Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày (Ăn uống/vệ sinh/thay quần áo...) - Bộ y tế 2017
I. ĐỊNH NGHĨA
Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày:là các hoạt động như mặc cởi quần áo, ăn uống, vệ sinh, tắm gội,...
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ có bất kỳ giảm chức năng, mất chức năng hoặc rối chức năng về vận động và tinh thần dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu của cuộc sống
- Bại não
- Bại liệt
- Chậm phát triển trí tuệ
- Tự kỉ
- Các dạng tàn tật khác
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ/Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, người đã được đào tạo chuyên khoa
2. Phương tiện
- Phù hợp với hoạt động sẽ dạy trẻ như: ghế tựa, bàn ăn, cốc, bát, quần áo...
3. Bệnh Nhi: Không trong giai đoạn ốm sốt
4. Phiếu điều trị
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Mục đích: Trẻ có thể thực hiện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
1. Kiểm tra hồ sơ đối chiếu chỉ định can thiệp và tên trẻ
2. Kiểm tra bệnh Nhi: Đúng tên trẻ và phiếu điều trị
3. Tư thế trẻ
- Trẻ có thể sử dụng các tư thế ngồi hoặc đứng phù hợp với hoạt động sẽ dạy trẻ (ví dụ: ngồi khi ăn; đứng khi tắm, mặc quần áo...)
- Tư thế ngồi trên ghế
- Trẻ ngồi trên ghế lưng thẳng (người hơi đưa ra trước)
- Háng gập gần 90 độ.
- Hai chân đặt vuông góc tại khớp gốc (gót chân hơi đưa vào trong so với khớp gối).
- Bàn chân đặt chắc chắn xuống sàn (hơi gập mu bàn chân).
- Đầu ở vị trí trung gian (nếu cần có thể thêm bộ phận nâng giữ đầu cổ)
- Hai tay đặt trên bàn.
-Tư thế ngồi duỗi thẳng hai chân dưới sàn:
- Trẻ ngồi trên sàn, lưng thẳng (người hơi đưa ra trước)
- Háng gập gần 900
- Hai chân duỗi thẳng
- Đầu ở vị trí trung gian (nếu cần có thể thêm bộ phận nâng giữ đầu cổ )
- Hai tay đặt trên bàn
- Nếu trẻ chưa tự ngồi: Tốt nhất cho trẻ ngồi vào ghế đặc biệt hoặc ghế góc.
- Tư thế đứng:
- Trẻ đứng thẳng, có thể bám vào đồ vật xung quanh để giữ thăng bằng khi đứng
4. Thực hiện kỹ thuật
- Chia một hoạt động cần dạy trẻ ra thành từng bước nhỏ.
- Giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó.
- Sau đó dạy trẻ từng bước một từ đầu đến cuối hoặc từ cuối lến đầu.
- Để trẻ tự tham gia bước mà nó thích nhất, ta làm nốt các bước khác.
- Khen trẻ sau mỗi bước trẻ tự làm hoặc tham gia làm.
- Khi trẻ làm tốt một bước, dạy trẻ làm thêm một bước nữa.
- Giảm dần sự trợ giúp và tăng dần sự tự lập của trẻ.
- Huấn luyện kỹ năng cởi-mặc quần áo, giày-dép
Ví dụ: Dạy trẻ hoạt động mặc áo.Chia hoạt động mặc áo thành 5 bước nhỏ.
- Bước 1: Cầm áo lên.
- Bước 2: Chui đầu qua cổ áo.
- Bước 3: Cho 1 tay vào áo.
- Bước 4: Cho tay còn lại vào.
- Bước 5: Kéo áo xuống.
Cách dạy:
- Ta sẽ nhắc và làm mẫu từ bước 1 đến bước 4, trẻ sẽ làm bước 5.
- Nếu trẻ làm được, trẻ sẽ được thưởng.
- Sau khi trẻ làm bước 5 được dễ dàng, yêu cầu trẻ làm bước 4 và bước 3 sau khi chúng ta giúp trẻ làm bước 1 và bước 2. Cuối cùng là bước 2 và bước 1.
- Sau khi trẻ làm được thành thạo các bước, trẻ sẽ bắt đầu tự mặc áo từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng.
- Người hướng dẫn có thể sẽ phải cầm tay trẻ để trợ giúp các bước.
- Huấn luyện kỹ năng vệ sinh thân thể: Đánh răng, rửa mặt, tắm gội....
- Huấn luyện kỹ năng ăn uống: Cách cầm thìa, dĩa, đũa.
- Huấn luyện kỹ năng đi vệ sinh:
- Di chuyển vào nhà vệ sinh: Kỹ năng xe lăn
- Đại, tiểu tiện và vệ sinh sau khi đại, tiểu tiện.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Buồn nôn quá mức là buồn nôn dữ dội và nôn trong suốt thai kỳ, tình trạng này ảnh hưởng lên 3% các bà mẹ tương lai.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.
Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
Khả năng sinh sản của nam giới có giảm dần theo tuổi tác?
- 1 trả lời
- 1130 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 5774 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?
- 1 trả lời
- 1811 lượt xem
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 3122 lượt xem
Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?
- 1 trả lời
- 1070 lượt xem
Em sinh bé ở bệnh viện Từ Dũ, đến nay bé đã được 17 ngày tuổi. Tuy nhiên, từ ngày về nhà đến giờ bé luôn bị khò khè. Khi uống sữa thở rất mệt mỏi, ngủ thở cũng khò khè. Cháu như vậy là bị làm sao ạ?