1

Đóng rò trực tràng - bàng quang - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Định nghĩa: Rò trực tràng - bàng quang là một thông thương bất thường giữa trực tràng với bàng quang, khí và phân từ trực tràng sẽ rò sang bàng quang, ngược lại nước tiểu chảy qua lỗ hậu môn.

- Nguyên nhân: Rò trực tràng - bàng quang có thể là hậu quả của:

  •  Chấn thương trong sản khoa.
  •  Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm ruột khác.
  •  Ung thư hoặc sau xạ trị bệnh lý vùng tiểu khung.
  •  Biến chứng sau p thuật liên quan đến âm đạo, tầng sinh môn, trực tràng, hậu môn...

II. CHỈ ĐỊNH

 Một số rò trực tràng - bàng quang có thể từ liền bằng cách đặt sonde bàng quang, điều trị kháng sinh, giảm nề...nhưng hầu hết cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Đường rò mủn nát, viêm nhiễm nặng...
  •  Rò do bệnh Crohn, lao...tiến triển.
  •  Toàn trạng người bệnh nặng (suy tim, phổi, sốc,..) không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hoá hoặc và phối hợp phẫu thuật viên chuyên khoa tiết niệu.

2. Người bệnh:

  • Hồ sơ bệnh án đầy đủ với các xét nghiệm cơ bản về máu và nước tiểu,..cho phép phẫu thuật.
  • Được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng (có rò phân và khí qua bàng quang, nước tiểu chảy qua lỗ hậu môn), chụp chụp cản quang bàng quang - trực tràng, kiểm tra bằng chất nhuộm xanh, nội soi bàng quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, siêu âm nội soi,...
  • Được làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân như nội soi đại trực tràng và sinh thiết trong bệnh Crohn...
  • Người bệnh được chuẩn bị đại tràng sạch trước mổ bằng thuốc tẩy ruột (fortrans,...), thụt tháo bằng nước. Sử dụng kháng sinh, truyền dịch dinh dưỡng nếu cần thiết.

3. Phương tiện: Bộ dụng cụ trung hoặc đại phẫu tuỳ thuộc mức độ phức tạp của lỗ rò.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Tư thế phụ khoa

2. Vô cảm: Tê tuỷ sống hoặc mê nội khí quản.

3. Kỹ thuật:

  • Mở bụng đường trắng giữa dưới rốn.
  • Phẫu tích vào túi cùng douglas, bóc tách trực tràng ra khỏi thành sau bàng quang, tìm đường rò.
  • Thì bàng quang: Cắt lọc lỗ rò, khâu lại 2 lớp: Niêm mạc khâu vắt, thanh cơ mũi rời. Nếu lỗ rò mủn, rộng, bàng quang viêm nhiễm thì phải dẫn lưu bàng quang phối hợp.
  • Thì trực tràng: Cắt lọc lỗ rò, khâu lại 2 lớp niêm mạc và thanh cơ. Nếu lỗ rò to, mủn thì cắt đoạn trực tràng có lỗ rò. Đại tràng chuẩn bị chưa tốt, trực tràng thành viêm dày, mủn,...phải làm hậu môn nhân tạo bảo vệ.

VI. CHĂM SÓC, THEO DÕI

  • Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hoá, tiết niệu nói chung.
  • Dùng kháng sinh metronidazole, kháng sinh đường tiết niệu như quinolon hoặc phối hợp thêm 1 loại kháng sinh khác trong 7 ngày.
  • Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
  • Lưu sonde tiểu 7 ngày, cấy nước tiểu khi có nghi ngờ nhiễm khuẩn tiết niệu.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG

  • Chảy máu trong ổ bụng: Phải mổ lại khâu cầm máu.
  • Áp xe, viêm phúc mạc do bục chỗ khâu, bục miệng nối mổ lại làm sạch ổ bụng, dẫn lưu áp xe, làm hậu môn nhân tạo.
  • Viêm phúc mạc nước tiểu do bục chỗ khâu bàng quang: Khâu lại, dẫn lưu bàng quang.
  • Tắc ruột: Nếu điều trị nội thất bại (dinh dưỡng đường tĩnh mạch, bồi phụ nước điện giải, hút sonde dạ dày...) thất bại thì phải mổ lại giải quyết nguyên nhân.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật bàng quang lộ ngoài bằng nối bàng quang với trực tràng theo kiểu Duhamel - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng đoạn hồi tràng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Đóng lỗ rò bàng quang (trên bụng) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật đóng rò niệu đạo trực tràng bẩm sinh - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Bắc cầu động mạch mạc treo tràng trên bằng đoạn tĩnh mạch hiển hoặc đoạn mạch nhân tạo - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng

Ung thư bắt đầu ở đại tràng được gọi là ung thư đại tràng và ung thư bắt đầu ở trực tràng được gọi là ung thư trực tràng. Ung thư ảnh hưởng đến một trong những cơ quan này cũng có thể được gọi là ung thư đại trực tràng.

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo: Triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung trực tràng – âm đạo là một trong những loại lạc nội mạc tử cung nghiêm trọng và gây đau đớn nhất.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sanh mổ lần 3 vết mổ cũ bị dính bàng quang
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  928 lượt xem

Em sanh mổ 2 lần. Lần 2 bị dính bàng quang. Hiện tại, em đang mang thai lần 3, được 25 tuần. Bs khám thai dặn: Từ tuần thai thứ 32 trở đi, nếu có dấu hiệu thai máy ít, đau bụng nhiều, ra ít huyết, ra nước ối ít... thì phải nhập viện ngay. Đến tuần 38, nếu vẫn chưa thấy có dấu hiệu sanh thì cũng nên nhập viện cho an toàn. Vậy, khi em có dấu hiệu chuyển dạ lần 3 thì có nguy cơ gì mà bs dặn thế ạ?

Có đúng thai phụ thường bị mất cân bằng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  874 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, nhiều lúc tôi có cảm giác người mình cứ chông chênh, đứng không vững. Bác sĩ có thể lý giải tình trạng mất cân bằng ở thai phụ giúp tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1166 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1013 lượt xem

- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!

Quầng thâm dưới mắt bé là hiện tượng gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  897 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Bác sĩ cho hỏi do đâu mà cháu bị như thế và có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này không? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây