Phẫu thuật KHX gãy hở độ I hai xương cẳng chân - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Gãy hai xương cẳng chân là loại gãy xương dài thường gặp nhất, chiếm 18% các loại gãy xương. Gãy hở độ I theo Gustilo tức là gãy xương có tổn thương phần mềm ít, rách da dưới 1cm.
II. CHỈ ĐỊNH
- Di lệch ngang quá 1/3 bề ngang thân xương.
- Gãy chéo xoắn, gãy nhiều tầng, nhiều mảnh
- Mọi di lệch xoay.
- Trục xương gấp góc trên 10o, nhất là gập góc sang bên.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương phần mềm viêm nhiễm.
- Còn rối loạn dinh dưỡng nặng: sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng.
- Có bệnh toàn thân nặng như tim mạch, đái tháo đường... cần được điều trị ổn định trước khi tiến hành phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.
2. Người bệnh và gia đình:
- Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật và các tai biến có thể gặp.
- Tắm rửa, vệ sinh, cắt móng tay, móng chân, thay băng, vệ sinh vết thương.
- Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ kết hợp xương cẳng chân
- Ga rô, đinh nội tủy, khoan xương, nẹp, vít các cỡ.
4. Hồ sơ bệnh án:
Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, ga rô gốc chi.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống.
3. Kỹ thuật tiến hành:
- Cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Đường rạch: Rạch da dọc phía ngoài mào chày chừng 1cm, dài 10 – 12cm tùy theo vị trí gãy và phương tiện kết hợp xương.
- Tránh bóc tách phần mềm và màng xương nhiều.
- Làm sạch diện gãy
- Đặt lại ổ gãy
- Phương pháp cố định: Đinh nội tủy hoặc nẹp vít.
- Bơm rửa vùng mổ
- Bỏ ga rô, cầm máu.
- Đặt 1 dẫn lưu (nếu cần)
- Đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Mạch, nhiệt độ, nhịp thở
- Tình trạng vết mổ: Chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng...
- Dùng kháng sinh 5 – 7 ngày, thuốc giảm đau sau mổ
- Rút dẫn lưu sau 48 giờ.
- Nếu kết hợp xương vững: cho cử động sớm các khớp lân cận. Tập đi có nạng sau 6 tuần, sức đè nặng lên chân đau tăng dần. Bỏ nạng sau 4 tháng, đi có gậy chống. Bỏ gậy sau phẫu thuật 6 tháng.
2. Xử trí :
- Tụ máu: Tách chỉ vết mổ, lấy máu tụ
- Nhiễm khuẩn: Tách chỉ, làm sạch, nạo viêm, lấy bỏ dụng cụ kết hợp xương (tùy mức độ nhiễm trùng)
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Phẫu thuật không phải phương pháp điều trị bước đầu cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp nếu người bệnh bị tổn thương khớp nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
Có một số vấn đề về răng miệng mà nếu mắc phải bạn sẽ cần đến phương pháp phẫu thuật.
- 1 trả lời
- 839 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 763 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 768 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 402 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 1 trả lời
- 1081 lượt xem
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!