1

Đường nâu có thực sự an toàn cho người tiểu đường hơn đường trắng?

Mặc dù có nguồn gốc giống nhau nhưng có ý kiến cho rằng đường nâu tự nhiên và lành mạnh hơn so với đường trắng. Hiểu được sự khác biệt và ảnh hưởng của hai loại đường này đến sức khỏe là điều rất quan trọng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là khi mắc bệnh tiểu đường. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi liệu có đúng là đường nâu an toàn cho người bệnh tiểu đường hơn là đường trắng hay không.
Đường nâu có thực sự an toàn cho người tiểu đường hơn đường trắng? Đường nâu có thực sự an toàn cho người tiểu đường hơn đường trắng?

Giá trị dinh dưỡng

Vì đường nâu và đường trắng đều được làm từ mía hoặc củ cải đường nên hai loại đường này gần như giống nhau về mặt dinh dưỡng.

Đường nâu thường được sản xuất bằng cách thêm rỉ đường (rỉ mật) vào đường trắng tinh luyện, làm cho thành phẩm có màu sẫm hơn và chứa một lượng nhỏ vitamin cùng khoáng chất.

Đường nâu có lượng calo và carb thấp hơn một chút so với đường trắng.

Đường nâu cũng chứa nhiều canxi, sắt và kali hơn, mặc dù hàm lượng các chất dinh dưỡng này trong một khẩu phần đường thông thường là không đáng kể. (1)

Như vậy, đường nâu và đường trắng chỉ có sự khác biệt rất nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Cả đường nâu và đường trắng đều làm tăng lượng đường trong máu

Đường nâu và đường trắng được tạo nên chủ yếu từ sucrose hay còn gọi là đường ăn.

Tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của các loại thực phẩm được đánh giá bằng chỉ số đường huyết (glycemic index - GI). Giá trị GI của các loại thực phẩm trải dài từ 0 – 100 và GI của sucrose là 65, ở mức trung bình.

Điều này có nghĩa là cả đường nâu và đường trắng đều làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ tương đương với các loại thực phẩm như khoai tây chiên, khoai lang và bắp rang bơ.

Duy trì lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hạn chế ăn đồ chứa nhiều carb và đường sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm thiểu nguy cơ biến chứng do tiểu đường.

Nên chọn đường nâu hay đường trắng?

Đối với những người bị tiểu đường, đường nâu hoàn toàn không phải sự lựa chọn thay thế lành mạnh hơn cho đường trắng.

Một điều quan trọng để có chế độ ăn uống lành mạnh là phải hạn chế tất cả các loại đường bổ sung. Tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, béo phì và gan nhiễm mỡ.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều đường còn làm suy giảm độ nhạy insulin, có nghĩa là giảm khả năng phản ứng của các tế bào cơ thể với insulin. Insulin là hormone có vai trò điều hòa lượng đường trong máu.

Khi các tế bào không còn phản ứng tốt với insulin, đường trong máu sẽ không được vận chuyển hiệu quả vào các tế bào và điều này dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường cần cắt giảm lượng đường tiêu thụ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị giới hạn lượng đường bổ sung ở mức dưới 6 muỗng cà phê (25 gram hay 100 calo) mỗi ngày đối với phụ nữ và dưới 9 muỗng cà phê (37,5 gram hoặc 150 calo) mỗi ngày đối với nam giới. (2)

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, giảm tiêu thụ đường tối đa sẽ giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường trong máu đồng thời tăng cường sức khỏe tổng thể. Để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tóm tắt bài viết

Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về mùi vị và màu sắc nhưng đường nâu và đường trắng có thành phần dinh dưỡng rất giống nhau và đều làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Vì vậy, đường nâu không hề tốt hơn đường trắng và không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người mắc bệnh tiểu đường. Tất cả mọi người, nhất là những người bị tiểu đường nên giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng có an toàn cho người bị tiểu đường không?

Cho dù mục đích là giảm cân hay kiểm soát bệnh tiểu đường thì việc cắt giảm lượng đường vào cơ thể cũng là một điều cần thiết. Thay nước ngọt thông thường bằng nước ngọt dành cho người ăn kiêng là một cách hữu hiệu để giảm bớt lượng đường trong chế độ ăn uống. Đồ uống không calo sẽ là lựa chọn tốt hơn so với các loại có đường và có nhiều loại chất làm ngọt an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.

Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bị tiểu đường type 2 không?
Nhịn ăn gián đoạn có an toàn với người bị tiểu đường type 2 không?

Nhịn ăn gián đoạn là một phương pháp ăn kiêng trong đó người thực hiện chỉ được ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó là một khoảng thời gian ăn ít hoặc không ăn gì. Thời gian nhịn ăn có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?
Mật ong hay đường kính trắng: Chất làm ngọt nào an toàn hơn cho bệnh tiểu đường?

Các chất làm ngọt thường được thêm vào đồ ăn, thức uống như đường kính trắng và mật ong nằm gần đầu danh sách các loại thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đường kính trắng và mật ong đến lượng đường trong máu là khác nhau.

Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn
Những thực phẩm tốt cho tim mạch mà người bệnh tiểu đường type 2 nên ăn

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn quá nhiều calo hoặc chất béo sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng lâu dài, trong đó có bệnh tim mạch. Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch giúp làm giảm huyết áp, cholesterol tổng thể, LDL cholesterol (cholesterol xấu), triglyceride và lượng đường trong máu lúc đói, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?
Rượu đường erythritol có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?

Erythritol là một loại rượu đường (sugar alcohol). Mặc dù tên gọi như vậy nhưng erythritol không phải một loại đường và cũng không phải rượu. Rượu đường là nhóm chất làm ngọt ít calo được sử dụng trong nhiều loại đồ ăn, thức uống khác nhau, từ kẹo cao su cho đến nước giải khát đóng chai. Erythritol có vị ngọt gần như đường và không có calo.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây