1

Đóng lỗ rò bàng quang (trên bụng) - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Rò bàng quang là trường hợp hiếm gặp. Thường xảy ra trên Người bệnh sau phẫu thuật đường niệu dưới có mở bàng quang (BQ) hay có dẫn lưu bàng quang (DLBQ) sau mổ lấy sỏi BQ, u phì đại, xơ cứng cổ BQ, hẹp niệu đạo...).

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Trường hợp nước tiểu chảy liên tục qua lỗ rò BQ trên bụng, không tự liền được dù đã đặt sonde tiểu giảm áp lâu ngày.

III. CHÓNG CHỈ ĐINH

  •  Thường không có chống chỉ định. Người bệnh có thể chịu được cuộc mổ là có thể thực hiện
  •  Chống chỉ định trong các trường hợp có bệnh toàn thân nặng, không có khả năng gây tê, mê để mổ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 1 bác sỹ phẫu thuật, 2 người phụ mổ, một dụng cụ viên và một chạy
ngoài.

2. Người bệnh: Chuẩn bị mổ như các ca phẫu thuật khác. Vệ sinh bộ phận sinh dục, cạo
lông mu, sát khuẩn vùng bụng dưới rốn.

3. Phương tiện: bộ dụng cụ phẫu thuật có van tự động nhỏ, sonde Petzer để DLBQ khi
cần, sonde Foley, chỉ vicryl 3.0 hay 2.0, sonde dẫn lưu khoang Retzius, chỉ 1.0 đóng cân cơ, chỉ dafilon khâu da.

4. Thời gian phẫu thuật: 30 - 60 phút

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: nằm ngửa

2. Vô cảm: tê tủy sống hay mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

  •  Sát khuẩn bụng vùng mổ từ mũi ức tới khớp mu và 1/3 trên đùi
  •  Trải toan, rạch da đường giưa trên xương mu khoảng 5-10 cm theo sẹo mổ cũ qua da, cân cơ bộc lộ mặt trước BQ (chú ý phúc mạc phủ mặt trước BQ dính do mổ cũ), bộc lộ lỗ rò từ BQ ra thành bụng cắt lọc thành bàng quang chỗ lỗ rò, cắt toàn bộ đường rò ra thành bụng.
  •  Kiểm tra cổ bàng quang, tuyến tiền liệt và 2 lỗ niệu quản
  •  Bơm rửa sạch BQ, DLBQ bằng Petzer (nếu không DLBQ phải đặt sonde niệu đạo)
  •  Khâu lại BQ vicryl (1 hoặc 2 lớp).
  •  Dẫn lưu khoang Retzius
  •  Khâu treo bàng quang vào thành bụng
  •  Đóng cân cơ và da.

VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ

1. Theo dõi sau mổ

  •  Tình trạng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp
  •  Nước tiểu qua DLBQ hay qua sonde niệu đạo (tránh gập tắc sonde)
  •  Dịch chảy ra dẫn lưu khoang Retzius
  •  Tình trạng vết mổ

2. Xử trí tai biến

  •  Trong mổ có thể rách phúc mạc hay thủng ruột khi bộc lộ BQ do dính: Khâu lại, theo dõi sau mổ
  •  Chảy nước tiểu qua vết mổ, dẫn lưu Retzius: chú ý tránh gập tắc DLBQ, sonde tiểu.
  • Thay băng tránh nhiễm trùng vết mổ. Bơm rửa BQ nếu có máu cục BQ.
  •  Chảy máu tắc sonde: bơm rửa qua DLBQ hay sonde niệu đạo lấy hết máu cục, cho rửa bàng quang liên tục, dùng kháng sinh toàn thân, nâng cao thể trạng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bắc cầu động mạch mạc treo tràng trên bằng đoạn tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Đóng rò trực tràng - bàng quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm Wolf function test - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action Research Arm Test) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật ghép cơ cổ bàng quang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu là gì?

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu giúp dẫn nước tiểu trực tiếp ra khỏi bàng quang khi người bệnh không thể tự đi tiểu. Một số trường hợp cần dẫn lưu bàng quang gồm có bí tiểu (không thể tự đi tiểu), tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và sa tạng vùng chậu.

Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?
Đau bụng kinh dữ dội là do đâu và điều trị bằng cách nào?

Đau bụng kinh hay thống kinh là vấn đề mà rất nhiều phụ nữ gặp phải trong những ngày “đèn đỏ”. Mức độ của cơn đau ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ thấy hơi đau và sau 1 - 2 ngày là hết nhưng cũng có người đau đớn dữ dội đến mức không thể chịu được trong suốt nhiều ngày và cơn đau còn can thiệp vào các hoạt động sống thường nhật.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Lạc nội mạc tử cung bàng quang có những triệu chứng nào?
Lạc nội mạc tử cung bàng quang có những triệu chứng nào?

Lạc nội mạc tử cung bàng quang là một dạng hiếm gặp của lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên trong hoặc trên bề mặt của bàng quang.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên mua sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa và sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé quảng cáo ở trên mạng không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  341 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 15 ngày tuổi. Em cho bé bú sữa công thức là chủ yếu vì em rất ít sữa. Em có tham khảo trên mạng thì thấy có nhiều sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa hay sữa non hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Không biết em có nên mua cho bé dùng không ạ?

Có nên bôi kem trị mẩn đỏ trên bụng bà bầu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  348 lượt xem

Có thai được 22 tuần, em bị nổi mẩn đỏ trên bụng, rất ngứa. Đi kham ở Bệnh viện Da liễu, bs kê cho em thuốc Eudoran bôi ngoài da. Vậy, thuốc này, bà bầu có sử dụng được không ạ?

Sanh mổ lần 3 vết mổ cũ bị dính bàng quang
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  786 lượt xem

Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?

Có giữ được em bé không, khi bị động thai và đau bụng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  363 lượt xem

Mang thai được gần 6 tuần, em đi siêu âm, kết quả cho thấy có máu tụ cạnh thai 20%, bs cho thuốc uống và dặn 10 ngày sau tái khám - Nếu không thấy tim thai thì sẽ không giữ được bé. Nhưng thỉnh thoảng, em lại bị đau bụng dưới như kiểu bị động thai. Vậy, khả năng giữ được em bé có cao không ạ?

Đau căng bụng rồi hết, người nhẹ bẫng, có phải thai bị lưu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  569 lượt xem

Thấy hơi đau bụng, ra ít huyết, em đi siêu âm, bs bảo thai em được 7 tuần trong tử cung, đã có tim thai, bs cho thuốc đặt âm đạo (vì lần trước, em đã bị sảy thai tự nhiên). Đặt thuốc, sáng hôm sau thức dậy, bụng em hơi ê ê đau, căng cứng như muốn nổ tung. Tới hôm sau nữa, vẫn ê đau, nhưng đến chiều thì hết, kèm theo là mất cảm giác nghén và người thấy nhẹ bẫng luôn, không đau lưng, ra huyết gì cả. Như vậy, có phải thai bị lưu không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây