bàn chân thuổng.
- Làm khuôn nẹp dưới gối nắn chỉnh các dị tật bàn chân khoèo, co rút gân cơ Achille...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh bị tổn thương xương do chấn thương.
- Người bệnh có tổn thương mạch máu, thần kinh, hoặc hội chứng chèn ép khoang.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình, bác sĩ phục hồi chức năng.
2. Phương tiện
- Một bàn nắn thông thường. Ở nơi không có điều kiện, có thể dùng bàn sắt, bàn gỗ, nhưng chân bàn phải được cố định chắc xuống sàn nhà.
- Bột thạch cao: với người lớn cần 6 - 8 cuộn, cỡ 15 cm, trẻ em thì tùy theo tuổi.
- Giấy vệ sinh, bông cuộn hoặc bít tất vải xốp mềm để lót (jersey).
- Dây rạch dọc: thường dùng một đoạn băng vải có độ dài vừa phải, vê săn lại để đảm bảo độ chắc là đủ, không cần dây chuyên dụng.
- Dao hoặc cưa rung để rạch dọc bột. Nếu dùng dao rạch bột, dao cần sắc, nhưng không nên dùng dao mũi nhọn, đề phòng lỡ tay gây vết thương cho người bệnh. Nếu dùng cưa rung để rạch bột, cần lưu ý phải chờ cho bột khô hẳn mới làm, vì cưa rung chỉ cắt đứt các vật khô cứng.
- Nước để ngâm bột: đủ về số lượng để ngâm chìm hẳn 3 - 4 cuộn bột cùng 1 lúc. Nước sử dụng ngâm bột phải được thay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và tránh hiện tượng nước có quá nhiều cặn bột ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của bột.
- Một độn gỗ kê dưới khoeo chân khi bó bột.
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện ở tư thế nằm.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng cẳng, bàn chân.
4. Hồ sơ bệnh án
- Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng cẳng, bàn chân.
- Cần ghi rõ ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra tình trạng bệnh lý và kết quả lượng giá vùng cẳng, bàn chân của người bệnh.
2. Kiểm tra người bệnh
- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa thỏa mái dễ chịu, thuận tiện để làm khuôn bột cẳng, bàn chân.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bước 1: quấn giấy vệ sinh hoặc bông độn hoặc jersey. Đặt dây rạch dọc, ở chính giữa trước cẳng bàn chân. Vùng cổ chân có nhiều mấu xương, nên độn lót nhiều hơn.
- Bước 2: rải nẹp bột và đặt nẹp bột. Dùng cuộn bột to bản xếp hình Zích-zắc, dầy 6 - 8 lớp, độ dài theo mốc đ đo. Nẹp bột đặt sau cẳng bàn chân.
- Bước 3: quấn bột
- Nên quấn bột xuất phát điểm ở vùng cổ chân, quấn kiểu xoáy trôn ốc từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên theo nẹp bột, vừa bó đến đâu vừa xoa và vuốt bột đến đó, bột sẽ liên kết tốt hơn và đẹp hơn. Khi nào thấy bột đủ dày là được.
- Quấn bột vừa tay, không miết chặt tay. Vùng trước cổ chân dễ bị căng bột, muốn bột không bị căng thì dây rạch dọc nên để chùng. Phần nẹp bột chúng ta chú ý để thừa từ trước, sẽ vê cuộn lại làm mũi đế bột cho đẹp. Sau đó băng bột bọc 1 - 2 lớp ra ngoài đế bột, xoa và vuốt chỉnh trang lần cuối.
- Bước 4: rạch dọc bột, lau chùi sạch các ngón chân.
- Bước 5: tháo khuôn bột khỏi cẳng, bàn chân và rửa vùng cẳng, bàn chân.
Thời gian 1 - 3 giờ.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi cảm giác đau, căng tức, khó chịu vùng cẳng, bàn chân của người bệnh.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Nếu người cảm thấy đau, khó chịu vùng cẳng, bàn chân.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Kỹ thuật nút chặn Penuma mới nhất từ Hàn Quốc giúp điều trị xuất tinh sớm, kéo dài thời gian quan hệ
Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
- 1 trả lời
- 1089 lượt xem
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
- Bác sĩ ơi, căng thẳng stress có gây trở ngại cho quá trình thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 963 lượt xem
- Thưa bác sĩ, cơ hội thụ thai sẽ được bao nhiêu sau thủ thuật đảo ngược triệt sản ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!
- 1 trả lời
- 1179 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1005 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!