1

Đo áp lực ổ bụng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Áp lực ổ bụng (Intra-abdominal Pressure -IAP) là áp lực ở trạng thái cân bằng động trong khoang ổ bụng, tăng lên khi hít vào, giảm khi thở ra. Bình thường IAP ở trẻ em khỏe mạnh là 0 mmHg, ở trẻ có thông khí áp lực dương là 1-8 mmHg.
  •  Tăng áp lực ổ bụng (Intra-abdominal hypertension - IAH) là khi đo được áp lực ổ bụng > 10 mmHg
  •  Áp lực tưới máu bụng (Abdominal perfusion pressure- APP) được tính bằng: huyết áp trung bình động mạch (Mean Arterial Pressure - MAP) trừ đi áp lực ổ bụng (IAP).             APP = MAP – IAP
  •  Ở người lớn giảm áp lực tưới máu ổ bụng APP 50-60 mmHg làm tăng đáng kể tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh, APP thích hợp ở trẻ em thì hiện tại vẫn chưa được xác định, tuy nhiên chỉ số này thấp hơn người lớn do huyết áp trung bình động mạch ở trẻ em thấp hơn người lớn.
  •  Áp lực bàng quang (Bladder pressure): phản ánh áp lực ổ bụng và được đo thông qua ống thông vào đường tiết niệu, đơn vị đo là mmHg.

II. CHỈ ĐỊNH

Đánh giá và theo dõi áp lực ổ bụng trong một số bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng:

  •  Giảm áp lực thành bụng trong: chấn thương và bỏng nặng, suy hô hấp cấp, phẫu thuật ổ bụng.
  •  Tăng thể tích ống tiêu hóa: liệt dạ dày - ruột, tắc ruột, bán tắc ruột.
  •  Tăng thể tích ổ bụng trong: cổ chướng/ suy gan, tràn máu/ tràn khí phúc mạc.
  •  Tái hấp thu dịch, dò vào khoảng gian bào: Toan chuyển hóa (pH<7,2), hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, tái hấp thu dịch lớn, rối loạn đông máu, bỏng hoặc chấn thương nặng, nhiễm trùng nặng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Các trường hợp chống chỉ định chung của đặt sonde tiểu: nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương dập rách niệu đạo.
  •  Áp lực ổ bụng không chính xác nếu có khối u bàng quang.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ rửa tay, mặc áo như làm thủ thuật vô khuẩn, 01 điều dưỡng phụ bác sĩ.

2. Phương tiện

  •  Đồng hồ đo áp lực hoặc thước chia vạch cm H20.
  •  Sonde foley cỡ thích hợp với từng người bệnh
  •  Khóa ba chạc.
  •  Túi chứa nước tiểu để dẫn nước tiểu.
  •  Bơm tiêm 50ml, 20ml và 30 ml
  •  Túi dịch truyền Natri Clorua 0,9%.
  •  Kẹp

3. Người bệnh

  •  Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh để hợp tác khi làm thủ thuật.
  •  Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu bằng, tư thế ngay ngắn, hai chân duỗi thẳng.
  •  Vệ sinh người bệnh tại vùng hậu môn, sinh dục.
  •  Đặt ống thông Foley dẫn lưu hết nước tiểu.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Rửa tay, sau đó sử dụng kỹ thuật vô khuẩn để kết nối hệ thống đo với nhau

- Bước 1: Kết nối hệ thống khóa ba chạc với nhau.

  •  Chạc ba thứ nhất nối một cổng với ống thông Foley và một bơm tiêm 50ml
  •  Chạc ba thứ 2 nối với chạc ba thứ nhất và một cổng nối với túi đựng 1.000ml dung dịch muối đẳng trương.
  •  Chạc ba thứ 3 nối với chạc ba thứ 2 và hệ thống đo áp lực, và túi chứa nước tiểu. Điều chỉnh để đầu của chạc ba này ở ngang mào chậu tại đường nách giữa.

- Bước 2: mở khóa thứ 1của cả 03 chạc ba để dẫn lưu hết nước tiểu ra túi. Tại chạc ba thứ 3: đóng đường dẫn túi nước tiểu và mở đường tới cổng áp lực. Tại chạc ba thứ nhất: khóa đường tới ống thông bàng quang. Tại chạc ba thứ 2 mở đường tới túi dịch muối đẳng trương.

- Bước 3: hút 50ml dịch Natriclorua 0,9% vào bơm tiêm tại chạc ba thứ 1, khóa đường tới túi dịch ở chạc ba thứ 2, mở đường tới ống thông bàng quang tại chạc ba thứ 1 rồi bơm Natriclorua 0,9% vào bàng quang với lượng 1ml/kg (tối đa là 25 ml). Thể tích của bàng quang nên giữ cố định ở các lần đo. Đóng khóa ở bơm tiêm lại, đợisau 30- 60 giây để sự thăng bằng áp lực xảy ra, theo dõi áp lực tại đồng hồ đo áp lực và ghi nhận thông số áp lực của lần đo vào cuối thì thở ra (điều này hạn chế tối đa ảnh hưởng của áp lực của phổi).

