Thay đổi thị lực khi mang thai
Thai nghén có ảnh hưởng đến thị giác của tôi không?
Có, và tình trạng này xảy ra ở 15% phụ nữ mang thai. Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi hormone, trao đổi chất, tích nước và lưu thông máu có thể ảnh hưởng đến mắt và thị lực của bạn.
Ví dụ, tích nước có thể làm tăng độ dày và độ cong của giác mạc. Đó là một thay đổi nhỏ, nhưng có thể ảnh hưởng đến việc đeo kính cũng như điều chỉnh tầm nhìn của bạn. Đây cũng là lý do khiến phẫu thuật mắt bằng laser không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai và tại sao lại không phải là thời điểm thích hợp để lắp hoặc đầu tư vào một cặp kính mới. Nếu tầm nhìn của bạn thay đổi, có thể đó chỉ là tình trạng tạm thời. Hầu hết các triệu chứng sẽ tự đảo ngược trong vài tháng sau khi sinh.
Nếu bạn đeo kính, không chắc có cần thay đổi đơn thuốc hay không, nhưng cũng có trường hợp cần làm vậy. Hầu hết phụ nữ trải qua việc thay đổi lâu dài đều thấy rằng họ bị cận nặng hơn so với trước khi mang thai. Nếu bạn nghĩ tầm nhìn của mình đã thay đổi đáng kể, hãy khám bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra.
Mang thai còn ảnh hưởng đến mắt của tôi như nào nữa?
Mắt khô và kích ứng
Mắt của bạn có thể khô hơn và khó chịu hơn nhiều trong khi mang thai (và cho đến khi bạn cho con bú sữa mẹ). Điều này, cùng với những thay đổi rất nhỏ về hình dạng và độ dày của giác mạc, có thể làm cho nó không thoải mái khi đeo kính áp tròng.
Rối loạn thị giác từ chứng đau nửa đầu
Bạn cũng có thể thấy mình bị hoa mắt hoặc nhìn không rõ. Nguyên nhân có thể là do tình trạng đau nửa đầu có triệu chứng báo trước, chứng bệnh mà một số phụ nữ lần đầu tiên gặp phải trong thai kỳ. Trong trường hợp này, tình trạng đau đầu dữ dội (thường là đau ở một bên đầu) sẽ đến sau khi xuất hiện một số triệu chứng, có thể bao gồm rối loạn thị giác như lóa mắt, nhìn thấy các đường zíc zắc, không nhìn thấy một số điểm, hoặc thậm chí mất thị lực tạm thời. Có thể có các triệu chứng báo trước mà không hề bị nhức đầu.
Bệnh về mắt
Một số phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh khác lại phát triển bệnh về mắt được gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm. Với căn bệnh này, chất lỏng sẽ tích tụ dưới võng mạc (mô nhạy cảm với ánh sáng phía sau mắt). Các lớp võng mạc sau đó tách ra và bóp méo tầm nhìn, tạo ra những điểm mù.
Tình trạng này liên quan đến hormone căng thẳng và thường phát triển vào cuối thai kỳ, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai. Tầm nhìn thường trở lại bình thường vào cuối thai kỳ hoặc trong vòng vài tháng sau khi sinh.
Thay đổi tình trạng mắt hiện tại
Mang thai cũng có thể cải thiện hoặc làm tồi tệ hơn tình trạng mắt hiện tại. Ví dụ, nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2, tình trạng mắt thường trầm trọng hơn trong thai kỳ. Hãy khám bác sĩ mắt trước khi mang thai và tái khám một lần nữa trong giai đoạn đầu thai kỳ để kiểm tra tổn thương các mạch máu trong võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường). Bạn cũng cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn trong khi mang thai và trong thời kỳ hậu sản.
Mặt khác, tăng nhãn áp đôi khi cải thiện trong thời kỳ mang thai, vì vậy bác sĩ mắt có thể giảm liều thuốc - và giảm bớt sự tiếp xúc của bé với thuốc.
Khắc phục tình trạng mắt khô trong thời kỳ mang thai?
Hỏi bác sĩ nhãn khoa về các phương pháp điều trị an toàn cho chứng mắt khô. Một số thuốc bán tự do có thể sử dụng được, nhưng các loại khác có chứa các thành phần hoạt động không an toàn trong thai kỳ. Nếu bạn đeo len, hãy thử đeo trong khoảng thời gian ngắn hơn. Nếu không được, hãy chuyển sang đeo kính cho đến khi sinh con.
Hãy nghỉ ngơi thường xuyên khi xem tivi, nhìn máy tính và điện thoại. Nhìn chằm chằm vào màn hình trong khoảng thời gian dài mà không nháy mắt thường xuyên như thường lệ có thể làm khô và gây ích ứng nặng hơn.
Những thay đổi thị lực trong thai kỳ có bao giờ gây lo ngại không?
Có, một số thay đổi tầm nhìn trong thai kỳ có thể là triệu chứng của các vấn đề tiềm ẩn nguy hiểm như huyết áp cao. Khoảng 25% phụ nữ bị tiền sản giật nặng và 50% phụ nữ bị chứng sản kinh có các triệu chứng về thị giác – những triệu chứng này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn khi các tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Các triệu chứng bao gồm thị lực mờ, không có khả năng nhìn tập trung vào một điểm, nhìn không thấy một số điểm, hoa mắt và lóa mắt.
Tôi có nên thông báo cho bác sĩ nếu thay đổi thị lực không?
Có, hãy chắc chắn để bác sĩ biết ngay nếu bạn:
- Không nhìn thấy một số điểm
- Hoa mắt
- Nhìn mờ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Mất thị lực tạm thời
- Lóa mắt
Ngoài ra cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau mắt, hoặc đỏ mắt, hoặc nếu bị sưng tấy quanh mắt – một triệu chứng khác có thể đi kèm với chứng tiền sản giật.
Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
- 1 trả lời
- 1579 lượt xem
Vào khoảng đầu tuần thứ 6, em đi siêu âm thai bằng phương pháp đầu dò thì nhịp tim thai khoảng 80l/ph - Bác sĩ bảo vậy là thai yếu, cho thuốc uống và bảo tuần sau tái khám. Khi đi tái khám, siêu âm thì không thấy tim thai, bác sĩ hẹn 3 ngày sau đến kiểm tra lại để biết kết quả chính xác. Em không có biểu hiện đau bụng hay xuất huyết. Vậy là sao ạ?
- 1 trả lời
- 1671 lượt xem
Mang thai 39 tuần, em đi khám thai và khám trong âm đạo thì kết quả là ít ối, tử cung hở ngoài, chưa có dấu hiệu sinh. Khám xong về nhà, mỗi lần đi tiểu em bị rát và thấy ra ít máu, không đau bụng. Như vậy, có phải là do khám trong bị tổn thương không ạ?
- 1 trả lời
- 1554 lượt xem
Mang thai 25 tuần, em bị u nang buồng trứng trái (kích thước 3x3cm). Gần đây, em bị đau quặn bụng dưới, đi khám, bs kết luận bị nhau bám thấp nhóm 3, có nguy cơ chuyển sang nhau tiền đạo. Bs không nói nguyên nhân gì, chỉ cho thuốc sắt và canxi về uống, hẹn 4 tuần sau tái khám. Nhưng 2 ngày nay, em lại đau bụng. Vậy, em có nên đi khám luôn hay chờ đến ngày hẹn mới tái khám ạ?
- 1 trả lời
- 5458 lượt xem
Cuối tháng trước, đang mang thai khoảng 7 tuần, em bị động thai nhẹ, đi khám, kết quả: có túi thai, bờ đều, chưa thấy yolksac và phôi thai. Cdtt: 13x6 mm. Buồng trứng bình thường. Em đặt thuốc theo toa bs kê trong 10 ngày. Hôm qua, thấy ra ít huyết nâu, em đi khám, bs nói: lòng tử cung có túi thai bờ đều, cdtt: 33 mm. Không có phôi và tim thai. Em định chờ thêm cho đủ 10 tuần, sẽ lên Bv Phụ sản tuyến trên khám, có được không ạ?
- 1 trả lời
- 911 lượt xem
Em mang thai lần đầu được gần 8 tuần. Hôm qua, đi khám, bác sĩ nói thai em phát triển bình thường, hơi thiếu ối. Hôm nay, lại thấy ra chút dịch màu nâu, em lo quá - Liệu thai em có sao không ạ?