- Sau khi kết thúc việc đo áp lực ổ bụng tiến hành tháo dụng cụ như sau:

  •  Tháo đồng hồ và bộ phận đo áp lực trước khi rút ống sonde tiểu cho người bệnh.
  •  Rửa tay và đeo găng tay
  •  Sử dụng kỹ thuật sạch không chạm, tháo bộ phận đo áp lực ở chạc ba ra, nối ống sonde tiểu với túi đựng nước tiểu, bỏ bộ phận đo áp lực vào thùng chất thải thích hợp.
  •  Tháo găng tay và rửa tay

VI. THEO DÕI

  •  Thời gian và khoảng cách theo dõi áp lực ổ bụng phụ thuộc vào từng bệnh lí và người bệnh cụ thể. Thông thường IAP được đo mỗi 4 giờ và đo thường xuyên hơn nếu người bệnh có tăng IAP > 12 mmHg, hoặc người bệnh có hạ huyết áp, thiểu niệu hoặc chướng bụng.
  •  Nếu áp lực ổ bụng > 12 mmHg, cần chắc chắn kỹ thuật đo đúng và sonde tiểu không bị tắc. Khi đó cần tiến hành các biện pháp điều trị làm giảm IAP để làm giảm tỉ lệ bệnh nặng và tử vong. Tổn thương thận có thể xảy ra với mức IAP từ 10 - 15 mmHg.
  •  Nếu áp lực ổ bụng < 12 mmHg sau vài giờ theo dõi, việc đo áp lực có thể dừng nếu tình trạng lâm sàng của người bệnh được cải thiện. Người bệnh vẫn cần được theo dõi lâm sàng để phát hiện tình trạng xấu hơn.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Nhiễm trùng niệu là biến chứng có thể gặp do đặt và lưu ống thông bàng quang kéo dài, để hạn chế biến chứng này cần tuân thủ vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật và rút ngay ống thông bàng quang khi không cần theo dõi áp lục ổ bụng nữa.
  •  Chảy máu đường niệu xảy ra do kỹ thuật: chọn cỡ sonde tiểu phù hợp với trẻ và thủ thuật phải hết sức nhẹ nhàng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Khâu vết thương thành bụng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Quy trình phẫu thuật mở bụng thăm dò, lau rửa, đặt dẫn lưu - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Đóng lỗ rò bàng quang (trên bụng) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dẫn lưu nang dưới nhện nội sọ - ổ bụng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Kỹ thuật khâu phục hồi thành bụng do toác vết mổ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?
Lý do Tôi Quan Hệ Tình Dục Xong Bị Đau Bụng Là Gì?

Đau ở bụng dưới sau khi quan hệ là một vấn đề nhiều người gặp phải. Vậy vấn đề này là do nguyên nhân nào gây nên?

Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?
Tại sao cần tăng cường sức mạnh cơ lưng, bụng để thụ thai?

Dành thời gian để tập luyện vùng lưng và vùng bụng trước khi mang thai và bạn sẽ có được những lợi ích trong suốt thai kỳ và còn hơn thế nữa.

Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng

Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.

Mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có tốt không?
Mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có tốt không?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tôi mặc quần gen bụng ôm đùi trong thai kỳ có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách gì làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1037 lượt xem

-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị lên cơn nóng bừng bừng khi mang thai là sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1805 lượt xem

- Bác sĩ ơi, từ khi mang thai, có lúc tôi bị lên cơn nóng bừng bừng trong người. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Đi khám thai do đau bụng, thai 32 tuần, không biết có phải viêm phụ khoa không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1564 lượt xem

Em có vài vấn đề muốn hỏi lắm ạ. Chuyện là hôm qua em có đi khám thai do đau bụng, thai e đã 32 tuần. Nhưng thấy nhiều mom được kiểm tra não bé và kiểm tra gì nhiều lắm ở tuần 30 - 34 sao em không được bác sĩ chỉ định nhỉ, với lại em có kết quả xét nghiệm nước tiểu như này, không biết có phải bị viêm phụ khoa không ạ? Bác sĩ không cho em thuốc hay nói gì cả. Em thai IVF, bị suy giáp, thấy khó chịu ở âm đạo. Huyết áp em bình thường 120/70; em không phù, không ra dịch, lúc khám trong thì bác sĩ đưa tay vào thì có ra dịch trắng đục, còn bình thường em không ra dịch, không hôi luôn.

Làm gì để khắc phục tình trạng biếng bú, sôi bụng, phân lỏng của bé gần 3 tháng tăng cân chậm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Bé trai nhà em sinh non ở tuần thứ 36, bé nặng 2,6kg. Đến nay bé đã được gần 3 tháng nhưng chỉ nặng 5,2kg. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg, tháng thứ 2 là 1,2kg nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 400g. 15 ngày nay bé nhà em ị 4-5 lần/ngày, sôi bụng, phân lỏng có nhầy và bọt. Mẹ không ăn gì lạ. Và bé bú cũng chỉ được 10p là nhả ti, ép bú thêm là khóc. Bé nhà em phân bị như vậy có nhỏ rota được không ạ? Em bổ sung men vi sinh cho bé có được không và làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?

Vòng kinh thất thường, ra dịch nâu, đau bụng... bị bệnh gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  503 lượt xem

Em bị u xơ tử cung nên kinh nguyệt không đều - Có tháng sớm 2,3 ngày và đôi khi lại trễ 2,3 ngày. Tháng trước, em có kinh ngày 28/10 đến ngày 25/11 em ra dịch nâu, ngày hôm sau ra huyết trắng trong kèm theo ít máu, bụng hơi đau râm ran. Ngày tiếp theo em thấy ra huyết trắng trong như lòng trắng trứng gà, có khi hơi đục, không hôi... Đến ngày thứ 7 thì hết, ngực không đau, nhưng vẩn chưa có kinh lại. Em thử thai ngày 8/12 vẫn một vạch. Như thế là em có thai không hay bị bệnh gì?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây